7. Những đóng góp mới của đề tài
2.1.2. Giai đoạn 2: Dạy trên lớp
2.1.2.1. Đặt vấn đề
Bước này là kết quả của sự va chạm giữa chủ thể nhận thức với mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan. Có thể nói đây là bước mà trạng thái tâm lí được vật chất hóa bằng một hình thức tư tưởng là câu hỏi có vấn đề hay còn gọi là bài toán nhận thức, bài toán ơrixtic.
Như trên đã đề cập, câu hỏi có vấn đề hay bài toán ơrixtic là một sản phẩm của tư duy, khác với tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lí của người nghiên cứu. Câu hỏi có vấn đề được bộc lộ ra từ tình huống có vấn đề nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự phân tích đúng đắn của tình huống xảy ra, phụ thuộc vào trình độ của chủ thể. Trong khoa học có nhiều tình huống tồn tại hàng chục năm là trạng thái tâm lí của nhiều nhà khoa học ở nhiều thế hệ mà vẫn chưa diễn đạt ra sản phẩm: Bài toán nhận thức hay vấn đề khoa học (đối với nhà khoa học thì gọi là vấn đề khoa học, còn đối với HS thì dùng thuật ngữ câu hỏi có vấn đề hay vấn đề học tập).
Sự giải quyết thành công vấn đề để thoát khỏi tình huống có vấn đề phụ thuộc vào đúng đắn của việc phát biểu vấn đề hay thiết lập bài toán ơrixtic.
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 33 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
Ví dụ: Khi dạy bài 19: “Tuần hoàn máu” (tiếp theo) GV cho HS quan sát video và cùng HS đặt ra tình huống sau:
Khi tim ngừng đập → Cơ thể chết Tim có ngừng đập? ← Khi cơ thể chết
Khi GV đưa ra tình huống này HS biết rõ một điều hiển nhiên là:
Khi tim ngừng đập → Cơ thể chết.
Sau khi HS đã quan sát video HS sẽ trả lời được:
Khi cơ thể chết → tim có thể đập bình thường. Đồng thời HS phát hiện ra vấn đề: Vì sao tim ngừng đập thì cơ thể chết, còn khi cơ thể chết tim vẫn có thể đập được nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ôxi, nhiệt độ thích hợp? → HS bắt đầu giải quyết vấn đề.
2.1.2.2. Giải quyết vấn đề
Thực chất việc giải quyết vấn đề đã bắt đầu từ việc phát biểu đúng đắn vấn đề. Quá trình phát biểu vấn đề đã đánh dấu sự hiểu biết vấn đề đang nảy sinh trong HS. Chính trong bước này HS đã thấy được cách thức giải quyết vấn đề. Lôgic được thể hiện qua các bước vạch kế hoạch, nêu và lập luận giả thuyết, chứng minh giả thuyết, kiểm tra việc giải quyết vấn đề.
Việc vạch ra kế hoạch giải quyết vấn đề phụ thuộc vào kĩ năng, kinh nghiệm của HS trong việc tiên đoán các bước giải quyết, giống như người đánh cờ biết phân tích thấy các bước cờ tiếp theo. HS hình dung kết quả giải, đồng thời xác định trật tự các hành động dựa vào kinh nghiệm và kiến thức đã có hoặc bằng con đường phỏng đoán nhờ tư duy trực giác. Trong quá trình đó nảy sinh các ý tưởng, hoặc nguyên tắc làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề. Trong các ý tưởng nguyên tắc đó chỉ có một ý tưởng được trở thành giả thuyết. Như vậy để có được
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 34 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
giả thuyết, trước hết HS phải đề xuất các ý tưởng khác nhau, sau đó lập luận một cách khoa học một ý tưởng đã được lựa chọn. Ý tưởng được lập luận một cách chặt chẽ, phản ánh được hiện thực nhất thì được gọi là giả thuyết. Đối với HS, giả thuyết là một sự tưởng tượng sáng tạo, nó định hướng cho hoạt động tìm tòi của HS trong tình huống có vấn đề.
Xây dựng giả thuyết đúng đắn chỉ thực hiện được trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc các hiện tượng, sự kiện, các tư liệu liên quan đến vấn đề nảy sinh. Cũng từ đó cho phép thực hiện một cách khoa học việc chứng minh giả thuyết. Nhân loại đạt được tri thức khoa học chủ yếu bằng nhận thức lí tính. Trong quá trình nhận thức đó, phải sử dụng những biện pháp lôgic như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa các thao tác tư duy lôgic như: Phán đoán, suy luận, cụ thể hóa khái niệm. Ngay sau khi đề xuất và lập luận, chọn lựa cần chứng minh giả thuyết đó. Để chứng minh HS phải biết phân tích tài liệu giáo khoa, từ đó tách ra các yếu tố cốt lõi và các yếu tố thứ yếu, so sánh chúng, tổng hợp, khái quát rồi rút ra kết luận. Yếu tố cốt lõi là tọa độ, kim chỉ nam định hướng tìm tòi cho HS. Dựa vào đó, HS thấy được những gì còn thiếu trong các sự kiện, tài liệu cần giải quyết, từ đó mà có kế hoạch tìm các tài liệu bổ sung. Các kĩ năng tìm tòi những sự kiện, biện pháp cần thiết trong tài liệu giáo khoa để chứng minh và kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết nêu ra là biểu hiện phẩm chất sáng tạo của HS. Trong quá trình chứng minh giả thuyết, GV cung cấp thêm cho HS các dữ liệu cần thiết, hướng sự suy nghĩ của các em vào việc phân tích, so sánh, khái quát hóa.
Tiếp theo sự chứng minh giả thuyết là hoạt động kiểm tra cách giải quyết vấn đề. Tính đúng đắn của kiến thức mới phải được kiểm
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 35 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
nghiệm trong thực tiễn. Có thể là trong thực tiễn đời sống hoặc trong các hoàn cảnh ứng dụng linh hoạt khác.
Ví dụ: Sau khi HS đã phát hiện ra vấn đề cần giải quyết: Vì sao tim ngừng đập thì cơ thể chết, còn khi cơ thể chết tim vẫn có thể đập được? → HS sẽ bắt đầu đi tìm câu trả lời chính là bắt đầu giải quyết vấn đề. GV cho HS hoạt động theo nhóm để thảo luận. HS nảy sinh các ý tưởng:
Ý tưởng 1: Vì tim được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ôxi, nhiệt độ thích hợp.
Ý tưởng 2: Vì tim có tính tự động.
HS phân tích nội dung SGK, suy đoán. GV cung cấp thêm cho HS một số ví dụ khác ngoài thí nghiệm về ếch như: Một em bé sau khi chết được đưa vào nhà xác, 7 tiếng đồng hồ sau người ta phát hiện ra tim của em bé đó đập trở lại được 2 tiếng.
Từ đó HS được hướng vào phân tích, chứng minh ý tưởng 2: Vì tim có tính tự động. Ngay cả khi cơ thể chết, tim không được cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi, nhiệt độ thích hợp tim vẫn có khả năng đập. Lúc này ý tưởng 2 đã trở thành giả thuyết.
GV nhận xét, đánh giá cách giải quyết vấn đề, bác bỏ ý tưởng 1 của HS, chứng minh lại ý tưởng 2.
2.1.2.3. Thảo luận kết quả và đánh giá
GV cùng với HS kiểm tra kết quả thảo luận của từng nhóm và đánh giá. Nếu giải pháp chưa đúng thì quay trở lại phân tích vấn đề và giải quyết lại. Nếu kiểm tra thấy giải pháp đúng thì đi tới kết luận. GV đặt ra tình huống tiếp theo. Ví dụ: Kết luận: Cơ thể chết tim vẫn có khả năng đập được là vì tim có tính tự động.
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 36 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
2.2. Bảng “ Địa chỉ” tình huống có vấn đề trong chương trình Sinh học 11 (CTC)
STT Tên bài / phần Vấn đề học tập
Kế hoạch bài học
Giáo viên Học sinh
1 Bài 1: “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ” 1. Hình thái của hệ rễ Vấn đề 1: Vì sao cây mọc cố định tại một chỗ lại tìm hút được nước và muối khoáng ở trong đất?
- GV: Đặt vấn đề
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về hình thái của rễ cây, và hình ảnh cây có khả năng sống ở sa mạc.
- GV yêu cầu HS trả lời : Rễ cây có cấu tạo phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá, giúp HS đưa ra kết luận.
- HS phát hiện vấn đề, đưa ra ý tưởng:
+ Ý tưởng 1: Vì nước và muối khoáng phân bố mọi nơi trong đất.
+ Ý tưởng 2: Vì rễ có cấu tạo phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng. → HS tiếp thu kiến thức, bác bỏ ý tưởng 1 (ở sa mạc hầu như là không có nước) HS tìm hiểu nội dung SGK → đưa ra kết luận
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 37 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY 2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ Rễ cây càng nhiều lông hút → hiệu quả hút nước và muối khoáng càng cao. Rễ cây không có lông hút → cây có khả năng hút nước và muối khoáng? - GV hỏi HS:
Em hãy kể tên một số loài thực vật không có lông hút trên rễ?
- GV đưa tình huống có vấn đề: Rễ cây càng nhiều lông hút → hiệu quả hút nước và muối khoáng càng cao.
Rễ cây không có lông hút → cây có khả năng hút nước và muối khoáng không?
- GV gợi ý cho HS: Có loài nấm sống cộng sinh với rễ cây, gọi đó là nấm rễ. Nấm
- HS trả lời được: Thông, sồi, bèo…
- HS sẽ đặt ra vấn đề: Không có lông hút chúng sẽ hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào?
- HS sẽ đưa ra các câu trả lời khác nhau:
+ Cây có thể hút nước và muối khoáng nhờ bộ phận khác.
+ Cây không thể hút nước và muối khoáng được. - HS tư duy, trả lời: Nấm rễ giúp cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng.
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 38 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY rễ có tác dụng gì? - GV nhận xét, đánh giá và đưa HS đến kết luận vấn đề. - HS đưa ra kết luận: Thực vật không có lông hút cây vẫn hút được nước và muối khoáng nhờ nấm rễ (thực vật ở cạn), qua bề mặt cơ thể (thực vật thủy sinh). 2 Bài 2: “Vận chuyển các chất trong cây” 3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
Nước chảy từ cao → thấp.
Trong mạch gỗ của cây gỗ cao đến hàng chục mét như: Xoài, lim, sấu, thông … : Nước vận chuyển được từ thấp (rễ) → cao (đỉnh)?
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh các cây gỗ lớn như: Xoài, lim, thông, bạch đàn ….
-GV thông báo: Nước chảy từ cao → thấp. Trong mạch gỗ của cây gỗ cao đến hàng chục mét như: Xoài, lim, sấu, thông …: Nước vận chuyển được từ thấp (rễ)
- HS quan sát
- HS phát hiện vấn đề : Làm thế nào nước vận chuyển được ngược chiều trọng lực từ rễ lên đến đỉnh?
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 39 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
→ cao (đỉnh)? SGK để giải quyết vấn đề :
Nhờ vào 3 lực: Lực đẩy (áp xuất rễ), lực hút (do thoát hơi nước ở lá), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. 3 Bài 17: “Hô hấp ở động vật” Các hình thức hô hấp.
- Động vật đa bào bâc cao:
Có cơ quan chuyên hô hấp → diễn ra quá trình hô hấp.
- Động vật đơn bào, đa bào bậc thấp:
Chưa có cơ quan chuyên hô hấp → có
- GV cung cấp thông tin: + Động vật đa bào bâc cao: Có cơ quan chuyên hô hấp → diễn ra quá trình hô hấp. + Động vật đơn bào, đa bào bậc thấp:
Chưa có cơ quan chuyên hô hấp → có diễn ra quá trình hô hấp không? Vì sao?
- HS trả lời được: Có diễn ra quá trình hô hấp, nhưng chưa trả lời được vì sao vẫn diễn ra quá trình hô hấp?
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 40 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
diễn ra quá trình hô hấp không? Vì sao?
- GV gợi ý:
Chưa có cơ quan hô hấp thì động vật sẽ hô hấp theo hình thức nào?
- HS tìm hiểu nội dung SGK, độc lập giải quyết vấn đề: Chưa có cơ quan hô hấp nhưng động vật bậc thấp có khả năng hô hấp qua bề mặt cơ thể. 4 Bài 18: “Tuần hoàn máu” Khái niệm vòng tuần hoàn
Trong một giờ nhu cầu ôxi tối thiểu của cơ thể đã gấp 100 lần lượng ôxi hòa tan trong máu, chưa nói đến khi cơ thể hoạt động mạnh. Mà cơ thể không thể sản sinh ra một lượng máu như thế trong
- GV thông báo: “Trong cơ thể có khoảng 5 lít máu. Với lượng máu đó có thể hòa tan 100 ml ôxi. Khi nghỉ ngơi hoàn toàn cơ thể tiêu dùng ít năng lượng mà cũng cần tới 10 – 12 lít ôxi trong 1 giờ. Còn khi lao động mạnh nhu cầu đó có thể lên tới 60 – 120 lít. Như vậy nhu cầu ôxi tối
- HS phát hiện ra mâu thuẫn với một điều HS đã biết là cơ thể không thể sản sinh ra một lượng máu như thế trong một giờ. Từ đó nảy sinh vấn đề: ? Vì sao hệ tuần hoàn vẫn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể?
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 41 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
một giờ. Vậy vì sao hệ tuần hoàn vẫn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể?
thiểu của cơ thể đã gấp 100 lần lượng ôxi hòa tan trong máu, chưa nói đến khi cơ thể hoạt động mạnh”.
- GV: Không thể sinh sản một lượng máu như thế, nhưng có thể sử dụng lượng máu đó lặp đi lặp lại.
- GV yêu cầu HS định nghĩa vòng tuần hoàn?
- HS tiếp thu kiến thức, tư duy, phân tích: Cơ thể sẽ luân chuyển lượng máu đó liên tục, sử dụng triệt đề → tạo thành vòng tuần hoàn. - HS đưa ra định nghĩa và kết luận vòng tuần hoàn đã giúp cơ thể đáp ứng được nhu cầu ôxi.
5 Bài 19 “Tuần hoàn máu” 1. Tính tự động của tim Vấn đề 1: Tim ngừng đập → cơ thể chết. Tim có ngừng đập? - GV tạo tình huống có vấn đề: Tim ngừng đập → cơ thể chết.
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 42 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
(tiếp theo)
← khi cơ thể chết. thí nghiệm “Cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng đập”
- GV đặt vấn đề :
Cơ thể chết → tim có ngừng đập?
- GV cung cấp thêm cho HS một số ví dụ: Em bé chết, sau 7 giờ tim có khả năng đập lại được 2 giờ.
- GV nhận xét đánh giá, giúp HS đưa ra kết luận.
- HS nhận ra điều mâu thuẫn “tim vẫn đập khi cơ thể chết” → phát sinh thắc mắc → tạo câu hỏi có chứa vấn đề học tập “vì sao tim vẫn đập được khi tách ra khỏi cơ thể”
- HS đưa ra các giả thuyết để giải quyết vấn đề.
Ý tưởng 1 : Vì tim vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ôxi, nhiệt độ.
Ý tưởng 2 : Vì tim có tính tự động.
- HS bác bỏ ý tưởng 1, hướng sang chứng minh ý tưởng 2. - HS đưa ra kết luận
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 43 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY
2. Chu kì hoạt động của
tim
Tại sao tim đập suốt cuộc đời mà không mệt mỏi?
- GV đưa ra tình huống : Tim người có khối lượng chừng 300g mà sản ra một lượng công rất lớn vẫn đảm bảo hoạt động liên tục suốt cả đời người để cung cấp máu cho cơ thể. Trong 24h, riêng tâm thất phải sản ra một công khoảng 170 – 180 nghìn kilojun. Công đó tương đương một cần cẩu nâng một vật nặng một tấn lên độ cao bằng tầng thượng nhà 5 tầng, mà không mệt mỏi.
- GV nhận xét, đánh giá
- HS phát hiện ra vấn đề học tập: Tại sao tim đập suốt cuộc đời mà không mệt mỏi?
- HS tìm hiểu nội dung SGK, đưa ra các hướng giải quyết.
- HS thảo luận
SVTH: PHAN THỊ HỒNG 44 GVHD: TH.S AN BIÊN THÙY 6 Bài 23: “Hướng động” 1. Khái niệm hướng động
Vì sao cây sinh trưởng theo hướng nằm ngang?
- GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà 3 chậu cây đậu tương:
+ Cây 1: Để ngoài trời