Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng xây dựng và sử dụng hầm ủ biogas tại xã tri phương, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 27)

Thu thập và tham khảo số liệu thống kê của các cơ quan có liên quan và các nguồn thông tin trên Internet.

- UBND xã Tri Phương, UBND huyện Tiên Du - Chi cục thú y tỉnh Bắc Ninh

- Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Ninh - Trang web UBND tỉnh Bắc Ninh 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Hiện trạng phát triển chăn nuôi của xã Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh. - Hiện trạng xây dựng và sử dụng hầm ủ biogas tại xã Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh.

- Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng hầm biogas của hộ gia đình nói riêng và địa phương nói chung.

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ xây dựng và sử dụng hầm biogas tại địa phương.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. TỔNG QUAN VỀ XÃ TRI PHƯƠNG, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 3.1.1. Điều kiện tự nhiên [7],[9]

Vị trí địa lý

Xã Tri Phương nằm ở phía Tây Nam huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có tổng diện tích tự nhiên là 564,95 ha, được chia thành 4 thôn, bao gồm thôn: Thôn Đinh, thôn Cao Đình, thôn Lương, thôn Giáo.

Thổ nhưỡng

Đất đai chủ yếu do phù sa sông Đuống bồi tụ. Khu đồng cao dễ bị khô hạn, khu đồng thấp dễ bị ngập úng. Vùng đất ven sông Đuống, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt, do đó sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chính của địa phương.

Bảng 4: Tình hình sử dụng đất ở xã Tri Phương 2012

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ Lệ (%)

Đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất thổ cư Đất công nghiệp Đất ao hồ sông ngòi 606,14 265,17 176,13 66,41 71,99 26,44 100 43,7 29,0 10,9 11,8 4,36

(Nguồn: Ban thống kê xã Tri Phương)

Tổng diện tích đất đai xã Tri Phương là 606,14ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 265.17ha, chiếm 43,7% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước 1 năm 2 vụ.

Đất chuyên dùng có diện tích 176,13 ha chiếm 29% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là diện tích để xây dựng các công trình công cộng như: Trụ sở UBND xã, Trường học, Trạm y tế, Đình chùa, đường xá…

Đất công nghiệp có diện tích 71,99 ha chiếm 11,8% tổng diện tích đất tự nhiên, toàn xã có 8 công ty, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Đất ao hồ sông ngòi có diện tích 26.44 ha chiếm 4,36% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu dùng để tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển của một vùng hay một địa phương. Điều kiện kinh tế xã hội bao gồm các vấn đề: Dân số, văn hoá, giáo dục, y tế… đây cũng chính là nhân tố kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương, ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng của vùng.

Dân số và lao động

Kết quả điều tra về tình hình kinh tế xã hội của xã được thể hiện qua bảng 5

Bảng 5: Tình hình kinh tế xã hội của xã Tri Phương 2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

Tổng số dân Người 8.244

Tổng số hộ gia đình Hộ 2.034

Lao động chính Người 4.360

Gia tăng dân số % 1,49

Thu nhập bình quân Triệu/người/năm 20,0

Hộ nghèo % 8,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Ban thống kê xã Tri Phương)

Những năm gần đây thực hiện việc đổi mới nền kinh tế cùng cả nước, Xã Tri Phương đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 20 triệu đồng/năm. Số hộ nghèo đã giảm còn 8.5% và không có hộ đói.

Giáo dục và y tế

Hiện nay trong xã có 1 Trường THCS với 24 phòng học và 1 trường Tiểu học cơ sở với 20 phòng học. Các thôn trong xã đều có trường mẫu giáo, đảm bảo 100% các em học sinh trong độ tuổi đến trường đều được đi học.

Cơ sở Y tế trong những năm gần đây đã được nâng cấp để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Xã có 1 trạm y tế với 6 nhân viên trong đó có 1 bác sỹ, 3 y sỹ và 2 y tá, mỗi thôn có 1 cộng tác viên y tế phục vụ công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Chính sách xã hội

Việc xoá đói giảm nghèo được chính quyền và nhân dân trong xã hưởng ứng bằng các việc làm thiết thực như: Tuyên truyền giáo dục, thành lập quỹ xoá đói giảm nghèo để cho vay hoặc trợ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3.1.3. Sản xuất nông nghiệp  Trồng trọt Trồng trọt

Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay gồm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, thương mại và dịch vụ vẫn chưa đáp ứng nhu cầu giao thương, mua bán của người dân trong xã.

Tuy gần khu công nghiệp nhưng người dân trong xã vẫn chú trọng đầu tư phát triển trồng trọt, chủ yếu là diện tích cấy lúa nước 2 vụ/năm. Đối với đất bãi, UBND xã giao cho các hộ chăn nuôi bò sữa sử dụng để trồng cỏ nuôi bò. Tổng diện tích cấy lúa và trồng cỏ là 282 ha.

Chăn nuôi

Xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá làm cho diện tích đất đai thu hẹp dẫn đến ngành chăn nuôi của xã cũng bị ảnh hưởng. Qua kết quả điều tra

cho thấy chăn nuôi có xu hướng giảm, cả về số lượng đầu con cũng như số hộ chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi ở đây chủ yếu là các hộ làm nghề phụ như làm đậu, nấu rượu, xay sát hoặc lấy nước cơm nước phở của các nhà ăn công nhân và các hàng ăn về chăn nuôi là chính.

Bảng 6: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Tri Phương qua các năm (2009 - 2013) Đơn vị tính: con Loại vật nuôi 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng đàn trâu bò 165 115 95 112 105 Tổng đàn lợn 2232 2331 1480 3100 1986 - Lợn thịt 1655 1756 1149 - - - Lợn nái 577 575 331 - - Tổng đàn gia cầm 27950 26700 21800 13660 -

(Nguồn: Ban thú y xã Tri Phương) *Tình hình chăn nuôi trâu bò

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi có đồng bãi và con đê sông Đuống chạy dài hơn 4km nên trước kia chăn nuôi trâu bò khá phát triển. Gần đây, do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng không còn phổ biến nữa, số hộ chăn nuôi trâu bò ngày càng giảm. Tổng đàn trâu bò của xã qua 3 năm cũng có sự biến động. Cụ thể: năm 2009 toàn xã có 165 con trâu, bò đến năm 2013 giảm còn 105 con. Chăn nuôi trâu bò ở đây chủ yếu là chăn nuôi bò cái sinh sản và bò sữa.

* Tình hình chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn cũng biến động tương tự qua các năm. Năm 2009 có 2232 con, đến năm 2013 giảm còn 1986 con. Nguyên nhân dẫn tới số đầu lợn giảm nhanh một phần là do 6 tháng đầu năm 2010 đàn lợn ở xã bị dịch Tai xanh làm chết và phải tiêu huỷ 640 con trong đó có 33 lợn nái, 423 lợn thịt và 184 lợn sữa.

* Tình hình chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm ở xã Tri Phương biến động qua các năm: năm 2009 có 27950 con, đến năm 2012 giảm còn 13660 con. Nguyên nhân dẫn đến số gia cầm giảm là do quá trình đô thị hóa tăng nhanh làm giảm diện tích chăn nuôi, giá thức ăn trên thị trường tăng cao, dịch bệnh trên đàn gia cầm ngày càng nhiều gây rủi ro lớn cho người chăn nuôi từ đó dẫn đến giảm về cả số hộ chăn nuôi, giảm về cả số lượng chăn nuôi.

3.2. CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ CÔNG NGHỆ BIOGAS TẠI TRI PHƯƠNG 3.2.1. Xử lí chất thải chăn nuôi tại Tri Phương 3.2.1. Xử lí chất thải chăn nuôi tại Tri Phương

Kết quả điều tra 120 hộ chăn nuôi ở Tri Phương như sau: Bảng 7: Xử lí chất thải chăn nuôi tại các nông hộ

(Tổng số hộ điều tra N=120) Chất thải Hình thức chủ yếu Số hộ N % so với tổng số % so với hình thức xử lí Có xử lí Hầm Biogas 44 36,7 80,0 Ủ sinh học 11 9,2 20,0 Không xử lí Xả ra môi trường 40 33,3 61,5 Nuôi cá 13 10,8 20,0 Bón cho cây trồng 12 10,0 18,5

Như vậy, có 55/120 hộ áp dụng các hình thức xử lí chất thải chăn nuôi, với 2 hình thức xử lí chủ yếu là ủ sinh học và xây hầm biogas. Trong đó 44/55 hộ chọn công nghệ hầm biogas (đạt 80,0%).

Vẫn còn hơn một nửa số hộ (65/120 hộ) không xử lí chất thải chăn nuôi, chất thải được các hộ tùy tiện xả ra cống rãnh công cộng hay ao, hồ, … hoặc dùng trực tiếp nuôi cá, bón cho cây trồng. Trong đó chủ yếu là xả trực tiếp ra môi trường (61,5%).

Với việc quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi còn nhiều hạn chế như vậy, dẫn đến ô nhiễm trầm trọng cảnh quan, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Ngoài ra, là một trong những địa phương được chọn tham gia vào dự án Khí sinh học mà vẫn còn nhiều chất thải không được tận dụng, gây lãng phí đáng kể.

Sơ đồ: XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI TRI PHƯƠNG

Xử lý Biogas Sưởi ấm cho gà,lợn Thắp sáng Ủ Bón cây Đưa xuống ao cá Bón cây Đổ ra môi trường Bã, nước thải sau biog as Xả ra môi trường Đưa xuống ao cá Chất thải Đun bếp Không xử lý

3.2.2. Các hoạt động tăng cường ứng dụng công nghệ biogas tại Tri Phương  Dự án Khí sinh học [4] Dự án Khí sinh học [4]

Năm 2009, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Bắc Ninh đã thực hiện dự án khí sinh học trong phát triển ngành chăn nuôi do Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Đây là dự án nằm trong chương trình do Hà Lan tài trợ giai đoạn 2. Năm 2009, cùng với vốn đối ứng của tỉnh là 287,5 triệu đồng, Dự án sẽ hỗ trợ cho 500 hộ xây dựng hầm biogas, mỗi hộ được hỗ trợ 1.200.000 đồng. Năm 2009, Tri Phương đã có 11 trên 14 công trình biogas xây theo chương trình của dự án. Lần lượt các năm 2010, 2011, 2012 có thêm nhiều công trình nữa được hỗ trợ kinh phí xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác tuyên truyền

Các cấp chính quyền từ huyện tới xã kết hợp với các ngành chức năng như: phòng nông nghiệp huyện, phòng tài nguyên – môi trường, ban khuyến nông xã tiến hành tuyên truyền, vận động bà con nông dân hiểu được hiệu quả của hầm biogas; mở các lớp tập huấn hướng dẫn bà con về kỹ thuật xây hầm, thông báo cho bà con biết mức hỗ trợ mỗi hầm của dự án. Dự án đã kết hợp với phòng nông nghiệp huyện triển khai kỹ thuật xây hầm xuống tận bà con nông dân, cán bộ phòng nông nghiệp đóng vai trò là kỹ thuật viên, hướng dẫn các đội thợ xây hầm.

3.2.3. Thực trạng áp dụng công nghệ hầm khí biogas tại Tri Phương

3.2.3.1. Số lượng công trình đã xây dựng và sử dụng

Chương trình Khí sinh học được triển khai tại Tiên Du lần đầu năm 2009, trước đó cũng có một số gia đình quan tâm đến công nghệ Biogas nhưng chưa bắt tay vào thực hiện. Từ khi có dự án, hiểu được lợi ích của Biogas và được tập huấn, nhiều hộ gia đình đã đăng kí xây dựng hầm biogas.

Các gia đình được cán bộ kĩ thuật khảo sát, tư vấn và nếu đủ điều kiện đều được hỗ trợ kinh phí, với mức 1,2 triệu/hầm.

Bảng 8: Số lượng hầm Biogas đã được xây dựng tại xã Tri Phương

Thôn 2009 2010 2011 2012 Tổng Đinh 4 4 4 2 14 Cao Đình 4 5 4 0 13 Lương 5 2 3 2 12 Giáo 1 2 2 0 5 Tổng 14 13 13 4 44

Như vậy là trong 4 năm 2009-2012, xã Tri Phương đã xây dựng và đưa vào sử dụng 44 hầm Biogas, trong đó 41 hộ đã được hỗ trợ kinh phí, với mức 1,2 triệu đồng/hầm; 3 hộ còn lại tự túc hoàn toàn kinh phí xây dựng nhưng được cán bộ khuyến nông huyện, xã tư vấn hỗ trợ về kĩ thuật.

Với số lượng 44 hầm biogas xây dựng và đưa vào vận hành trong 4 năm, chưa phải là kết quả thật tốt so với tiềm năng, tuy nhiên so sánh tương quan với các địa phương khác thì tốc độ phát triển mô hình Biogas ở Tri Phương rất đáng ghi nhận. [1],[2]

3.2.3.2. Lý do người dân lắp đặt hầm biogas

Theo kết quả điều tra của 44 hộ đã xây dựng hầm biogas, nguyên nhân mà người dân lắp đặt hầm ủ là muốn sử dụng biogas để thay thế gas dân dụng và điện, tiết kiệm chi phí cho năng lượng, chất đốt, 44/44 hộ - chiếm 100%; muốn cải thiện môi trường xung quanh chuồng trại và khu vực sinh sống của gia đình có 31/44 hộ- chiếm 70,5%; lý do được hỗ trợ về vốn chỉ có 9/44 hộ, chiếm 20,5%; các lí do khác như muốn bảo vệ môi trường làng xã, lo sợ chính quyền địa phương sớm muộn cũng sẽ quy định chặt chẽ việc xử lí chất thải chăn nuôi… chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: 6,3% (3/44 hộ ).

100%

70.50%

20.50%

6.30%

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Sử dụng năng lượng biogas

Cải thiện môi trường

Được hỗ trợ vốn

Lí do khác

Hình 3.1. Lý do người dân lắp đặt hầm ủ biogas

3.2.3.3. Đặc điểm hầm Biogas tại Tri Phương

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đặc điểm và các thông số kĩ thuật, cũng như chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình hầm biogas ở Tri Phương. Kết quả được trình bày ở bảng 9

Bảng 9: Đặc điểm các loại hầm biogas ở xã Tri Phương

Kiểu hầm xây Kiểu hầm composite đúc sẵn Số lượng Dung tích (m3) Chi phí xây dựng (triệu đồng/m2) Số lượng Dung tích (m3) Chi phí lắp đặt (triệu đồng/m2) Đinh 12 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Cao Đình 11 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Lương 10 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Giáo 5 3-9 0,8 -1,2 0 4,0 Tổng số 38 6 Tỷ lệ 86,4 13,6 Các thông số khác Đặt bể ngầm 100% 100%

Nguyên liệu vào Chất thải chăn nuôi Chất thải chăn nuôi Sản phẩm sau biogas Không tái sử dụng Không tái sử dụng

Hiện tại ở Tri Phương chỉ tồn tại 2 loại hầm biogas, đó là hầm xây cố định, chiếm 86,4% (trong đó chủ yếu là dạng nắp vòm cuốn) và hầm composite đúc sẵn, chiếm 13,6%. Vì quy mô chăn nuôi ở Tri Phương chỉ từ mức nhỏ đến trung bình (≥50 lợn thịt; ≥ 10 bò...) nên dung tích bể phần lớn ở mức tối thiểu. Hầm xây cố định có dung tích dao động từ 3 đến 9 m3 (số lượng hầm có dung tích 9 m3 không nhiều); hầm composite đúc sẵn có đường kính 1,9m, dung tích 4m3.

Tại các hộ chăn nuôi, 100% các hầm ủ đều được đặt ngầm để tiết kiệm mặt bằng xây dựng. Loại nguyên liệu được dùng để ủ biogas là 100% chất thải chăn nuôi, chất thải của vật nuôi được trực tiếp thải vào bể phân giải. Ở một vài hộ gia đình có xây dựng thêm 1 bể chứa để tách nước khi vệ sinh chuồng và tắm cho vật nuôi. Vì một số chất như thuốc sát trùng, thuốc tẩy, xà phòng, dầu mỡ hay thuốc kháng sinh đều gây cản trở sự phát triển của các vi sinh vật trong hầm ủ.

Trong nước thải của hầm ủ có chứa một lượng khá lớn năng lượng, đạm và các chất khoáng như kali, photpho, canxi… là những phân bón có giá trị đối với nông nghiệp. Chất thải rắn có thể được phơi khô rồi rải trên đồng ruộng, hoặc bón cho ao cá. Việc tái sử dụng các giá trị này của chất thải sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và cần được phổ biến cho người nông dân áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, ở Tri Phương, các sản phẩm từ hầm ủ biogas hiện không được tái sử dụng cho bất kỳ hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng xây dựng và sử dụng hầm ủ biogas tại xã tri phương, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 27)