Dư nợ của NHNo&PTNT huyện Châu Thành theo ngành kinh tế trong những năm 2009 đến 2011 như sau:
Bảng 11: So sánh tình hình dư nợ của Ngân hàng qua ba năm 2009– 2011
ĐVT: Triệu đồng; % Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2010 - 2009 2011 - 2010 Số tiền % Số tiền %
(%) Nông nghiệp 158.458 84,49 182.847 83,15 217.544 82,34 24.389 15,39 34.697 18,98 Xây dựng 592 0,32 1.737 0,79 3.060 1,16 1.145 193,41 1.323 76,17 TM-DV 9.973 5,32 14.777 6,72 24.922 9,43 4.804 48,17 10.145 68,65 khác 18.530 9,88 20.539 9,34 18.675 7,07 2.009 10,84 -1.864 -9,08 Tổng cộng 187.553 100 219.900 100 264.201 100 32.347 17,25 44.301 20,15 (Nguồn: Phòng tín dụng) Năm 2009, dư nợ đối với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất nên rủi ro xảy ra nợ xấu đối với ngành này cao hơn nghiều so với các ngành còn lại
Trong năm 2010 dư nợ đối với ngành nông nghiệp vẫn còn ở mức cao do năm 2010 biến đổi về kinh tế nên dễ dẫn đến quá hạn và làm cho dư nợ còn ở mức cao.
Năm 2011 do có sự điều chỉnh về cho vay trung hạn nên ngành xây dựng và TM-DV có doanh số cho vay cao dẫn đến dư nợ cũng tăng theo và đứng sau Nông nghiệp.
Trong ba năm 2009, 2010 và 2011 dư nợ đối với nông nghiệp đều chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành khác và tương đối ổn định. Điều đó cho thấy Ngân hàng quan tâm nhiều đến phát triển ngành nông nghiệp trong địa bàn huyện; tuy nhiên
nếu không có biện pháp thu hồi tốt thì ngành này có khả năng xảy ra nợ xấu cao nhất và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng; ngành TM-DV, xây dựng và ngành khác cũng được điều chỉnh tăng ở mức ổn định và có biện pháp thu hồi vốn đạt hiệu quả trong năm 2011
Ngành Nông nghiệp: năm 2010 dư nợ tăng 24.398 Trđ so với năm 2009 tương ứng tăng 15,39%; năm 2011 dư nợ nông nghiệp tăng 34.697 Trđ so với năm 2010 tương ứng tăng 18,98%. Dư nợ ngành nông nghiệp tăng tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn phát triển mạnh đặc biệt là phát triển vườn cây, cải tạo đất, cây lâu năm,…
Ngành Xây dựng: năm 2010 dư nợ tăng 1.145 Trđ so với năm 2009 tương ứng tăng 193,41%; năm 2011 dư nợ xây dựng tăng 1.323 Trđ so với năm 2010 tương ứng tăng 76,17%. Năm 2010 lãi suất tăng ảnh hưởng đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên có tác động đến dư nợ trong năm; bước sang năm 2011 kinh tế trở nên ổn định, người dân làm có hiệu quả và các công trình có vốn để trang trải chi phí nên hoạt động tốt hơn, doanh số vay tăng do đó dư nợ cũng tăng theo.
Ngành TM-DV: năm 2010 dư nợ tăng 4.804 Trđ so với năm 2009 tương ứng tăng 48,17%; năm 2011 dư nợ TM-DV tăng 10.145Trđ so với năm 2010 tương ứng tăng 68,65%. Tương tự như xây dựng TM-DV cũng được quan tâm nhiều trong năm 2011 và mức dư nợ được tăng cao nhằm phát triển kinh tế trong Huyện.
Ngành khác: năm 2010 dư nợ tăng 2.009 Trđ so với năm 2009 tương ứng tăng 10,84%; năm 2011 dư nợ ngành khác giảm 1.864 Trđ so với năm 2010 tương ứng giảm 9,08%. Trong năm 2011, ngành khác ít được quan tâm so với các ngành khác, giảm nhưng không đáng kể, vẫn ở mức ổn định.
Ngành xây dựng và TM-DV được điều chỉnh tăng dần theo các năm 2009, 2010, 2011. Từ đó cho thấy sự quan tâm đối với hai ngành này là không thay đỗi và hai ngành này thuộc vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của Huyện Châu Thành. Từ tình hình dư nợ đều được điều chỉnh tăng trong năm 2011 cho thấy Ngân hàng muốn tăng dư nợ trong dân nhằm tăng hiệu quả đầu tư về kinh tế xã hội trong huyện. Đây là điều kiện tốt giúp cho người dân cải thiện đời sống vật chất và cũng là điều kiện để từng bước phát triển cả về phương thức sản xuất, cơ sở hạ tầng,…Nhằm đưa Huyện Châu Thành phát triển hơn nữa để sánh vay với các Huyện khác trong tỉnh Hậu Giang.