4.1. Chất thải rắn 4.1.1. Đặc điểm
Chất thải sinh hoạt phát sinh khối lượng khoảng 5 tấn/ngày công ty thu gom và xử lý chôn lấp khu vực trong khuôn viên công ty; chất thải công nghiệp chủ yếu là xỉ than từ quá trình sấy quặng, cặn keo silic từ quá trình hấp thụ khí flo và cặn lắng từ các xyclon, SiO2, CaF ,cặn lưu huỳnh được thu gom đưa đi xử lý tại Công ty chất thải Phú Thọ.
4.1.2. Thực trạng
Cặn lắng từ xyclon được đem tuần hoàn lại quá trình sản xuất như đã nêu ở các công đoạn trên
Cặn keo silic bám vào thiết bị được vệ sinh định kì và thải ra ngoài môi trường.
Các chất thải rắn khó xử lý đa số được được thu gom đưa đi xử lý tại Công ty chất thải Phú Thọ.
4.2. Khí thải 4.2.1. Đặc điểm
Khí thải trong dây chuyền sản xuất supe tươi bao gồm: - Bụi apatit, khói lò đốt
- CO2, CO, SO2
- HF, SiF4, H2S, khí Flo
Trong quá trình dỡ và vận chuyển quặng khí thải chủ yếu là bụi apatit được thải trực tiếp ra môi trường làm việc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân làm việc
Trong quá trình xử lý quặng bao gồm các loại khí như CO2, CO, SO2, bụi apatit, khói lò đốt và các tạp chất được thải ra từ quá trình sấy, than cháy. Khí thải ở quá trình này được xử lý qua xyclon và thiết bị lọc màng ướt. Khí sau xử lý đạt lượng bụi là 300-400 mg/m3< 600 mg/m3 đạt TCVN, hàm lượng CO2, SO2 nhỏ nên được thải ra môi trường
Trong quá trình điều chế supe, khí thải chủ yếu là khí flo ở các dạng như HF, SiF4 được tạo ra từ 2 giai đoạn phản ứng được xử lý bằng phương pháp hấp thụ khí flo đã trình bày ở trên.
Khí thải tại dây chuyền sản xuất supe phốt phát, thải qua ống khói được lắp đặt hệ thống lọc bụi có lưu lượng là 40.000m3/giờ.
4.2.3. Đề xuất phương pháp xử lý
- Nâng cao các ông khói ,tính toán và phân tích xem khu vực ấy có xảy ra hiện tượng nghịch đảo nhiệt hay không để thiết kế được chiều cao ống khói.
- Lắp đặt các thiết bị lọc bụi trên các ống khói
- Sử dụng các phương pháp để lọc bụi như lọc bụi tay áo,phòng lắng ,xiclon…
4.3. Nước thải
Chủ yếu xuất hiện ở công đoạn nghiền quặng do sau khi khí qua xyclon nhóm 6 được đem đi rửa bằng khử bụi sủi bọt, CaCl2 từ quá trình trung hòa trong công đoạn hấp thụ F. Nước sau khử bụi sẽ được dẫn về ao lắng vằ được tuần hoàn để khử bụi sủi bọt.
PHẦN 3: PHÂN XƯỞNG NPK 3
1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM
1.1. Thành phần
NPK là loại phân bón hỗn hợp ít nhất có 2 thành phần dinh dưỡng trong 3 thành phần N,P,K trở lên. Có 2 loại, phân trộn và phân phức hợp. Phân trộn là việc trộn lẫn cơ học các nguyên liệu ban đầu N,P,K…, còn phân phức hợp lại được điều chế dưới tác dụng hóa học của những nguyên liệu ban đầu.
Phân NPK 3 màu: Được SX đơn giản chỉ là việc trộn theo tỷ lệ 3 loại phân đạm, lân, kali với nhau.Ngoài ra để điều chỉnh công thức người ta thường trộn vào một viên phụ gia không có giá trị dinh dưỡng.Loại phân này có ưu điểm rẻ tiền hơn nhưng phải sử dụng ngay không tồn trữ lâu được vì sẽ bị đóng tảng.
Phân NPK 1 hạt: Các nguyên liệu ban đầu như SA, ure, DAP (MAP), kali… được nghiền mịn ra trộn theo tỷ lệ nhất định (tùy công thức).Bột trộn sau khi nghiền, phun hơi nước được tạo hạt bằng chảo quay hay thùng quay với phụ gia.Phụ gia vừa có tác dụng điếu chỉnh tỷ lệ NPK theo từng công thức riêng biệt vừa có tác dụng chống kết dính, đóng tảng.Nguyên liệu thường được chọn là Diatomit, cao lanh, Zeolite, dầu khoáng…Tuy nhiên được sử dụng phổ biến nhất là cao lanh, bởi tuy có tính chống đóng tảng không cao nhưng chấp nhận được và rẻ tiền.
Phân NPK phức hợp: DAP, MAP.Sử dụng công nghệ hóa học bằng việc dùng a-xít photphoric và a-xít nitric để phân giải quặng phốt phát.Các sản phẩm này thường có hàm lượng lân cao, tan nhanh.
1.2. Ứng dụng của phân NPK
Những loại phân khoáng chỉ chứa một trong các nguyên tố dinh dưỡng như: đạm, lân hoặc kali.Nhưng trong thực tế sản xuất nông nghiệp, để cải thiện dinh dưỡng cho cây trồng, người ta thường phải bón đồng thời không chỉ một mà là vài loại phân bón.Trong trường hợp như vậy hoàn toàn không hợp lý khi phải rải trên ruộng từng loại phân bón riêng biệt. Điều này sẽ làm tăng chi phí lao động và chi phí vật chất để bón phân. Phân hỗn hợp khắc phục được những hạn chế trên nhờ các đặc tính sau:
- Giảm được chi phí đóng góp, vận chuyển, tàng trữ và bón phân do chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên và thường có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn các loại phân đơn.
- Có tính chất vật lý tốt như: độ hút ẩm thấp, độ rời và độ mịn cao… nên giảm được hao hụt và dễ sử dụng.
- Tăng khả năng thâm nhập đồng thời các chất dinh dưỡng vào cây vì chúng được phân bố hợp lý ở vùng rễ cây. Trong nhiều trường hợp với cùng một lượng các chất dinh dưỡng bón vào đất, phân hỗn hợp cho bội thu năng suất cao hơn so với bón phân đơn.
2. NGUYÊN LIỆU
* Supe phốt phát
- Loại sản phẩm 16 % P2O5 hữu hiệu - Độ ẩm: ≤ 10 %.
- Hàm lượng P2O5 tự do: Φ 4 %.
- Hình thức: Tơi xốp, đã được đánh tung.
* Sunphat Amon (SA) CTHH: (NH4)2SO4
-. Hàm lượng N: 20 – 21 %. - Độ ẩm: ≤ 1,5 %.
- Hình thức: Dạng tinh thể rắn, khô rời, màu vàng nhạt hoặc xám, rất dễ bị hút ẩm và đóng rắn. Trường hộp bị đóng cục, chảy nước thì phải phân tích lại hàm lượng và xử lý đập, nghiền, sàng. * Kali clorua KCl CTHH: KCl. - Hàm lượng K2O: 60 %. -Độ ẩm: ≤ 1 %. - Cỡ hạt: 0,5 – 1 mm. - Hình thức: Ở dạng tinh thể đỏ hoặc trắng
* Urê (cacbamit) CTHH: CO(NH2)2
-. Hàm lượng N: 45 – 46 %. - Độ ẩm: ≤ 1 %.
- Cỡ hạt: 1 – 2,5 mm
- Hình thức: Ở dạng viên trứng nhện, màu trắng đục. Urê ở môi trường bình thường dễ hút ẩm và bị thuỷ phân. Trường hợp bị đóng cục, chảy nước thì phải phân tích lại hàm lượng và xử lý đập, nghiền, sàng.
* Di Amon Photphat (DAP) CTHH: (NH4)2HPO4.
- Hàm lượng N: 17 – 18 %. - Hàm lượng P2O5: 45 – 46 %. - Độ ẩm: ≤ 2 %.
- Hình thức: Ở dạng hạt màu nâu sẫm hay xám đá. DAP tổn thất Amoniac ở 70 0C và chuyển thành Mono Amon Photphat
* Mono Amon Photphat (MAP) CTHH: NH4H2PO4
- Hàm lượng N: 9 – 12 %. - Hàm lượng P2O5: 48 – 50 %. - Độ ẩm: ≤ 2 %.
- Hình thức: Ở dạng bộ mịn màu trắng. MAP là một hợp chất khá bền vững ở 100 – 110 0C, không bị phân huỷ và thất thoát amoniac.
3. NHIÊN LIỆU
Sử dụng nhiên liệu là dầu FO. - Nhiệt trị: 9500 – 9800 kcal/kg. - Độ tro: ≤ 0,1 %.
- Tạp chất cơ học: ≤ 0,15 %. - Độ ẩm: ≤ 1 %.