Đặc điểm hầm biogas tại Tri Phương

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng xây dựng và sử dụng hầm ủ biogas tại xã tri phương, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đặc điểm và các thông số kĩ thuật, cũng như chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình hầm biogas ở Tri Phương. Kết quả được trình bày ở bảng 9

Bảng 9: Đặc điểm các loại hầm biogas ở xã Tri Phương

Kiểu hầm xây Kiểu hầm composite đúc sẵn Số lượng Dung tích (m3) Chi phí xây dựng (triệu đồng/m2) Số lượng Dung tích (m3) Chi phí lắp đặt (triệu đồng/m2) Đinh 12 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Cao Đình 11 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Lương 10 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Giáo 5 3-9 0,8 -1,2 0 4,0 Tổng số 38 6 Tỷ lệ 86,4 13,6 Các thông số khác Đặt bể ngầm 100% 100%

Nguyên liệu vào Chất thải chăn nuôi Chất thải chăn nuôi Sản phẩm sau biogas Không tái sử dụng Không tái sử dụng

Hiện tại ở Tri Phương chỉ tồn tại 2 loại hầm biogas, đó là hầm xây cố định, chiếm 86,4% (trong đó chủ yếu là dạng nắp vòm cuốn) và hầm composite đúc sẵn, chiếm 13,6%. Vì quy mô chăn nuôi ở Tri Phương chỉ từ mức nhỏ đến trung bình (≥50 lợn thịt; ≥ 10 bò...) nên dung tích bể phần lớn ở mức tối thiểu. Hầm xây cố định có dung tích dao động từ 3 đến 9 m3 (số lượng hầm có dung tích 9 m3 không nhiều); hầm composite đúc sẵn có đường kính 1,9m, dung tích 4m3.

Tại các hộ chăn nuôi, 100% các hầm ủ đều được đặt ngầm để tiết kiệm mặt bằng xây dựng. Loại nguyên liệu được dùng để ủ biogas là 100% chất thải chăn nuôi, chất thải của vật nuôi được trực tiếp thải vào bể phân giải. Ở một vài hộ gia đình có xây dựng thêm 1 bể chứa để tách nước khi vệ sinh chuồng và tắm cho vật nuôi. Vì một số chất như thuốc sát trùng, thuốc tẩy, xà phòng, dầu mỡ hay thuốc kháng sinh đều gây cản trở sự phát triển của các vi sinh vật trong hầm ủ.

Trong nước thải của hầm ủ có chứa một lượng khá lớn năng lượng, đạm và các chất khoáng như kali, photpho, canxi… là những phân bón có giá trị đối với nông nghiệp. Chất thải rắn có thể được phơi khô rồi rải trên đồng ruộng, hoặc bón cho ao cá. Việc tái sử dụng các giá trị này của chất thải sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và cần được phổ biến cho người nông dân áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, ở Tri Phương, các sản phẩm từ hầm ủ biogas hiện không được tái sử dụng cho bất kỳ hoạt động sản xuất nào mà được thải bỏ ra vườn, ao hồ, sông…

Theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, nếu một hộ nuôi khoảng 5 lợn nái thì dung tích bể phù hợp là 2m3. Dung tích này nhỏ, rất khó xây dựng. Vì thế, để xử lý nguồn chất thải được tốt, những hộ này nên lắp đặt túi biogas (theo mẫu thiết kế của trường Đại học Nông lâm TPHCM), túi sinh gas được bảo quản trong hộc xây bằng xi-măng, chi phí lắp đặt từ 2.000.000 -

2.500.000 đồng. Tuy nhiên, tại Tri Phương những hộ chăn nuôi với quy mô như trên vẫn chưa áp dụng công nghệ Biogas để xử lí chất thải.

Đa số hầm biogas ở Tri Phương có dung tích nhỏ nên giá thành xây dựng, lắp đặt ở mức cao khi tính bình quân trên m3. Một hầm composite đúc sẵn, dung tích 4m3, sau khi lắp đặt có giá thành trên 10 triệu - đây là một khoản tiền không nhỏ đối với đa số hộ chăn nuôi, chính vì thế mà hầm đúc sẵn có rất nhiều ưu điểm: có thể di chuyển vị trí, nhẹ, kín, thao tác lắp đặt chỉ trong 2-4 giờ, sử dụng được ngay...nhưng ít hộ chăn nuôi chọn sử dụng.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng xây dựng và sử dụng hầm ủ biogas tại xã tri phương, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)