Những nội dung hình học khác

Một phần của tài liệu Dạy học hàm số trong chương trình phổ thông (Trang 57)

R ,y nhận các giá trị trong

2.3.3.2.4.Những nội dung hình học khác

Khi dạy học những nội dung hình học có chứa đựng những ánh xạ hình học dù dưới dạng tường minh hay ẩn tàng, cần khai thác tiềm năng này để góp phần phát triển tư duy hàm cho học sinh.

Thứ nhất, cần cho học sinh phát hiện hoặc thiết lập những sự tương ứng, qua đó cho họ đối chiếu những sự tương ứng đơn trị và không đơn trị.

Ví dụ: Xác định đường tròn.

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có đúng một đường tròn: a) Với mỗi cặp (M, r) tức là (tâm, bán kính);

b) Với mỗi cặp (M, P), ở đây P là một điểm thuộc đường tròn; c) Với mỗi cặp (P1, P2), ở đây P1 và P2 là một điểm thuộc đường tròn; d) Với mỗi bộ ba điểm không thẳng hàng.

Thứ hai, việc tính chu vi, diện tích và thể tích cũng cần được khai thác để học sinh tập luyện nghiên cứu những sự tương ứng.

Ví dụ: Hãy nêu nhiều cách thay đổi độ dài của cạnh khi sao cho diện tích một hình chữ nhật:

a) Tăng lên gấp 2;

b) Tăng lên gấp 4; c) Tăng lên gấp 12.

59

Ví dụ này khuyến khích hoạt động tư duy hàm là: Phát hiện những sự tương ứng, đoán nhận sự phụ thuộc và đánh giá sự biến thiên của giá trị ra khi cho thay đổi giá trị vào, thực hiện một sự biến thiên mong muốn đối với giá trị ra bằng cách thay đổi giá trị

Thứ ba, cần tận dụng những khả năng phát triển tư duy hàm trong quá trình giải quyết vấn đề.

KếT LUậN

Nội dung về hàm số được trình bày xuyên suốt, giữ vị trí trung tâm của chương trình môn Toán ở nhà trường phổ thông. Ta thường gặp các bài toán này trong các kỳ thi, đặc biệt là các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng - đại học.

Trong khóa luận này em đã trình bày một cách khá chi tiết về dạy học hàm số trong chương trình phổ thông. Về mặt khoa học luận, đã làm rõ một phần quan trọng là các đặc trưng cuả khái niệm hàm số trong quá trình nảy sinh và phát triển cũng như tiến triển của chúng qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử. Quá trình phân tích khoa học luận đã định hướng cho việc tiếp cận đối tượng hàm số về phương diện sư phạm. Từ đó giúp làm rõ tiến trình và cách tổ chức đưa khái niệm hàm số vào chương trình và SKG toán phổ thông. Đặc biệt là sự hiện diện của các đặc trưng khoa học luận của khái niệm này cũng như tiến triển và tầm quan trọng của chúng qua các cấp độ lớp khác nhau. Điều cần nhấn mạnh là hình thức và cách tổ chức dạy

60

học khái niệm hàm số trong chương trình và SGK đã phản ánh một phần khá quan trọng đặc trưng khoa học luận của khái niệm này. Cụ thể, một số yếu tố cấu thành đối tượng hàm và tư duy hàm đã xuất hiện rất sớm từ bậc tiểu học, hàm số xuất hiện trước hết trong vai trò công cụ ngầm ẩn trước khi được định nghĩa và nghiên cứu một cách tường minh.

Do thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế. Đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn yêu toán.

TàI LIệU THAM KHảO

[1] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên) – Toán 7 tập 1 – NXBGD 2003.

[2] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên) – Toán 9 tập 1 và tập 2 – NXBGD 2005.

[3] Hoàng Chúng – Phương pháp dạy học số học và đại số ở trường THCS – NXBGD 2002.

[4] Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên) - Đại số 10 – NXBGD 2006.

[5] Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên) - Đại số và Giải tích 11

– NXBGD 2007.

[6] Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên) - Giải tích 12 – NXBGD 2008.

61

[7] Nguyễn Bá Kim – Phương pháp dạy học môn toán – NXBGD 1994.

[8] Bùi Văn Nghị - Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn toán – NXB Đại học sư phạm 2008.

[9] Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên) - Đại số 10 nâng cao – NXBGD 2006.

[10] Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên) - Đại số và Giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tích 11 nâng cao – NXBGD 2007.

[11] Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên) - Giải tích 12

nâng cao – NXBGD 2008.

[12] Đoàn Quỳnh (Chủ biên) – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên 10, 11,12 – NXBGD. [13] Hoàng Xuân Sính – Sách giáo viên Đại số 7 – NXBGD 2001.

[14] Hoàng Xuân Sính, Nguyễn Tiến Tài - Đại số 7 – NXBGD 2001. [15] Nguyễn Thị Trang – Lý luận dạy học môn toán.

Một phần của tài liệu Dạy học hàm số trong chương trình phổ thông (Trang 57)