Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế đến thƣơng mại. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng phổ biến là mô hình cân bằng tổng thể hoặc cân bằng bộ phận, cùng với mô hình trọng lực ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy hội nhập kinh tế có tác động thúc đẩy mạnh mẽ tới thƣơng mại của các nƣớc thành viên. Dòng thƣơng mại bị tác động bởi các yếu tố nhƣ quy mô của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, dân số, các yếu tố tƣơng đồng về địa lý, văn hóa.
Ở Việt Nam gần đây cũng có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập thƣơng mại đến nền kinh tế nói chung, phúc lợi xã hội, thƣơng mại, đầu tƣ, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO). Bên cạnh các đánh giá định tính, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng các phƣơng pháp định lƣợng, trong đó phổ biến nhất là phƣơng pháp Cân bằng Tổng thể Khả tính (CGE), Mô hình Thƣơng mại Toàn cầu (GTAP) và gần đây là Mô hình Trọng lực. Các nghiên cứu đều chỉ ra những tác động tích cực của hội nhập tới thƣơng mại.
Tuy nhiên, các đánh giá về tác động hội nhập vùng của Việt Nam còn hạn chế, nhất là đánh giá tác động của hội nhập vùng tới ngành thƣơng mại nói chung, và thƣơng mại ngành đồ gỗ nói riêng còn hạn chế. Do vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá tác động của một số hội nhập vùng tới thƣơng mại trong ngành đồ gỗ của Việt Nam.