Nhóm nghiên cứu (N3):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp B ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 36)

Bệnh nhân suy thận mạn tính do viêm cầu thận mạn tính đang LMCK có thời gian lọc máu ≥ 3 tháng, đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân suy thận mạn LMCK không phải do bệnh cầu thận tiên phát: Bệnh cầu thận do đái tháo đường, bệnh nang thận, bệnh thận do THA, bệnh thận do lupus đỏ hệ thống, bệnh nhân nhiễm trùng tiểu.

- Bệnh nhân có thời gian LMCK < 3 tháng.

- Bệnh nhân không thể thực hiện đủ các yêu cầu trong nghiên cứu như không làm được siêu âm tim do bất kỳ nguyên nhân.

- Bệnh nhân mắc các bệnh lý đi kèm gây tăng nồng độ BNP huyết tương (thuyên tắc phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, suy thận…) [131] và/hoặc đang sử dụng thuốc điều trị làm ảnh hưởng nồng độ BNP huyết tương (thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển…).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang có đối chứng.

2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện.

2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Địa điểm: nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Thận- thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.

Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 08 năm 2011 đến tháng 08 năm 2013.

2.2.4. Các thông số thu thập trong nghiên cứu2.2.4.1. Nhóm chứng thường (n1) 2.2.4.1. Nhóm chứng thường (n1)

* Hỏi tiền sử sức khoẻ, bệnh tật. * Khám lâm sàng:

+ Đo mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể (BMI). + Khám các cơ quan: Tim mạch, hô hấp, tiêu hoá.

* Xét nghiệm cận lâm sàng:

+ Công thức máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, hematocrit, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu.

+ Sinh hoá máu (lúc đói): Urê, Creatinine, Cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C

+ Xét nghiệm BNP

* Siêu âm tim: Bệnh nhân được nghỉ 30 phút trước khi siêu âm.

2.2.4.2. Nhóm chứng suy tim (n2)

* Hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh tật. * Khám lâm sàng:

+ Đo mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể (BMI). + Khám tim mạch: Ghi nhận các dấu hiệu suy tim, đánh giá mức độ suy tim theo tiêu chuẩn NYHA.

+ Khám các cơ quan: Tiêu hoá, hô hấp… * Xét nghiệm cận lâm sàng:

+ Công thức máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, hematocrit, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu.

+ Sinh hoá máu: Urê, Creatinine, Cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C + Xét nghiệm BNP

Cách lấy máu: Lấu máu xét nghiệm ngay thời điểm bệnh nhân nhập viện. + Chụp X quang tim phổi thẳng

+ Siêu âm tim.

2.2.4.3. Nhóm lọc máu chu kỳ (n3)

* Ngày 1: Ngày trước ngày lọc máu lấy xét nghiệm nghiên cứu: + Hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh tật, thời gian đã lọc máu.

+ Khám lâm sàng:

- Đo mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số huyết áp trung bình (HATB) được tính theo công thức:

HATB = (HATTh + 2 HATTr)/ 3

(HATTh: Huyết áp tâm thu, HATTr: Huyết áp tâm trương)

- Khám tim mạch: Ghi nhận các dấu hiệu suy tim, đánh giá mức độ suy tim theo tiêu chuẩn NYHA (với bệnh nhân được chẩn đoán suy tim).

- Khám các cơ quan: Tiêu hoá, hô hấp, thần kinh… + Siêu âm tim.

+ Chụp X quang tim phổi.

* Ngày 2: Ngày lọc máu (với màng lọc sử dụng lần đầu) + Khám lâm sàng:

Trước lọc máu:

- Đo mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, cân nặng. - Khám lâm sàng trước lọc theo quy trình.

Sau lọc máu:

- Đo mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, cân nặng. - Khám lâm sàng sau lọc theo quy trình.

+ Xét nghiệm cận lâm sàng:

Trước lọc máu: Lấy máu ngay trước lọc máu (kim động mạch), xét nghiệm: - Công thức máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, hematocrit, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu.

- Sinh hoá máu: Urê, Creatinine, Cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C, CRP, albumin, Na+, K+.

- Xét nghiệm BNP

+ Sau lọc máu: Lấy máu theo phương pháp dòng chậm. Xét nghiệm: - Sinh hoá máu: Urê, Creatinine, Na+, K+.

- Xét nghiệm BNP (có 61 bệnh nhân được xét nghiệm BNP sau lọc)

2.2.4.4. Xét nghiệm BNP

* Cách bảo quản mẫu xét nghiệm BNP

Lấy 2ml máu tĩnh mạch chứa trong ống nghiệm plastic có chứa sẵn chất chống đông EDTA. Không để ở nhiệt độ phòng (18- 250 C) quá 4 giờ. Sau đó máu được quay li tâm và tách huyết thanh làm xét nghiệm, trong trường hợp lưu trữ trong tủ lạnh 2- 80 C không quá 24 giờ. Nếu bảo quản ở nhiệt độ -20oC thì lưu mẫu trong vòng 90 ngày.

* Phương pháp định lượng BNP: Bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang vi hạt CMIA (chemiluminescent micropartical immmunoassay) thực

hiện trên máy sinh hóa miễn dịch tự động ARCHITECT i 2000SR (hãng Abbott, USA) tại phòng xét nghiệm sinh hóa khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ. Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang vi hạt, gồm 2 bước:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp B ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w