Nguyên nhân nợ quá hạn và biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi tín dụng tại Agribank Châu Thành (Trang 63)

a. Nợ xấu trên dư nợ ngắn,trung hạn

2.3.2.3.Nguyên nhân nợ quá hạn và biện pháp khắc phục

Về khâu xét duyệt đầu tư: Ngân hàng cần xem xem xét đầu tư cho vay đúng mục đích nhằm tránh phát sinh nợ quá hạn. Ngân hàng nên ưu tiên cho vay đối với nhu cầu thiết yếu, trong một số trường hợp, đối với nhu cầu muốn phải có giới hạn hoặc giảm cho vay để tránh việc cho vay quá mức những nhu cầu chưa thật cần thiết nhằm tăng thêm gánh nợ, không tạo hiệu quả tương xứng cho khách hàng. Vì vậy, công tác thẩm định phải chặt chẽ, tính toán hiệu quả sát thực tế, đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng để xét duyệt cho vay đúng yêu cầu. Cần phân tích hiệu quả đối với khả năng sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay.

Về khâu xác định thời hạn cho vay: do tình hình thị trường không ổn định, giá cả các mặt hàng nông sản, thực phẩm luôn biến động, vào lúc thu hoạch rộ tư thương lợi dụng ép giá, đẩy giá cả nông sản giảm mạnh. Trong trường hợp này Ngân hàng sẽ khó lòng thu hồi các món nợ đến hạn, bởi người nông dân sẽ “neo giá” chờ giá cả tăng lên cao trở lại. Vì vậy, khi tiến hành xác định kỳ hạn nợ Ngân hàng không nên quá cứng nhắc mà phải xác định kỳ hạn nợ đúng với chu kỳ sản xuất cộng thêm thời gian tiêu thụ sản phẩm để nông dân thu được lợi nhuận, đồng thời Ngân hàng cũng tránh được những khoản nợ quá hạn không đáng có.

Về khâu đầu tư vốn: đầu tư tín dụng Ngân hàng nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Vì khi ấy nông dân mất mùa không có nguồn thu trả nợ Ngân hàng. Để hạn chế những rủi ro xảy ra cho khách hàng dẫn đến

tình trạng nợ quá hạn, Ngân hàng cần trang bị thêm kiến thức cho nông dân, giúp họ chủ động phòng chống thiên tai bằng cách đầu tư trang thiết bị máy móc nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất khi đến mùa vụ làm đồng cũng như thu hoạch, khuyến khích họ sử dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong công nghệ trồng trọt, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cây trồng khi có thể được, chạy đua với thiên tai để phòng chống những ảnh hưởng tiêu cực, tác động xấu đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân.

Về khâu công tác tại Ngân hàng: Ngân hàng cần phải chọn mô hình truyền tải vốn đảm bảo nhanh, gọn, có hiệu quả và an toàn. Phân công khối lượng tín dụng phù hợp với khả năng của từng cán bộ tín dụng và từng địa bàn thích hợp, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên Ngân hàng để đảm bảo phát vay, thu nợ và xử lý nợ kịp thời nhằm tránh phát sinh nợ quá hạn.

Tóm lại, Ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, trong đó cần phải nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng. Hiện tại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn an toàn, khả năng xảy ra rủi ro thấp nhưng không thể chủ quan trong công tác quản trị rủi ro của mình. Phải đảm bảo được ba mục tiêu Tăng trưởng – An toàn – Hiệu quả. Từ thực trạng trên, một số giải pháp được đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi tín dụng tại Agribank Châu Thành (Trang 63)