Các nghiên cứu liên quan đến ngành đồ gỗ của ViệtNam

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập khu vực ASEAN +3 đến thương mại đồ gỗ việt nam bằng chứng thực nghiệm qua mô hình trọng lực (Trang 29)

MUTRAP (2014), với sự phối hợp của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố Báo cáo Nghiên cứu chiến lƣợc phát triển ngành chế biến gỗ. Nghiên cứu đã đƣa ra cái nhìn tổng quan và định hƣớng phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam, cũng nhƣ đƣa ra một số khuyến nghị phƣơng án đàm phán trong FTA Việt Nam – EU liên quan tới sản phảm gỗ chế biến. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam là ngành có nhiều triển vọng phát triển, cả trong định hƣớng xuất khẩu lẫn tiêu dùng nội địa. Quy mô thị trƣờng nội địa đang mở rộng theo sự gia tăng thu nhập của ngƣời dân. Thị trƣờng xuất khẩu đã ổn định trở lại sau khủng hoảng và tiếp tục hứa hẹn một giai đoạn tăng trƣởng mới, đặc biệt với các sản phẩm mới từ lâm sản ngoài gỗ.

MUTRAP III, (2013) sử dụng nhiều phƣơng pháp để đánh giá tác động của các FTAs đến kinh tế Việt Nam, trong đó có phân tích cấp ngành dựa trên các chỉ số tiềm năng GR, RCA, vv đã cho thấy tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vào các đối tác FTA khác nhau rất tƣơng đồng nhƣng không giống nhau.

Với ngành đồ gỗ, các FTA đƣợc coi là lợi ích tổng hợp đối với ngành. Thƣơng mại với Nhật Bản đƣợc coi là một cơ hội, nhƣng ACFTA với Trung Quốc lại ít đƣợc ƣa thích. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngành đồ gỗ có tiềm năng có thể mở rộng. Tuy nhiên, cần lƣu ý các chứng chỉ xác nhận nguồn v.v... Các hóa chất trong ngành này cũng đang đƣợc giám sát ở các thị trƣờng nhập khẩu. MUTRAP cũng đƣa ra các thách thức cho ngành này, ví dụ nhƣ phải đối mặt với hạn chế tài chính trong nƣớc và thị trƣờng lao động có kỹ năng, cũng nhƣ là cạnh tranh quốc tế khi mà mức thuế đang giảm dần.

Huỳnh Thị Thu Sƣơng (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác trong chuối cung ứng đồ gỗ của Việt Nam. Tác giả dùng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận với các chuyên gia để đƣa ra bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lƣợng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 6 nhân tố có tác động nhất định đến hợp tác chuỗi cung ứng, gồm: quyền lực, sự thân quen, tín nhiệm, tần suất, văn hóa và chiến lƣợc.

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập khu vực ASEAN +3 đến thương mại đồ gỗ việt nam bằng chứng thực nghiệm qua mô hình trọng lực (Trang 29)