Bảng 10: Các loại hình sử dụng Biogas trong hộ gia đình tại Tri Phương Thôn Đun nấu Thắp sáng Khác (Bơm nước, quạt...)
Đinh 14 (100%) 14 (100%) 2 (14,3%)
Cao Đình 13(100%) 13 (100%) 1 (7,7%)
Lương 12 (100%) 12 (100%) 1(8,3%)
Giáo 5 (100%) 5 (100%) 0
Tổng số 44/44 (100%) 44/44 (100%) 4/44 (5,5%)
Như vậy là 100% hộ chăn nuôi ở cả 4 thôn xây dựng hầm biogas đã sử dụng gas để đun nấu và thắp sáng. Đó là 2 loại hình sử dụng biogas phổ biến nhất hiện nay. Có 4 hộ chăn nuôi với quy mô tương đối lớn đã xây dựng hầm biogas có dung tích 9m3 và lượng gas thường xuyên được duy trì ổn định, các hộ này còn có thể sử dụng biogas để chạy máy bơm nước, quạt….
Ở nhiều địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi tập trung và thực hiện triệt để công nghệ biogas xử lí chất thải. Năng lượng biogas cho phép chủ trang trại không chỉ đun nấu, thắp sáng mà còn chạy cả máy xay xát, máy trộn thức ăn... đã đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi và giải quyết tốt bài toán môi trường.
3.2.3.5. Ý kiến về công nghệ biogas của các hộ gia đình
Thăm dò ý kiến của hộ chăn nuôi đang sử dụng công nghệ biogas, tìm hiểu sự hài lòng, chưa hài lòng, những điều còn băn khoăn về công nghệ này, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 11: Ý kiến về công nghệ biogas của các hộ gia đình
Nội dung Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến
Lợi ích về kinh tế 90,9 9,1 0
Lợi ích về môi trường 68,2 27,3 0,5
Thúc đẩy chăn nuôi phát triển 68,2 0 31,8
Chi phí xây dựng cao 100,0 0 0
Kinh phí hỗ trợ thấp 100,0 0 0
Vay vốn chưa thuận lợi 36,6 22,5 40,9
Chưa được tập huấn kĩ 40,9 50,0 9,1
Vận hành hầm biogas khó 59,1 40,9 0
Hay gặp trục trặc 11,4 75,0 13,6
+ Nhóm ý kiến tích cực: 90,9% hộ nhận thức được lợi ích kinh tế của công nghệ biogas, gần 70% hộ nhận thức được lợi ích về môi trường, và góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Đây là các hộ gia đình đi đầu trong sử dụng công nghệ khí sinh học.
+ Nhóm ý kiến chưa hài lòng về những hỗ trợ của chính quyền, cơ quan chuyên môn: kinh phí hỗ trợ thấp, chưa được tập huấn kĩ, thủ tục vay vốn xúc tiến chậm.
+ Những khó khăn trong khi vận hành hầm ủ, những sự cố thường gặp: Có ít, không có khí, khí có mùi khó chịu, ngọn lửa yếu, chập chờn, khí không
tới được nơi sử dụng… Một vài hầm ủ hoạt động gián đoạn, ít hiệu quả...
Tuy nhiên, đánh giá chung hầu hết nông dân cho rằng những lợi ích mà biogas mang lại là rất lớn so với những bất lợi của nó.
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BIOGAS 3.3.1. Mối liên quan giữa biogas với ngành chăn nuôi 3.3.1. Mối liên quan giữa biogas với ngành chăn nuôi
Chất thải từ gia súc trong chăn nuôi là nguồn nguyên liệu chính tạo nên khí sinh học. Chăn nuôi càng phát triển thì càng tạo điều kiện cho phát triển Biogas. Mặt khác khi đã xây dựng hệ thống hầm Biogas thì phải duy trì thường xuyên đàn lợn trong chuồng. Càng nuôi nhiều gia súc thì lượng gas sinh ra càng nhiều, lượng gas nhiều có thể có thể dùng để nấu thức ăn chăn nuôi gia súc. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí cho chất đốt, làm tăng lợi nhuận của ngành chăn nuôi. Ngược lại, khi chăn nuôi phát triển mà không xây dựng hệ thống Biogas thì lượng chất thải từ chăn nuôi sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Để nâng cao thu nhập hộ gia đình đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống thì phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi cùng với xây dựng mô hình biogas.
Qua thực tế nghiên cứu ta thấy những hộ gia đình đã xây hầm biogas thì thường xuyên duy trì và mở rộng quy mô chăn nuôi vì khi sử dụng biogas hộ nông dân tiết kiệm được một khoản tiền đồng thời tăng thêm thời gian rảnh rỗi, do đó người ta tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi để tăng thu nhập đồng thời tăng lượng gas sử dụng.
Để phát triển biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi. Những khó khăn, thách thức đối với ngành chăn nuôi thì chưa bao giờ hết: dịch bệnh liên miên, giá thức ăn cao…
3.3.2. Yếu tố kinh tế
Ngoài quy mô chăn nuôi ra thì kinh tế chính là yếu tố quyết định vì vốn đầu tư ban đầu cho xây hầm biogas tương đối lớn (khoảng 2-4 triệu đồng/hầm) và nếu tính cả chi phí cho xây dựng công trình phụ thì hết khoảng 6-7 triệu đồng. Qua điều tra thực tế, một số gia đình tuy có quy mô chăn nuôi đủ để xây hầm biogas, xong họ vẫn chưa xây chỉ vì lý do chưa có đủ tiền.
3.3.3. Yếu tố kỹ thuật
Biogas là công nghệ từ nước ngoài chuyển giao vào Việt Nam mà đặc biệt đối tượng tiếp nhận công nghệ lại là bà con nông dân, do đó quá trình ứng dụng biogas còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, một số hầm biogas đang bị trục trặc mà vẫn chưa sửa chữa, khắc phục được dẫn đến các hộ gia đình khác lo lắng, e ngại không hưởng ứng tích cực việc xây hầm biogas. 3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BIOGAS TẠI TRI PHƯƠNG
3.4.1. Giải pháp chung [2]
Mô hình biogas đem lại lợi ích trực tiếp cho hộ nông dân đồng thời nó cũng đem lại lợi ích cho cả cộng đồng đó là môi trường trong sạch, đó là sự bảo tồn nguồn tài nguyên. Vì vậy, để phát triển mô hình biogas thì cần phải có sự quan tâm của toàn thể cộng đồng. Do đó, giải pháp chung để phát triển biogas là: có sự chỉ đạo của các tổ chức, các cơ quan cấp trên về chương trình biogas. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho chương trình phát triển biogas. Phổ biến rộng rãi tới từng hộ nông dân về tác dụng của việc xây hầm biogas và đặc biệt là giúp về tinh thần, vốn và kỹ thuật.
3.4.2. Giảp pháp cụ thể [2]
* Giải pháp kinh tế: Hỗ trợ vốn cho xây dựng biogas đồng thời tăng
cường đầu tư vốn cho ngành sản xuất chăn nuôi. Vốn đầu tư ban đầu cho một hầm biogas là lớn so với thu nhập của hộ gia đình nên nhiều gia đình mặc dù chăn nuôi nhiều xong vẫn chưa có đủ kinh phí để xây dựng hầm.
Tăng cường đầu tư vốn cho sản xuất ngành chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô của chăn nuôi, rút ngắn thời gian trong một lứa, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi thì cần phải có vốn đầu tư thức ăn cho vật nuôi. Mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung.
* Giải pháp kỹ thuật: Phổ biến kỹ thuật cho bà con nông dân bằng việc
đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật xây hầm cho đội ngũ thợ xây ngay chính tại từng cơ sở địa phương. Vì Biogas là công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài nên còn lạ lẫm đối với nhiều nông dân, hơn nữa kỹ thuật xây hầm tương đối khó so với trình độ của nhân dân địa phương. Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu về thiết kế, ứng dụng mô hình Biogas để tìm ra loại hầm biogas thích hợp hơn và có hiệu quả hơn.
* Các giải pháp khác:
Tuyên truyền, phổ biến mô hình biogas tới từng hộ nông dân. Còn nhiều người dân chưa hiểu hết về vai trò và tác dụng của biogas cũng như chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Do vậy, Nhà Nước phải có kế hoạch, chương trình phổ biến mô hình biogas tới từng gia đình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách, báo, truyền hình; qua các cuộc hội thảo, các buổi tập huấn. Các tổ chức, cơ quan của huyện như hội nông dân, trạm khuyến nông, phòng kế hoạch tài chính phòng NN & PTNN... cần có sự phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện thúc đẩy phong trào phát triển biogas bằng việc mở các lớp tập huấn, đưa lãnh đạo địa phương và một số nông dân điển hình đi tham quan những nơi có phong trào biogas phát triển.
Qua đó, vận động nông dân tự nguyện xây dựng hầm biogas và để làm được điều đó thì các đồng chí cán bộ xã, thôn, xóm phải là những người gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng mô hình biogas. Khi đó, bà con nông dân mới tận mắt trông thấy được những tác dụng tốt của biogas và họ sẽ tin tưởng rồi sẽ làm theo.
Phát triển các ngành nghề có liên quan đến phát triển biogas như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản. Như vậy muốn phát triển biogas thì trước hết phải chăn nuôi và trồng trọt bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
- Biogas như là một nhu cầu tất yếu của các hộ chăn nuôi trong điều kiện phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, giải phóng sức lao động cho người nông dân.
- Điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển của một vùng hay một địa phương. Điều kiện kinh tế xã hội của Tri Phương bao gồm các vấn đề: thu nhập bình quân đầu người khá cao, lực lượng lao động dồi dào, văn hoá giáo dục, y tế đều được cải thiện… là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển công nghệ biogas trong chăn nuôi - công nghệ đa mục tiêu.
- Xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá làm cho diện tích đất đai thu hẹp dẫn đến ngành chăn nuôi của xã cũng bị ảnh hưởng. Chăn nuôi có xu hướng giảm, cả về số lượng đầu con cũng như số hộ chăn nuôi.
- Tuy vậy, với việc quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi còn nhiều hạn chế dẫn đến ô nhiễm trầm trọng cảnh quan, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư.
- Chương trình Khí sinh học được triển khai tại Tiên Du lần đầu năm 2009, với số lượng 44 hầm biogas xây dựng và đưa vào vận hành trong 4 năm, chưa phải là kết quả thật tốt so với tiềm năng, tuy nhiên so sánh tương quan với các địa phương khác thì tốc độ phát triển mô hình Biogas ở Tri Phương rất đáng ghi nhận.
- Người dân lắp đặt hầm ủ là muốn sử dụng biogas để thay thế gas dân dụng và điện, tiết kiệm chi phí cho năng lượng, chất đốt; muốn cải thiện môi trường xung quanh chuồng trại và khu vực sinh sống của gia đình và do được hỗ trợ về vốn.
- Hiện tại ở Tri Phương chỉ tồn tại 2 loại hầm biogas, đó là hầm xây cố định, chiếm 86,4% (trong đó chủ yếu là dạng nắp vòm cuốn) và hầm composite đúc sẵn, chiếm 13,6%, dung tích bể phần lớn ở mức tối thiểu.
- Đánh giá chung hầu hết nông dân cho rằng những lợi ích mà biogas mang lại là rất lớn so với những bất lợi của nó.
4.2. KIẾN NGHỊ
4.2.1 Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nông dân khi ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi cụ thể là chính sách kìm chế lạm phát, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn và đồng bộ.
- Tạo điều kiện hành lang pháp lý an toàn, thủ tục thông thoáng, nhanh gọn, thu hút các dự án nông nghiệp vào huyện, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì phát triển biogas gắn với phát triển chăn nuôi, muốn đẩy nhanh, hiệu quả việc ứng dụng biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi.
4.2.2. Đối với chính quyền các cấp huyện, xã
- Cần thực hiện tốt các quy trình công nghệ kỹ thuật được chuyển giao, quan tâm và tổ chức tốt hơn mạng lưới khuyến nông để có thể đưa các thành tựu của hầm biogas vào thực tiễn chăn nuôi.
- Thành lập và đào tạo một đội ngũ xây hầm biogas chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn trong kỹ thuật xây hầm biogas để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho bà con trong quá trình xây hầm.
- Quan tâm, thúc đẩy chính sách hỗ trợ của dự án để quyền lợi của người nông dân nhanh chóng đến được với người nông dân.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích người nông dân ứng dụng công nghệ xử lý chất thải bằng hầm biogas mà trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn "năng lượng sinh học".
4.2.3. Đối với người nông dân
Phải xác định rõ được việc xây hầm biogas là tất yếu trong chăn nuôi vì hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường mà hầm biogas mang lại, vì vậy phải tập trung nguồn lực, không ngừng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm để có thể ứng dụng được thành tựu của công nghệ biogas vào chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công nghệ biogas sẽ giải quyết được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi (2007), http//www.thiennhien.net
2. Dự án “Chương trình Khí sinh học cho Ngành Chăn nuôi Việt Nam” do Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ NN & PTNT và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.
3. Dương Nguyên Khang, 2008, Hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ biogas ở Việt Nam, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Quang Khải, 2001, Công nghệ khí sinh học, NXB Xây Dựng
5. Dự án khí sinh học
6. ĐH Nông nghiệp Hà Nội (2009), Hội thảo khoa học: “Chất thải chăn nuôi –Hiện trạng và giải pháp”. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Thiện, (2001), Công trình năng lượng khí sinh học Biogas,
NXB Xây Dựng, Hà Nội.
8. UBND xã Tri Phương ( 2009 - 2012 ), Báo cáo tổng kết năm
9. Website của Dự Án Chương Trình Khí Sinh Học cho Ngành Chăn Nuôi ViệtNam: http://210.245.92.22/vietnam/
10. Website của Sở KH-CN Bắc Ninh http://khcnbacninh.gov.vn/rss/index 11. http://ease-vn.org.vn
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS TẠI XÃ TRI PHƯƠNG, HUYỆN TIÊN DU
Tên người điều tra: Ngày điều tra:
Địa bàn điều tra: Thôn ………xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
PHẦN I: THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ HỘ GIA ĐÌNH 1. Tên chủ hộ:...Nghề nghiệp chính: 2. Địa chỉ:
3. Trình độ văn hóa:...
4. Cơ cấu sản xuất chính hiện tại của hộ gia đình ông/bà là:
Trồng trọt [ ] Chăn nuôi [ ] Trồng trọt và chăn nuôi [ ] Chăn nuôi và thủy sản [ ] VAC [ ] Khác (ghi rõ)
PHẦN II: THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI ( Thời gian từ tháng 11/2010 đến tháng 11/2012 )
5. Ông/bà cho biết các loại vật nuôi hiện tại hộ đang có:
Lợn [ ] Gia cầm [ ] Trâu [ ] Bò [ ] Súc vật khác( ghi rõ) 6. Số lượng vật nuôi
Lợn: ………….con Trâu, bò:……. Gia cầm: …….con 7. Ông/bà nuôi lợn để:
Bán thịt [ ] Sản xuất con giống [ ] 8. Ông/bà nuôi gia cầm để:
Bán thịt, trứng [ ] Sản xuất con giống [ ] 9. Ông/bà nuôi trâu, bò để:
PHẦN III: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS 10. Tại sao Ông/bà lắp đặt hầm biogas
Cải thiện môi trường xung quanh [ ] Muốn sử dụng gas [ ]
Được hổ trợ về vốn [ ] Lý do khác: ... 11. Ông/bà biết đến biogas từ nguồn nào?
Giới thiệu qua bạn bè hàng xóm [ ] Qua TV, báo đài [ ] Qua các lớp tập huấn [ ] Có người đến giới thiệu [ ] Khác...
12. Ông/bà sử dụng mô hình Biogas kiểu nào? Túi Plastic [ ]
Hầm đúc sẵn composite [ ] Hầm bê tông [ ] Khác...
13. Ông/bà có được sự hổ trợ từ Chương trình nào không? Có [ ] Không [ ] Nếu không thì vì sao?
Nếu có thì được hỗ trợ bao nhiêu?
14. Ông/bà có tham gia tập huấn về Biogas không ? Có [ ] Không [ ] Nếu không thì vì sao?
15. Thể tích hầm/túi Biogas là bao nhiêu?...m3
16. Tổng chi phí lắp đặt mô hình Biogas của Ông/bà là bao nhiêu?...triệu đồng. 17. Ông/bà có am hiểu về Biogas không ?
Hiểu rõ [ ] Biết sơ sơ [ ] Không biết [ ]
18. Ông/bà có đưa tất cả phân chuồng vào hầm/túi xử lý không? Có [ ]Không [ ] Nếu không thì vì sao?
19. Mục đích sử dụng khí biogas chính là gì?...
PHẦN IV: LỢI ÍCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG BIOGAS 20. Trước khi có hầm Biogas gia đình xử lý chất thải bằng cách nào?
Thải trực tiếp ra sông [ ] Thải ra hồ đào [ ] Làm thức ăn cho cá [ ] Bón trực tiếp ra ruộng [ ] Khác:
21. Trước khi có biogas, gia đình hết bao nhiêu tiền cho chất đốt: ...đồng.