a) Phương pháp thống kê
Dựa vào các tài liệu, báo cáo đã được tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và thể hiện các chỉ tiêu đó thông qua bảng số liệu từ đó rút ra những kết luận.
b) Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu dự toán. Đây là phương pháp đơn giản, được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong các dự báo chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Nguyên tắc so sánh
- Số liệu kinh doanh kỳ này và kỳ trước - Số liệu thực tế và dự toán của công trình Có 2 phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa hai chỉ tiêu, chỉ tiêu dự toán và chỉ tiêu thực tế hoặc chỉ tiêu năm nay so với chỉ tiêu năm trước.
∆ = Chỉ tiêu thực tế – Chỉ tiêu dự toán Hoặc: ∆ = Chỉ tiêu năm nay – Chỉ tiêu năm trước Với ∆: mức chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu.
+ So sánh kết quả kinh doanh kỳ này và kỳ trước để đánh giá tình hình kinh doanh của công ty.
+ So sánh giữa số liệu thực tế và số liệu dự toán để phân tích sự thay đổi chi phí của công trình.
- Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa chênh lệch số liệu thực tế và dự toán với số liệu dự toán, được tính dựa vào công thức sau:
Trong đó: TT: Chỉ tiêu thực tế (hoặc chỉ tiêu năm nay). DT: Chỉ tiêu dự toán (hoặc năm trước).
+ Dựa vào Báo Cáo Tài Chính năm 2011- 2013 để so sánh tình hình kinh doanh của công ty qua các năm.
+ Dựa trên số liệu thực tế và dự toán của từng loại chi phí để tính toán phần trăm biến động của mỗi loại chi phí.
c) Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích.
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
a, b là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích (số liệu thực tế), Q1= a1.b1 Q0: kết quả kỳ kế hoạch (số liệu dự toán), Q0=a0.b0
∆Q= Q1 – Q0, mức chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ kế hoạch Phương pháp:
Bước 1: thay thế nhân tố a
a1.b1 được thay thế bằng a0.b1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là TT - DT
* 100% DT
∆Qa= a1.b1 – a0.b1
Bước 2: thay thế nhân tố b, tương tự như bước 1.
Trong đó, nhân tố đã thay ở bước trước phải giữ nguyên cho các bước thay thế sau.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC