Giảp pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng xây dựng và sử dụng hầm ủ biogas tại xã tri phương, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41)

* Giải pháp kinh tế: Hỗ trợ vốn cho xây dựng biogas đồng thời tăng

cường đầu tư vốn cho ngành sản xuất chăn nuôi. Vốn đầu tư ban đầu cho một hầm biogas là lớn so với thu nhập của hộ gia đình nên nhiều gia đình mặc dù chăn nuôi nhiều xong vẫn chưa có đủ kinh phí để xây dựng hầm.

Tăng cường đầu tư vốn cho sản xuất ngành chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô của chăn nuôi, rút ngắn thời gian trong một lứa, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi thì cần phải có vốn đầu tư thức ăn cho vật nuôi. Mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung.

* Giải pháp kỹ thuật: Phổ biến kỹ thuật cho bà con nông dân bằng việc

đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật xây hầm cho đội ngũ thợ xây ngay chính tại từng cơ sở địa phương. Vì Biogas là công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài nên còn lạ lẫm đối với nhiều nông dân, hơn nữa kỹ thuật xây hầm tương đối khó so với trình độ của nhân dân địa phương. Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu về thiết kế, ứng dụng mô hình Biogas để tìm ra loại hầm biogas thích hợp hơn và có hiệu quả hơn.

* Các giải pháp khác:

Tuyên truyền, phổ biến mô hình biogas tới từng hộ nông dân. Còn nhiều người dân chưa hiểu hết về vai trò và tác dụng của biogas cũng như chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Do vậy, Nhà Nước phải có kế hoạch, chương trình phổ biến mô hình biogas tới từng gia đình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách, báo, truyền hình; qua các cuộc hội thảo, các buổi tập huấn. Các tổ chức, cơ quan của huyện như hội nông dân, trạm khuyến nông, phòng kế hoạch tài chính phòng NN & PTNN... cần có sự phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện thúc đẩy phong trào phát triển biogas bằng việc mở các lớp tập huấn, đưa lãnh đạo địa phương và một số nông dân điển hình đi tham quan những nơi có phong trào biogas phát triển.

Qua đó, vận động nông dân tự nguyện xây dựng hầm biogas và để làm được điều đó thì các đồng chí cán bộ xã, thôn, xóm phải là những người gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng mô hình biogas. Khi đó, bà con nông dân mới tận mắt trông thấy được những tác dụng tốt của biogas và họ sẽ tin tưởng rồi sẽ làm theo.

Phát triển các ngành nghề có liên quan đến phát triển biogas như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản. Như vậy muốn phát triển biogas thì trước hết phải chăn nuôi và trồng trọt bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng xây dựng và sử dụng hầm ủ biogas tại xã tri phương, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)