Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN Nhật Bản (AJCEP)

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập khu vực ASEAN +3 đến thương mại đồ gỗ việt nam bằng chứng thực nghiệm qua mô hình trọng lực (Trang 58)

AJCEP bắt đầu đàm phán vào tháng 4 năm 2005, là một FTA toàn diện với những quy định kinh tế ở mức độ sâu. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 2008 hiệp định đƣợc ký kết giữa ASEAN và Nhật và có hiệu lực vào tháng 12 năm 2008. Đến tháng 6 năm 2010, Nhật Bản, Singapore, Lào, Việt Nam, Myanmar, Brunei và Malaysia đã phê chuẩn hiệp định. Vào năm 2009, Việt Nam và Nhật Bản ký một hiệp định đối tác kinh tế riêng, thời điểm mà Nhật Bản đang rất quan tâm thúc đẩy cơ chế song phƣơng, ngay cả thông qua khuôn khổ khu vực.

AJCEP đối với nhiều chƣơng, vẫn chủ yếu trong giai đoạn đàm phán. Khi hoàn tất, Hiệp định sẽ bao gồm nhiều những vấn đề quan trọng nhất liên quan tới hội nhập kinh tế, một chƣơng về giảm thuế, một chƣơng về thƣơng mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại, giải quyết tranh chấp, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ và quyền sở hữu trí tuệ.

Về Lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể, Hiệp định quy định6: - Danh mục NT:

• Nhật Bản: Gồm 92% số dòng thuế và giá trị thƣơng mại, trong đó 88% số dòng thuế đạt 0% vào năm 2007 và 90% số dòng thuế đạt 0% vào 2013;

• ASEAN-6: 90% số dòng thuế đạt 0% vào 2013, căn cứ vào cam kết EPA song phƣơng;

• Việt Nam: 90% số dòng thuế đạt 0% trong 15 năm (2023).

- Danh mục SL: Thuế cuối cùng 5% vào 2018 (xác định theo các cam kết EPA song phƣơng).

- Danh mục HSL: Thuế cuối cùng 50% (xác định theo các cam kết EPA song phƣơng).

- Danh mục loại trừ: Không cam kết giảm thuế (Chiếm 1% số dòng thuế) (xác định theo các cam kết EPA song phƣơng).

Thƣơng mại hàng hóa: cắt giảm thuế hoặc loại bỏ (áp dụng một hệ

thống nhƣợng bộ chung trong đó việc cắt giảm và loại bỏ thuế giữa Nhật bản và các nƣớc ASEAN đƣợc áp dụng nhƣ nhau đối với mỗi quốc gia ký kết), tự vệ, thủ tục hải quan v.v.. Trong 10 năm, thuế quan đối với 93% hàng nhập khẩu từ ASEAN vào Nhật sẽ đƣợc loại bỏ, trong vòng 10 năm, 50% nhập khẩu từ Nhật Bản vào ASEAN sẽ đƣợc cắt giảm bởi 6 nƣớc ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore and Thái Lan).

Quy tắc xuất xứ: Chứng nhận xuất xứ (áp dụng một quy định chung về quy tắc xuất xứ đối với các quốc gia ký kết và điều chỉnh tổng hợp các quy định về xuất xứ ở Nhật Bản và các nƣớc ASEAN (cho phép các linh kiện và sản phẩm bán thành phẩm, .v.v. sản phẩm chế biến và các nƣớc ký kết khác đƣợc coi là sản xuất nội địa), vấn đề cấp chứng nhận xuất xứ ...

Các biện pháp kiểm dịch động, thực vật: Hiệp định SPS đã khẳng định quyền và nghĩa vụ liên quan tới các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Một tiểu ban sẽ đƣợc thành lập để trao đổi thông tin và thúc đẩy hợp tác...

Tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá tuân chuẩn: Tiêu chuẩn tự nguyện,

tiêu chuẩn bắt buộc, các thủ tục đánh giá tuân chuẩn không đƣợc tạo ra những rào cản không cần thiết cho thƣơng mại.

3.2. Thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam

Nếu nhƣ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ lần đầu tiên vƣợt mốc 1 tỷ USD, thì đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã chạm mức 6,23 tỷ USD (riêng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD). Tốc độ

tăng trƣởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ giai đoạn 2004-2014 bình quân từ 15 đến 18,3%/ năm. Năm 2014, các thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia… Riêng hai thị trƣờng Hoa Kỳ và Nhật Bản kim ngạch xuất khẩu đã chiếm xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (trong đó, thị trƣờng Hoa Kỳ đạt 2,235 tỷ USD, Nhật Bản là 952 triệu USD).7

Báo cáo “Công nghiệp nhẹ Việt Nam: Tạo việc làm và triển vọng nền kinh tế thu nhập trung bình” của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, đây là ngành có tiềm năng lớn, học hỏi nhanh, có năng lực cạnh tranh quốc tế, thị trƣờng lớn và đa dạng. Năm 2014, ngành gỗ nằm trong 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với tỷ trọng trong tổng xuất khẩu là 4,1%.

Bảng 3.9: Tỷ trọng 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2014

Xếp hạng 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất Tỷ trọng trong tổng XK (%)

I Điện thoại các loại và linh kiện 15,7

II Hàng dệt, may 13,9

III Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 7,6

IV Giày dép các loại 6,9

V Hàng thủy sản 5,2

VI Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 4,9

VII Dầu thô 4,8

VIII Gỗ và sản phẩm gỗ 4,1

IX Phƣơng tiện vận tải và phụ tùng 3,8

X Cà phê 2,4

XI Gạo 2,0

Nguồn:Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam 2014

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập khu vực ASEAN +3 đến thương mại đồ gỗ việt nam bằng chứng thực nghiệm qua mô hình trọng lực (Trang 58)