Giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học 11 (CTC) (Trang 33)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.1.2.2.Giải quyết vấn đề

Thực chất việc giải quyết vấn đề đã bắt đầu từ việc phát biểu đúng đắn vấn đề. Quá trình phát biểu vấn đề đã đánh dấu sự hiểu biết vấn đề đang nảy sinh trong HS. Chính trong bước này HS đã thấy được cách thức giải quyết vấn đề. Lôgic được thể hiện qua các bước vạch kế hoạch, nêu và lập luận giả thuyết, chứng minh giả thuyết, kiểm tra việc giải quyết vấn đề.

Việc vạch ra kế hoạch giải quyết vấn đề phụ thuộc vào kĩ năng, kinh nghiệm của HS trong việc tiên đoán các bước giải quyết, giống như người đánh cờ biết phân tích thấy các bước cờ tiếp theo. HS hình dung kết quả giải, đồng thời xác định trật tự các hành động dựa vào kinh nghiệm và kiến thức đã có hoặc bằng con đường phỏng đoán nhờ tư duy trực giác. Trong quá trình đó nảy sinh các ý tưởng, hoặc nguyên tắc làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề. Trong các ý tưởng nguyên tắc đó chỉ có một ý tưởng được trở thành giả thuyết. Như vậy để có được

SVTH: PHAN THỊ HỒNG 34 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY

giả thuyết, trước hết HS phải đề xuất các ý tưởng khác nhau, sau đó lập luận một cách khoa học một ý tưởng đã được lựa chọn. Ý tưởng được lập luận một cách chặt chẽ, phản ánh được hiện thực nhất thì được gọi là giả thuyết. Đối với HS, giả thuyết là một sự tưởng tượng sáng tạo, nó định hướng cho hoạt động tìm tòi của HS trong tình huống có vấn đề.

Xây dựng giả thuyết đúng đắn chỉ thực hiện được trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc các hiện tượng, sự kiện, các tư liệu liên quan đến vấn đề nảy sinh. Cũng từ đó cho phép thực hiện một cách khoa học việc chứng minh giả thuyết. Nhân loại đạt được tri thức khoa học chủ yếu bằng nhận thức lí tính. Trong quá trình nhận thức đó, phải sử dụng những biện pháp lôgic như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa các thao tác tư duy lôgic như: Phán đoán, suy luận, cụ thể hóa khái niệm. Ngay sau khi đề xuất và lập luận, chọn lựa cần chứng minh giả thuyết đó. Để chứng minh HS phải biết phân tích tài liệu giáo khoa, từ đó tách ra các yếu tố cốt lõi và các yếu tố thứ yếu, so sánh chúng, tổng hợp, khái quát rồi rút ra kết luận. Yếu tố cốt lõi là tọa độ, kim chỉ nam định hướng tìm tòi cho HS. Dựa vào đó, HS thấy được những gì còn thiếu trong các sự kiện, tài liệu cần giải quyết, từ đó mà có kế hoạch tìm các tài liệu bổ sung. Các kĩ năng tìm tòi những sự kiện, biện pháp cần thiết trong tài liệu giáo khoa để chứng minh và kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết nêu ra là biểu hiện phẩm chất sáng tạo của HS. Trong quá trình chứng minh giả thuyết, GV cung cấp thêm cho HS các dữ liệu cần thiết, hướng sự suy nghĩ của các em vào việc phân tích, so sánh, khái quát hóa.

Tiếp theo sự chứng minh giả thuyết là hoạt động kiểm tra cách giải quyết vấn đề. Tính đúng đắn của kiến thức mới phải được kiểm

SVTH: PHAN THỊ HỒNG 35 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY

nghiệm trong thực tiễn. Có thể là trong thực tiễn đời sống hoặc trong các hoàn cảnh ứng dụng linh hoạt khác.

Ví dụ: Sau khi HS đã phát hiện ra vấn đề cần giải quyết: Vì sao tim ngừng đập thì cơ thể chết, còn khi cơ thể chết tim vẫn có thể đập được? → HS sẽ bắt đầu đi tìm câu trả lời chính là bắt đầu giải quyết vấn đề. GV cho HS hoạt động theo nhóm để thảo luận. HS nảy sinh các ý tưởng:

Ý tưởng 1: Vì tim được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ôxi, nhiệt độ thích hợp.

Ý tưởng 2: Vì tim có tính tự động.

HS phân tích nội dung SGK, suy đoán. GV cung cấp thêm cho HS một số ví dụ khác ngoài thí nghiệm về ếch như: Một em bé sau khi chết được đưa vào nhà xác, 7 tiếng đồng hồ sau người ta phát hiện ra tim của em bé đó đập trở lại được 2 tiếng.

Từ đó HS được hướng vào phân tích, chứng minh ý tưởng 2: Vì tim có tính tự động. Ngay cả khi cơ thể chết, tim không được cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi, nhiệt độ thích hợp tim vẫn có khả năng đập. Lúc này ý tưởng 2 đã trở thành giả thuyết.

GV nhận xét, đánh giá cách giải quyết vấn đề, bác bỏ ý tưởng 1 của HS, chứng minh lại ý tưởng 2.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học 11 (CTC) (Trang 33)