Theo số liệu tại nghiên cứu “Lập bản đồ các bên liên quan cho FLEGT/VPA tại Việt Nam” (Forest Trend, 11/2011), trong giai đoạn 2000- 2009, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành đồ gỗ đã tăng từ 741 doanh nghiệp năm 2000 lên 1.710 vào năm 2005 và 3.098 doanh nghiệp vào năm 2009, với tốc độ tăng trƣởng trung bình là 18%/năm. Theo Cục chế biến, thƣơng mại nông lâm thủy sản và nghề muối - Bộ NN và PTNN, tính đến tháng 6/2013, Việt Nam có khoảng 3.900 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ.
Hình 3.1:Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ “Lập bản đồ các bên liên quan cho FLEGT/VPA tại Việt Nam” của Forest Trend và Số liệu Bộ NNPTNT
Một số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp trong ngành gỗ có thể kể tới bao gồm : (i)Sự cải thiện của môi trƣờng kinh doanh nói chung và đối với ngành gỗ nói riêng ; (ii) Mức độ hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam thông qua các FTA, cho phép đồ gỗ Việt Nam tiếp cận các thị trƣờng lớn với thuế quan thấp hơn, tạo điều kiện tăng hiệu quả xuất khẩu sản phẩm gỗ. Từ đó thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp trong
ngành ; (iii) Mức độ gia tăng của đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam (để tận dụng các cơ hội hội nhập; riêng đối với trƣờng hợp của đầu tƣ Trung Quốc từ khoảng sau 2006 thì có một phần lý do là chuyển dịch sản xuất nhằm đối phó với thuế chống bán phá giá đối với đồ gỗ phòng ngủ Trung Quốc tại thị trƣờng Mỹ); (iv) Sự tăng trƣởng đáng kể của quy mô thị trƣờng nội địa, đặc biệt trong giai đoạn thị trƣờng bất động sản phát triển nóng, kéo theo các nhu cầu về đồ gỗ nội thất; (v) sự phát triển nóng về nhu cầu đối với một số sản phẩm gỗ (ví dụ nhu cầu dăm gỗ của Trung Quốc bùng nổ trong vài năm trở lại đây).8
Với tốc độ phát triển bình quân 2 con số liên tục nhiều năm (năm 2013 là 19% với 5,7 tỷ USD), năm 2014 là 6,23 tỷ USD, chỉ tiêu đạt kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2020 của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam là điều khả thi.
Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam (2006-2014)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ngành hàng chế biến gỗ có năng suất lao động khá cao, mỗi lao động tạo ra 18.300USD/năm, so với 13.900USD/lao động/năm ngành giày dép, 8.900USD/lao động/năm ngành thủy sản và 7.100USD/lao động/năm ngành dệt may. Điều đáng nói, sự phát triển của ngành hàng này kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ nhƣ keo dán gỗ, dầu màu, vật liệu kim khí, bao bì và chèn lót, giấy nhám với doanh số hàng năm trên 1,7 tỷ USD (nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 30%)9
Các doanh nghiệp chế biến gỗ đa phần có quy mô nhỏ. Theo Báo cáo Quy hoạnh ngành chế biến gỗ 6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 46% doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô siêu nhỏ; 49% có quy mô nhỏ, 1,7% quy mô vừa và 2,5% có quy mô lớn nếu phân theo số lao động. Theo vốn đầu tƣ, các tỷ này lần lƣợt là 93% quy mô nhỏ và siêu nhỏ, 5,5% quy mô vừa vả chỉ có 1,2% số doanh nghiệp có quy mô lớn. Theo nguồn gốc vốn, thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc, 95% còn lại thuộc khu vực tƣ nhân, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI chiếm 16%.
Chỉ có khoảng 20% tổng số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp, nhóm còn lại hoặc phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, hoặc là tập trung ở thị trƣờng nội địa (Báo cáo “Lập bản đồ các bên liên quan lần đầu cho FLEGT VPA ở Việt Nam”, Forest Trend 11/2011).
Nhóm xuất khẩu trực tiếp tập trung phần lớn các doanh nghiệp gỗ có quy mô trung bình và lớn trong ngành. Trong đó, 57% là doanh nghiệp có vốn FDI. Nhóm nay đƣợc chia thành hai nhóm nhỏ hơn: nhóm một có khả năng tiếp cận thị trƣờng EU và Hoa Kỳ, nhóm hai chủ yếu tiếp cận thị trƣờng châu Á. Nhóm một chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ngoại thất, và một tỷ lệ nhỏ là nội thất, đặc biệt trong một vài năm gần đây khi đồ gỗ nội thất Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá ở Hoa Kỳ.
Nhóm các doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp (chiếm khoảng 80%) bao gồm các doanh nghiệp gia công lại cho doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp sản xuất để tiêu thụ nội địa.
Hình 3.3: Phân bố doanh nghiệp ngành chế biến gỗ theo sản phẩm chủ yếu (năm 2008)
Nguồn: Lập Bản Ðồ Các Bên Liên Quan Lần Ðầu Cho FLEGT VPA Ở Việt Nam, Tô Xuân Phúc và Nguyễn Tôn Quyền, 2011
Về nguồn cung gỗ nguyên liệu
Về tổng thể, nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ Việt Nam chủ yếu từ hai nguồn cơ bản: nguồn nguyên liệu gỗ trong nƣớc (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
Hình 3.4: Tổng cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ và nguồn cung
Nguồn: Bộ NN và PTNT
Có thể thấy nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất phần lớn đến từ nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, nguồn gỗ trong nƣớc đang có xu hƣớng ngày càng tăng, đóng góp nhiều hơn vào tổng nhu cầu gỗ sản xuất từ nay đến 2020.
Về nguồn gỗ trong nƣớc, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năm 2012, tổng diện tích rừng là 13,52 triệu ha, gồm 10,29 triệu ha rừng tự nhiên và 3,23 triệu ha rừng trồng.
Tổng diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất (cho phép khai thác) khoảng 4 triệu ha, với tổng sản lƣợng khai thác tối đa hàng năm khoảng 400.000 m3 gỗ, chủ yếu sử dụng ở trong nƣớc. Tuy nhiên, theo quyết định của Chính phủ thì từ năm 2008, sản lƣợng khai thác từ rừng tự nhiên tối đa không quá 150.000 m3/năm và kể từ năm 2014 đóng cửa rừng tự nhiên. Do đó, hiện trữ lƣợng gỗ nguyên liệu từ rừng tự nhiên coi nhƣ không đƣợc tính đến, và nguồn nguyên liệu gỗ nội địa hiện chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng.
Theo thống kê thì diện tích gỗ rừng trồng hiện vào khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lƣợng gỗ đạt khoảng 60 triệu m3. Sản lƣợng gỗ rừng trồng đƣợc khai thác đạt trên khoảng 5 triệu m3/năm, tuy nhiên gỗ rừng trồng hiện chủ yếu là keo và bạch đàn (loại gỗ đƣợc khai thác ở độ tuổi từ 6-10 năm, đƣờng kính nhỏ, chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu).
Bảng 3.10: Diện tích trồng rừng của Việt Nam qua các năm Năm Diện tích (ha) Năm Diện tích (ha)
2000 196.000 2007 13.505.000 2001 191.000 2008 1.305.000 2002 387.000 2009 1.705.000 2003 577.000 2010 1.948.000 2004 759.000 2011 2.200.000 2005 913.000 2012 2.600.000 2006 1.122.000 2013 3.200.000
Nguồn: Tập hợp từ chiến lược phát triển lâm nghiệp và báo cáo của Bộ NN và PTNT
Bảng 3.11: Diễn biến diện tích rừng trồng tập trung và sản lƣợng gỗ khai thác, 2009-2013 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ tăng trung bình (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Diện tích rừng trồng tập trung 243 5,9 252,5 3,9 212 -16 187 - 11,8 205,1 9,7 -1,7 Sản lƣợng gỗ khai thác 3766,7 5,7 4042,6 7,3 4692 16,9 5251 3 5608 6,8 7,9
Đáng chú ý là trong khi nhiều doanh nghiệp ngành chế biến gỗ có thể sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu, một số doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng trong nƣớc, ví dụ nhƣ các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ. Sự hạn chế trong nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nƣớc cũng nhƣ sự bất hợp lý trong phân bổ địa lý của các doanh nghiệp trong so sánh với vùng nguyên liệu đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp này.
Về nguồn gỗ nhập khẩu, theo thống kê, ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện phụ thuộc tƣơng đối vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Thực tế là tỷ trọng giữa gỗ nguyên liệu đƣợc khai thác trong nƣớc và gỗ nguyên liệu nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn trong hơn một thập kỷ qua. Trƣớc những năm 2000, lƣợng gỗ nguyên liệu trong nƣớc chiếm tỷ trọng rất lớn và chủ yếu là gỗ đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên trong nƣớc. Trong những năm sau đó, lƣợng gỗ nguyên liệu khai thác trong nƣớc cho công nghiệp chế biến bắt đầu giảm, chiếm khoảng 60-70% tổng nguyên liệu sử dụng. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, theo VIFORES tình hình này bắt đầu đƣợc cải thiện, với tỷ lệ gỗ nguyên liệu trong nƣớc ngày càng tăng. Năm 2013, gỗ nhập khẩu chỉ chiếm 40% tổng số gỗ sử dụng của ngành (4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu so với tổng 17 triệu m3 sử dụng). Sáu tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này chỉ còn là 30%.
Về loại gỗ, gỗ nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu là loại có giá trị cao, chất lƣợng tốt, và vì vậy cũng đƣợc sử dụng phần lớn để chế biến đồ gỗ xuất khẩu (khoảng 65-75% tùy loại). Phần gỗ nguyên liệu nội địa tham gia phục vụ xuất khẩu chỉ ở mức thấp (khoảng 20-23% tùy loại) do chất lƣợng hạn chế.
Bảng 3.12: Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa
Nguồn nguyên liệu
Sản phẩm tiêu thụ Nội địa Xuất
khẩu Tổng
1. Gỗ nhập khẩu 33.4% 66.60% 100%
- Gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu 2.27% 77.30% 100% - Ván nhân tạo các loại nhập khẩu
2. Gỗ trong nƣớc
- Gỗ rừng trồng, gỗ vƣờn, gỗ cao su,... 66.60% 22.70% 100% - Ván nhân tạo các loại sản xuất nội địa 77.30% 22.70% 100%
Nguồn: Đánh Giá Tình Hình Khai Thác Gỗ Và Lâm Sản Khác - Đầu Ra Cho Sản Phẩm Lâm Sản Việt Nam, Nguyễn Tôn Quyền, 2014
Bảng 3.13: Thị trƣờng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam năm 2013
ĐVT: Nghìn USD Thị trƣờng Năm 2013 So năm 2012 (%) Thị trƣờng Năm 2013 So năm 2012 (%) Lào 458.886 60,68 Hàn Quốc 12.972 159,54 Hoa Kỳ 220.035 11,84 Đài Loan 12.489 4,85 Malaysia 91.820 2,51 Pháp 10.565 129,63 Thái Lan 78.108 -9,42 Italia 8.147 67,57 Myanmar 65.964 30,69 Thụy Điển 7.154 3,07 New Zealand 65.084 4,18 Trung Quốc 6.740 -96,64 Campuchia 48.580 70,09 Australia 6.528 -9,15 Chile 38.113 20,15 Nhật Bản 5.941 3,38 Brazil 22.792 -11,96 Nga 5.762 41,79
Đức 19.690 82,3 Canada 4.824 -23,59 Indonesia 16.970 -34,55 Achentina 4.188 56,8 Phần Lan 15.807 14,11 Nam Phi 3.109 -0,02
Anh 981 48,42
Nguồn: Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính
Bảng 3.14: Các thị trƣờng cung cấp và loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam
Thị trƣờng Loại gỗ nhập khẩu vào Việt Nam
Các nƣớc Đông Nam Á Gỗ lớn, gỗ cứng từ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng và ván nhân tạo
Các nƣớc thuộc châu Đại
Dƣơng Gỗ rừng trồng (keo, bạch đàn)
Các nƣớc thuộc châu Phi Gỗ rừng trồng (bạch đàn), gỗ rừng tự nhiên Các nƣớc Nam Mỹ Gỗ bạch đàn từ rừng trồng
Bắc Mỹ Gỗ chất lƣợng cao (sồi, anh đào) Trung Quốc Các loại ván nhân tạo
Nguồn: Đánh Giá Tình Hình Khai Thác Gỗ Và Lâm Sản Khác - Đầu Ra Cho Sản Phẩm Lâm Sản Việt Nam, Nguyễn Tôn Quyền, 2014