CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG 3.1 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi tín dụng tại Agribank Châu Thành (Trang 64)

3.1. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

3.1.1. Khách hàng là cá nhân

+ Khách hàng vay vốn nhưng sử dụng không đúng mục đích từ đó không đạt hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng không đúng thời hạn, hoặc không có khả năng trả nợ làm cho Ngân hàng gặp rủi ro.

+ Thu nhập của người dân bị giảm sút trong năm cũng ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Ngoài ra, do biến đỗi trong cơ chế thị trường và cạnh tranh hàng hóa dẫn đến giá nông sản giảm mạnh để cạnh tranh, người dân cũng giảm thu nhập gây ảnh hưởng trực tiếp cho người dân và gián tiếp đối với Ngân hàng.

+ Một số doanh nghiệp chịu tác động của thị trường nên ảnh hưởng đến kinh doanh, thị trường cung cấp vật tư, nguyên vật liệu biến động và không

ổn định dẫn đến vòng quay sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng; thị trường

tiêu thụ bị cạnh tranh, mất dần thị trường từ đó doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng rủi ro nợ quá hạn hình thành.

+ Một số doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích; đi vay vốn lưu

động để trang trải cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà lại sử dụng vốn đó vào xây dựng cơ bản hoặc mua bán kinh doanh trái chức năng.

+ Ngoài ra, trong năm sự thay đổi trong chính sách kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước về thuế, xây dựng, giải tỏa để thực hiện một số kế hoạch của Nhà nước ảnh hưởng đến kinh doanh của các doanh nghiệp và doanh nghiệp không trả được nợ cho Ngân hàng theo đúng thời hạn.

3.1.3. Do sự biến động giá cả trên thị trường

Trong giai đoạn mở cửa làm ăn với nước ngoài như hiện nay, giá cả nông sản trên thị trường nước ta chịu tác động lớn của thị trường quốc tế, nhất là những mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn mà có tỷ trọng vốn Ngân hàng cao như: lúa, gạo, cam, quýt, nhãn, cà phê, nuôi tôm xuất khẩu,…

Ngoài ra giá cả nông sản trong nước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố kinh tế và chi phí kinh tế trong nước, nên thực tế trong thời gian qua nhiều vùng nông thôn người nông dân không bán được sản phẩm hoặc bán không được giá cao, thấp hơn giá thành sản xuất. Điều đó cho thấy mặc dù được sự quan tâm nhiều của Nhà nước, Chính phủ nhưng thực tế nền nông nghiệp nước ta vẫn phát triển một cách tự phát, chưa có chỗ dựa vững chắc trong nền kinh tế Việt Nam, nhà nước chưa có nhiều chính sách bao tiêu sản phẩm cho người dân vả lại mặt trái của bao tiêu sản phẩm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.

Giá cả nông sản luôn biến động vào thời điểm thu hoạch, do ảnh hưởng bởi lũ lụt, thời tiết thất thường, thu hoạch rộ nên tư thương ép giá,…điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến người dân và làm cho thu nhập của người dân bị giảm sút đáng kể. Do đó tác động gián tiếp đến Ngân hàng.

3.2. Mức độ rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hàng

Khi có rủi ro xảy ra thì trước hết người sản xuất phải gánh chịu, mức độ thiệt hại đối với người sản xuất kinh doanh ít hay nhiều thì nó ảnh hưởng đến Ngân hàng bấy nhiêu (vì người vay vốn là người thực hiện hoạt động kinh doanh).

3.2.2. Thiệt hại cho chính Ngân hàng

Rủi ro tín dụng sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu có rủi ro xảy ra tức là Ngân hàng cho vay mà người vay không hoàn trả được lãi và gốc thì bản thân Ngân hàng thiếu khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng, từ đó lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng giảm đi dẫn đến lỗ lã trong kinh doanh, nếu rủi ro cao có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng.

3.2.3. Thiệt hại đối với nền kinh tế - xã hội

Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, liên quan đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn và tất cả các tầng lớp dân cư. Cho nên khi rủi ro xảy ra cao có thể làm phá sản một vài Ngân hàng khi đó có khả năng lây lan sang các Ngân hàng khác, tạo cho dân chúng một tâm lý lo sợ và sẽ đua nhau đến Ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể dẫn đến phá sản hàng loạt Ngân hàng. Tại thời điểm này có sự tác động rất lớn đến nền kinh tế.

Thật vậy, rủi ro tín dụng là vấn đề hết sức quan trọng mà Chính phủ các nước quan tâm đòi hỏi các Ngân hàng phải trú trọng nhiều hơn nữa. Đặc biệt là Ngân hàng Trung ương đưa ra các chính sách, các khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát, chiết khấu và sẵn sàng tài trợ khi có biến cố rủi ro xảy ra từ đó có thể khắc phục thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội.

3.3. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng3.3.1. Ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh 3.3.1. Ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh

- Ngân hàng cần phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và có tính khoa học, qua đó thể hiện các biện pháp quản lý, tác nghiệp và công cụ điều hành để đạt được mục tiêu đề ra.

- Phải xây dựng chiến lược khách hàng chi tiết, cụ thể, từng bước, trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Phân loại khách hàng: khách hàng thường xuyên; khách hàng không thường xuyên; khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng;…để từ đó đề ra biện pháp tiếp cận thị trường khách hàng. Trong quá trình xây dựng chiến lược và phân loại khách hàng cần chú ý đến tình hình kinh tế của

từng xã, từng khu vực cụm xã để xác minh khách hàng và có chính sách phục vụ phù hợp.

- Tăng cường công tác thẩm định cho vay. Đối với NHNo&PTNT huyện Châu Thành, cán bộ tín dụng đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nông nghiệp, nắm rõ tính thời vụ của từng loại nông sản trên địa bàn phụ trách, đi sâu nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của từng hộ nông dân.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi phát vay. Kiểm soát cho vay phải thực hiện từ khâu bắt đầu cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi.

3.3.2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa

- Thực hiện nghiêm túc các qui định về nghiệp vụ cho vay.

- Phân tán khách hàng để chống rủi ro tức là tùy theo đặc điểm loại hình kinh tế của từng xã mà ưu tiên cho vay.

+ Đối với những xã, khu vực có diện tích trồng lúa trên 60%, còn lại là vườn thì biện pháp hạn chế rủi ro là ưu tiên nguồn vốn vay đối với các đối tượng cây lúa, đồng thời kết hợp cho vay chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khuyến khích ưu tiên đối với những hộ trồng các loại cây ngắn ngày. Đồng thời vẫn tiếp tục đầu tư cho phát triển kinh tế vườn và cải tạo vườn tạp dần khôi phục lại các thế mạnh của từng vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với các khu vực chợ, thị trấn; Ngân hàng cho vay chủ yếu đối với ngành dịch vụ. Do đó rủi ro xảy ra ở các đối tượng như: Tiểu thương- tiểu thủ công nghiệp. Nên biện pháp hạn chế là thường xuyên kiểm tra nguồn vốn vay đối với các đối tượng trên để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích.

- Thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro từ hệ thống Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng khác.

- Tăng cường mở rộng các đối tượng bảo hiểm mùa màng, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích hộ nông dân vay vốn tham gia bảo hiểm như: bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm công cụ, bảo hiểm con người,…

- Thường xuyên hướng dẫn nông dân các mặt kiến thức về khoa học, kỹ thuật, thị trường, cách sơ chế, chế biến các sản phẩm nông sản thành các hàng tiêu hóa tiêu thụ nhanh dễ bảo quản. Đồng thời tuyên truyền các kiến thức về pháp luật, nhất là các quyền được vay vốn sản xuất và nghĩa vụ, trách nhiệm phải trả nợ của nông dân.

- Phân loại nợ quá hạn. Căn cứ vào thực trạng nợ quá hạn và lãi đọng để tiến hành phân loại từng khoản nợ quá hạn theo thời gian, khả năng thu hồi: thu được 100%, thu được một phần hay khả năng mất trắng.

- Thường xuyên phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, căn cứ vào việc kiểm tra, kiểm soát trên hồ sơ và điều tra tình hình thực tế toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng gắn liền với quá trình sử dụng vốn vay và các thông tin khác có liên quan để xác minh nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, do yếu tố chủ quan hay khách quan để từ đó có biện pháp hạn chế nhanh chóng.

- Xác định nguồn thu nợ quá hạn. Nguồn có thể thu hồi không chỉ là nguồn từ món vay mà từ các nguồn khác mà người vay có thể dùng trả nợ Ngân hàng. Các nguồn thu đó phải xác định có cơ sở pháp lý và cơ sở pháp lý.

- Biện pháp giải quyết; khi đã xác định được tư liệu và thông tin cần thiết, việc đề ra biện pháp xử lý đã rõ ràng, cần chọn phương án hợp lý, hợp pháp, từng bước xử lý rất cụ thể để đạt hiệu quả tối ưu nhằm thu được nợ và lãi đọng. Khi cần thiết có thể khởi kiện, phát mãi tài sản thế chấp.

Trong chương này đề tài đã nêu ra nguyên nhân phát sinh, mức độ ảnh hưởng từ đó đề ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Qua phân tích có thể rút ra kết luận và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi tín dụng tại Agribank Châu Thành (Trang 64)