Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi tín dụng tại Agribank Châu Thành (Trang 40)

Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Châu Thành theo ngành kinh tế trong những năm 2009 - 2011 như sau:

Bảng 10: So sánh doanh số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng; %

Chỉ tiêu Năm So sánh

trọng (%) trọng (%) trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 136.864 76,75 191.746 81,43 215.009 67,97 54.882 40,1 23.263 12,13 Xây dựng 1.543 0,87 419 0,18 1.903 0,60 -1.124 -72,84 1.484 354,2 TM-DV 23.881 13,39 15.443 6,56 26.785 8,47 -8.438 -35,33 11.342 73,44 khác 16.026 8,99 27.868 11,83 72.641 22,96 11.842 73,9 44.773 160,7 Tổng cộng 178.314 100 235.476 100 316.338 100 57.162 32,06 80.862 34,34 (Nguồn: Phòng tín dụng) Năm 2009 doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp là 136.864 Trđ chiếm tỷ lệ 76,75%; đối với Xây dựng là 1.543 Trđ chiếm tỷ lệ 0,87% đối với TM–DV là 23.881 Trđ chiếm tỷ lệ 13,39%; đối với ngành khác là 16.026 Trđ tương ứng 8,99%. Trong năm, Ngân hàng thu nợ chủ yếu ở ngành Nông nghiệp và TM-DV vì tỷ lệ cho vay của hai ngành này lớn nên doanh số trả nợ cao

Năm 2010 doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp là 191.746 Trđ chiếm tỷ lệ 81,43%; đối với Xây dựng là 419 Trđ chiếm tỷ lệ 0,18%; đối với TM–DV là 15.443 Trđ chiếm tỷ lệ 6,56%; đối với ngành khác là 27.868 Trđ tương ứng 11,83%. Trong năm, Ngân hàng thu nợ nhiều đối với ngành nông nghiệp và ngành khác vì trong năm cũng ưu tiên cho ngành khác nên cũng thu nhiều hơn năm 2009.

Năm 2011 doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp là 215.009 Trđ chiếm tỷ lệ 67,97%; đối với Xây dựng là 1.903 Trđ chiếm tỷ lệ 0,6%; đối với TM–DV là 26.785 Trđ chiếm tỷ lệ 8,47%; đối với ngành khác là 72.641 Trđ tương ứng 22,96%. Trong năm, Ngân hàng tiếp tục thu nợ ở các ngành nông nghiệp và ngành khác.

Từ đó có thể thấy nông nghiệp trong 3 năm hoạt động có hiệu quả và Ngân

hàng quan tâm đến thu nợ ngành nông nghiệp nhiều hơn.

Ngành Nông nghiệp: năm 2010 thu nợ tăng 54.882 Trđ so với năm 2009 tương ứng tăng 40,1%; năm 2011 thu nợ nông nghiệp tăng 23.263 Trđ so với

năm 2010 tương ứng tăng 12,13%. Thu nợ nông nghiệp tăng vì trong năm doanh

số cho vay cao.Do đặc thù của ngành nông nghiệp là ngắn hạn và theo thời vụ nên sau khi bán được sản phẩm thì họ có khả năng trả nợ ngân hàng để xin vay tiếp cho vụ sau.

Ngành Xây dựng: năm 2010 thu nợ giảm 1.124 Trđ so với năm 2009 tương ứng giảm 72,84%; năm 2011 thu nợ xây dựng tăng 1.484 Trđ so với năm 2010 tương ứng tăng 354,2%. Thu nợ xây dựng giảm trong năm 2010 và được điều chỉnh tăng trong năm 2011.

Ngành TM-DV: năm 2010 thu nợ giảm 8.438 Trđ so với năm 2009 tương ứng giảm 35,33%; năm 2011 thu nợ TM-DV tăng 11.342Trđ so với năm 2010 tương ứng tăng 73,44%. Tương tự xây dựng,thu nợ của ngành TM-DV giảm trong năm 2010 và điều chỉnh tăng trong năm 2011.

Ngành khác: năm 2010 thu nợ tăng 11.842 Trđ so với năm 2009 tương ứng tăng 73,9%; năm 2011thu nợ ngành khác tăng 44.773 Trđ so với năm 2010 tương ứng tăng 160,7%. Thu nợ được điều chỉnh tăng liên tục trong cả hai năm 2010 và

2011. Mặc dù chênh lệch lớn trong năm 2011 so với năm 2010 nhưng tỷ lệ thu

nợ vẫn tăng ở mức ổn định trong ba năm từ 2009 đến 2011.

Tình hình trên cho thấy khả năng thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng được quan tâm, điều chỉnh phù hợp và dần ổn định trong các năm vừa qua. Từ tình hình đó nếu Ngân hàng giữ vững thì hiệu quả thu nợ của Ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao và sẽ hiệu quả hơn nữa. Trong năm qua tất cả các ngành đều hoạt động có hiệu quả nên doanh số cho vay của các ngành cũng không ngừng tăng lên, nợ quá hạn giảm dần theo từng năm. từ đó hiệu quả của Ngân hàng cũng được nâng cao theo.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi tín dụng tại Agribank Châu Thành (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w