Xác định nội dung, mục tiêu

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học 11 (CTC) (Trang 27)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.1.1.1. Xác định nội dung, mục tiêu

* Xác định mục tiêu tiết học

Để xác định mục tiêu tiết học GV cần nghiên cứu kĩ chương trình và kế hoạch chương, xác định vị trí của bài trong chương. Mục tiêu phải phù hợp với nội dung của bài học, là cái mà HS cần đạt được sau mỗi bài học. Hình thức diễn đạt mục tiêu bài học cần phải sử dụng các động từ hành động sao cho kết quả hành động có thể đo được, quan sát được.

Ví dụ: “Mô tả được”, “Liệt kê được”, “Phân tích được”, “Vẽ được”, “Chứng minh được”…

Cần tránh các động từ mà mức độ biểu hiện kết quả có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, do đó không được chính xác.

Ví dụ: “Hiểu được”, “Nắm được”, “Lĩnh hội được”…

Ngoài mục tiêu chung về kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, cần chú ý đến kỹ năng phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề cần được hình thành ở bài học dạy theo PP “Đ & GQVĐ”.

Ví dụ:Bài 19: “Tuần hoàn máu” (tiếp theo) Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động. - HS mô tả được chu kì hoạt động của tim.

SVTH: PHAN THỊ HỒNG 28 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY

- HS trình bày được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch.

- HS phân tích được biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và liệt kê được nguyên nhân của sự biến động đó. Từ đó vận dụng kiến thức giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp. - Phát triển kĩ năng phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề.

3. Thái độ:

- Đồng tình với các kết quả nghiên cứu khoa học. -Có ý thức bảo vệ sức khỏe của cá nhân và gia đình.

* Xác định nội dung tri thức

Để xác định được nội dung cần truyền đạt trong bài học GV cần tìm hiểu rõ, hiểu biết sâu rộng nội dung khoa học của bài học. Từ sự hiểu biết sâu rộng nội dung, dựa vào yêu cầu của chương trình GV dựa vào nội dung của SGK để vừa khai thác triệt để, vừa bổ sung, sửa chữa những gì không chính xác, không đầy đủ của SGK. Xác định khối lượng kiến thức hợp lí, dự kiến thời gian phù hợp đủ để HS tiếp thu các sự kiện.

Xuất phát từ chỗ đã xác định được mục tiêu, nội dung GV cần tìm ra phương pháp dạy học tối ưu cho từng nội dung để đạt được mục tiêu.

Ví dụ: Bài 19: “Tuần hoàn máu” (tiếp theo)

III – Hoạt động của tim 1. Tính tự động của tim

* Nội dung GV cần truyền đạt:

SVTH: PHAN THỊ HỒNG 29 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY

- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. - Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim. Bao gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

+ Nút xoang nhĩ: Nằm trên thành nhĩ phải, có khả năng tự phát xung điện theo chu kì.

+ Nút nhĩ thất: Nằm ở thành tâm nhĩ phải, có tế bào phát nhịp và tế bào chuyển tiếp.

+ Bó his: Xuất phát từ hạch nhĩ thất chia thành 2 nhánh đi đến cơ của 2 tâm thất tao thành mạng lưới puôckin.

→ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp, xung được truyền tới 2 tâm nhĩ, tới nút nhĩ thất, truyền theo bó His tới mạng puôckin tới tâm thất, làm tâm thất co.

- Kiến thức liên hệ thực tế: Trong y học điều này có ý nghĩa khi thực hiện các ca hiến, ghép tạng.

* Phương pháp

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với PP thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học 11 (CTC) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)