Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp B ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 33)

- Chuyển hoá BNP

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu trên bệnh nhân suy tim không có suy thận.

+ Một số nghiên cứu giá trị của BNP trong suy tim và hội chứng vành cấp

- Nghiên cứu của Trần Thuỳ Ngân (2004) Khảo sát nồng độ Brain natriuretic pedtide trên nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao suy tim ghi nhận nồng độ BNP ở bệnh nhân suy tim cao hơn ở người bình thường và có mối tương quan thuận với phân loại NYHA [8].

- Nghiên cứu của Phan Thanh Nhung (2009) Nghiên cứu nồng độ B-type natriuretic peptide huyết tương của bệnh nhân trưởng thành suy tim mạn tính cho kết quả nồng độ BNP huyết tương tăng theo mức độ suy tim [9].

- Nghiên cứu của Phạm Thanh Phong, Đỗ Doãn Lợi (2010), khảo sát nồng độ BNP huyết tương ở các bệnh nhân suy tim ghi nhận giá trị của BNP trong gợi ý chẩn đoán suy tim 205 pg/ml với độ nhạy 92%, độ đặc hiệu 90 %, giá trị dự báo dương tính 96%, giá trị dự báo âm tính 81%, AUC = 0,97 [10].

- Nghiên cứu của tác giả Trần Hòa, Đặng Vạn Phước (2010) về mối tương quan giữa động học nồng độ peptide bài natri niệu type B (BNP) và tử vong trong tiên lượng gần hội chứng mạch vành cấp [4].

- Tác giả Hoàng Anh Tiến (2010) nghiên cứu vai trò của NT-ProBNP huyết tương và luân phiên sóng T điện tâm đồ trong tiên lượng bệnh nhân suy tim” ghi nhận NT-ProBNP có giá trị trong tiên lượng khả năng suy tim ( điểm cắt 108 pg/ml) và tử vong do tim mạch ( với ngưỡng cắt của NT-ProBNP ở mức 2175 pg/ml) [15].

- Tác giả Trần Viết An (2011) nghiên cứu vai trò của NT-ProBNP huyết thanh trong đánh giá tổn thương động mạch vành và tiên lượng hội chứng vành cấp ghi nhận NT-ProBNP có mối liên quan đến thể lâm sàng của hội chứng vành cấp, mức độ hẹp động mạch vành và có giá trị trong dự đoán suy tim sau hội chứng vành cấp. Tác giả cũng ghi nhận NT-ProBNP có giá trị trong tiên lượng tử vong ở nhóm bệnh nhân này (với ngưỡng cắt của NT-Pro BNP ở mức 2037 pg/ml, p<0,001) [1].

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Huệ (2013) về giá trị của NT-ProBNP trong tiên lượng ngắn hạn nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên ghi nhận tăng nồng độ NT-ProBNP có liên quan tiên lượng ngắn hạn tử vong [5].

+ Một số nghiên cứu về BNP ở bệnh nhân suy thận mạn tính

Trên bệnh nhân suy thận mạn tính chúng tôi chưa ghi nhận nghiên cứu giá trị của BNP trên bệnh nhân LMCK do viêm cầu thận mạn cũng như do các nguyên nhân khác được công bố trên tạp chí. Một số nghiên cứu về giá trị của BNP và n-terminal pro b-type natriuretic peptide ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn chưa LMCK:

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Tâm (2011) ở 126 bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối chưa LMCK ghi nhận điểm cắt của nồng độ BNP máu cho chẩn đoán suy tim (dựa trên tiêu chuẩn của NYHA) ở mức 686 pg/ml với AUC 0,94 (0,87- 0,97) với tỷ số khả dĩ dương (LR +) là 5,3 (4,6- 6,1) và âm là 0,1 (0,04- 0,3). Kết quả này cho thấy xét nghiệm BNP có giá trị trong gợi ý chẩn đoán loại trừ suy tim trên bệnh nhân suy thận mạn [13]. - Nghiên cứu của Hoàng Bùi Bảo (2010) về tình trạng suy tim và nồng độ n- terminal pro b-type natriuretic peptide huyết tương ở bệnh nhân đang LMCK ghi nhận n-terminal pro b-type natriuretic peptide huyết tương tương quan thuận với mức độ suy tim [3].

- Tác giả Võ Văn Văn (2009), nghiên cứu về nồng độ NT-ProBNP huyết tương trước và sau lọc máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ghi nhận không có sự khác biệt nồng độ NT-ProBNP trước và sau lọc máu [17].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp B ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w