3.2.1. Xử lí chất thải chăn nuôi tại Tri Phương
Kết quả điều tra 120 hộ chăn nuôi ở Tri Phương như sau: Bảng 7: Xử lí chất thải chăn nuôi tại các nông hộ
(Tổng số hộ điều tra N=120) Chất thải Hình thức chủ yếu Số hộ N % so với tổng số % so với hình thức xử lí Có xử lí Hầm Biogas 44 36,7 80,0 Ủ sinh học 11 9,2 20,0 Không xử lí Xả ra môi trường 40 33,3 61,5 Nuôi cá 13 10,8 20,0 Bón cho cây trồng 12 10,0 18,5
Như vậy, có 55/120 hộ áp dụng các hình thức xử lí chất thải chăn nuôi, với 2 hình thức xử lí chủ yếu là ủ sinh học và xây hầm biogas. Trong đó 44/55 hộ chọn công nghệ hầm biogas (đạt 80,0%).
Vẫn còn hơn một nửa số hộ (65/120 hộ) không xử lí chất thải chăn nuôi, chất thải được các hộ tùy tiện xả ra cống rãnh công cộng hay ao, hồ, … hoặc dùng trực tiếp nuôi cá, bón cho cây trồng. Trong đó chủ yếu là xả trực tiếp ra môi trường (61,5%).
Với việc quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi còn nhiều hạn chế như vậy, dẫn đến ô nhiễm trầm trọng cảnh quan, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Ngoài ra, là một trong những địa phương được chọn tham gia vào dự án Khí sinh học mà vẫn còn nhiều chất thải không được tận dụng, gây lãng phí đáng kể.
Sơ đồ: XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI TRI PHƯƠNG
Xử lý Biogas Sưởi ấm cho gà,lợn Thắp sáng Ủ Bón cây Đưa xuống ao cá Bón cây Đổ ra môi trường Bã, nước thải sau biog as Xả ra môi trường Đưa xuống ao cá Chất thải Đun bếp Không xử lý
3.2.2. Các hoạt động tăng cường ứng dụng công nghệ biogas tại Tri Phương Dự án Khí sinh học [4] Dự án Khí sinh học [4]
Năm 2009, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Bắc Ninh đã thực hiện dự án khí sinh học trong phát triển ngành chăn nuôi do Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Đây là dự án nằm trong chương trình do Hà Lan tài trợ giai đoạn 2. Năm 2009, cùng với vốn đối ứng của tỉnh là 287,5 triệu đồng, Dự án sẽ hỗ trợ cho 500 hộ xây dựng hầm biogas, mỗi hộ được hỗ trợ 1.200.000 đồng. Năm 2009, Tri Phương đã có 11 trên 14 công trình biogas xây theo chương trình của dự án. Lần lượt các năm 2010, 2011, 2012 có thêm nhiều công trình nữa được hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Công tác tuyên truyền
Các cấp chính quyền từ huyện tới xã kết hợp với các ngành chức năng như: phòng nông nghiệp huyện, phòng tài nguyên – môi trường, ban khuyến nông xã tiến hành tuyên truyền, vận động bà con nông dân hiểu được hiệu quả của hầm biogas; mở các lớp tập huấn hướng dẫn bà con về kỹ thuật xây hầm, thông báo cho bà con biết mức hỗ trợ mỗi hầm của dự án. Dự án đã kết hợp với phòng nông nghiệp huyện triển khai kỹ thuật xây hầm xuống tận bà con nông dân, cán bộ phòng nông nghiệp đóng vai trò là kỹ thuật viên, hướng dẫn các đội thợ xây hầm.
3.2.3. Thực trạng áp dụng công nghệ hầm khí biogas tại Tri Phương
3.2.3.1. Số lượng công trình đã xây dựng và sử dụng
Chương trình Khí sinh học được triển khai tại Tiên Du lần đầu năm 2009, trước đó cũng có một số gia đình quan tâm đến công nghệ Biogas nhưng chưa bắt tay vào thực hiện. Từ khi có dự án, hiểu được lợi ích của Biogas và được tập huấn, nhiều hộ gia đình đã đăng kí xây dựng hầm biogas.
Các gia đình được cán bộ kĩ thuật khảo sát, tư vấn và nếu đủ điều kiện đều được hỗ trợ kinh phí, với mức 1,2 triệu/hầm.
Bảng 8: Số lượng hầm Biogas đã được xây dựng tại xã Tri Phương
Thôn 2009 2010 2011 2012 Tổng Đinh 4 4 4 2 14 Cao Đình 4 5 4 0 13 Lương 5 2 3 2 12 Giáo 1 2 2 0 5 Tổng 14 13 13 4 44
Như vậy là trong 4 năm 2009-2012, xã Tri Phương đã xây dựng và đưa vào sử dụng 44 hầm Biogas, trong đó 41 hộ đã được hỗ trợ kinh phí, với mức 1,2 triệu đồng/hầm; 3 hộ còn lại tự túc hoàn toàn kinh phí xây dựng nhưng được cán bộ khuyến nông huyện, xã tư vấn hỗ trợ về kĩ thuật.
Với số lượng 44 hầm biogas xây dựng và đưa vào vận hành trong 4 năm, chưa phải là kết quả thật tốt so với tiềm năng, tuy nhiên so sánh tương quan với các địa phương khác thì tốc độ phát triển mô hình Biogas ở Tri Phương rất đáng ghi nhận. [1],[2]
3.2.3.2. Lý do người dân lắp đặt hầm biogas
Theo kết quả điều tra của 44 hộ đã xây dựng hầm biogas, nguyên nhân mà người dân lắp đặt hầm ủ là muốn sử dụng biogas để thay thế gas dân dụng và điện, tiết kiệm chi phí cho năng lượng, chất đốt, 44/44 hộ - chiếm 100%; muốn cải thiện môi trường xung quanh chuồng trại và khu vực sinh sống của gia đình có 31/44 hộ- chiếm 70,5%; lý do được hỗ trợ về vốn chỉ có 9/44 hộ, chiếm 20,5%; các lí do khác như muốn bảo vệ môi trường làng xã, lo sợ chính quyền địa phương sớm muộn cũng sẽ quy định chặt chẽ việc xử lí chất thải chăn nuôi… chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: 6,3% (3/44 hộ ).
100%
70.50%
20.50%
6.30%
0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%
Sử dụng năng lượng biogas
Cải thiện môi trường
Được hỗ trợ vốn
Lí do khác
Hình 3.1. Lý do người dân lắp đặt hầm ủ biogas
3.2.3.3. Đặc điểm hầm Biogas tại Tri Phương
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đặc điểm và các thông số kĩ thuật, cũng như chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình hầm biogas ở Tri Phương. Kết quả được trình bày ở bảng 9
Bảng 9: Đặc điểm các loại hầm biogas ở xã Tri Phương
Kiểu hầm xây Kiểu hầm composite đúc sẵn Số lượng Dung tích (m3) Chi phí xây dựng (triệu đồng/m2) Số lượng Dung tích (m3) Chi phí lắp đặt (triệu đồng/m2) Đinh 12 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Cao Đình 11 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Lương 10 3-9 0,8 -1,2 2 4,0 2,5 Giáo 5 3-9 0,8 -1,2 0 4,0 Tổng số 38 6 Tỷ lệ 86,4 13,6 Các thông số khác Đặt bể ngầm 100% 100%
Nguyên liệu vào Chất thải chăn nuôi Chất thải chăn nuôi Sản phẩm sau biogas Không tái sử dụng Không tái sử dụng
Hiện tại ở Tri Phương chỉ tồn tại 2 loại hầm biogas, đó là hầm xây cố định, chiếm 86,4% (trong đó chủ yếu là dạng nắp vòm cuốn) và hầm composite đúc sẵn, chiếm 13,6%. Vì quy mô chăn nuôi ở Tri Phương chỉ từ mức nhỏ đến trung bình (≥50 lợn thịt; ≥ 10 bò...) nên dung tích bể phần lớn ở mức tối thiểu. Hầm xây cố định có dung tích dao động từ 3 đến 9 m3 (số lượng hầm có dung tích 9 m3 không nhiều); hầm composite đúc sẵn có đường kính 1,9m, dung tích 4m3.
Tại các hộ chăn nuôi, 100% các hầm ủ đều được đặt ngầm để tiết kiệm mặt bằng xây dựng. Loại nguyên liệu được dùng để ủ biogas là 100% chất thải chăn nuôi, chất thải của vật nuôi được trực tiếp thải vào bể phân giải. Ở một vài hộ gia đình có xây dựng thêm 1 bể chứa để tách nước khi vệ sinh chuồng và tắm cho vật nuôi. Vì một số chất như thuốc sát trùng, thuốc tẩy, xà phòng, dầu mỡ hay thuốc kháng sinh đều gây cản trở sự phát triển của các vi sinh vật trong hầm ủ.
Trong nước thải của hầm ủ có chứa một lượng khá lớn năng lượng, đạm và các chất khoáng như kali, photpho, canxi… là những phân bón có giá trị đối với nông nghiệp. Chất thải rắn có thể được phơi khô rồi rải trên đồng ruộng, hoặc bón cho ao cá. Việc tái sử dụng các giá trị này của chất thải sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và cần được phổ biến cho người nông dân áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, ở Tri Phương, các sản phẩm từ hầm ủ biogas hiện không được tái sử dụng cho bất kỳ hoạt động sản xuất nào mà được thải bỏ ra vườn, ao hồ, sông…
Theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, nếu một hộ nuôi khoảng 5 lợn nái thì dung tích bể phù hợp là 2m3. Dung tích này nhỏ, rất khó xây dựng. Vì thế, để xử lý nguồn chất thải được tốt, những hộ này nên lắp đặt túi biogas (theo mẫu thiết kế của trường Đại học Nông lâm TPHCM), túi sinh gas được bảo quản trong hộc xây bằng xi-măng, chi phí lắp đặt từ 2.000.000 -
2.500.000 đồng. Tuy nhiên, tại Tri Phương những hộ chăn nuôi với quy mô như trên vẫn chưa áp dụng công nghệ Biogas để xử lí chất thải.
Đa số hầm biogas ở Tri Phương có dung tích nhỏ nên giá thành xây dựng, lắp đặt ở mức cao khi tính bình quân trên m3. Một hầm composite đúc sẵn, dung tích 4m3, sau khi lắp đặt có giá thành trên 10 triệu - đây là một khoản tiền không nhỏ đối với đa số hộ chăn nuôi, chính vì thế mà hầm đúc sẵn có rất nhiều ưu điểm: có thể di chuyển vị trí, nhẹ, kín, thao tác lắp đặt chỉ trong 2-4 giờ, sử dụng được ngay...nhưng ít hộ chăn nuôi chọn sử dụng.
3.2.3.4. Các loại hình sử dụng Biogas trong hộ gia đình tại Tri Phương
Bảng 10: Các loại hình sử dụng Biogas trong hộ gia đình tại Tri Phương Thôn Đun nấu Thắp sáng Khác (Bơm nước, quạt...)
Đinh 14 (100%) 14 (100%) 2 (14,3%)
Cao Đình 13(100%) 13 (100%) 1 (7,7%)
Lương 12 (100%) 12 (100%) 1(8,3%)
Giáo 5 (100%) 5 (100%) 0
Tổng số 44/44 (100%) 44/44 (100%) 4/44 (5,5%)
Như vậy là 100% hộ chăn nuôi ở cả 4 thôn xây dựng hầm biogas đã sử dụng gas để đun nấu và thắp sáng. Đó là 2 loại hình sử dụng biogas phổ biến nhất hiện nay. Có 4 hộ chăn nuôi với quy mô tương đối lớn đã xây dựng hầm biogas có dung tích 9m3 và lượng gas thường xuyên được duy trì ổn định, các hộ này còn có thể sử dụng biogas để chạy máy bơm nước, quạt….
Ở nhiều địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi tập trung và thực hiện triệt để công nghệ biogas xử lí chất thải. Năng lượng biogas cho phép chủ trang trại không chỉ đun nấu, thắp sáng mà còn chạy cả máy xay xát, máy trộn thức ăn... đã đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi và giải quyết tốt bài toán môi trường.
3.2.3.5. Ý kiến về công nghệ biogas của các hộ gia đình
Thăm dò ý kiến của hộ chăn nuôi đang sử dụng công nghệ biogas, tìm hiểu sự hài lòng, chưa hài lòng, những điều còn băn khoăn về công nghệ này, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 11: Ý kiến về công nghệ biogas của các hộ gia đình
Nội dung Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến
Lợi ích về kinh tế 90,9 9,1 0
Lợi ích về môi trường 68,2 27,3 0,5
Thúc đẩy chăn nuôi phát triển 68,2 0 31,8
Chi phí xây dựng cao 100,0 0 0
Kinh phí hỗ trợ thấp 100,0 0 0
Vay vốn chưa thuận lợi 36,6 22,5 40,9
Chưa được tập huấn kĩ 40,9 50,0 9,1
Vận hành hầm biogas khó 59,1 40,9 0
Hay gặp trục trặc 11,4 75,0 13,6
+ Nhóm ý kiến tích cực: 90,9% hộ nhận thức được lợi ích kinh tế của công nghệ biogas, gần 70% hộ nhận thức được lợi ích về môi trường, và góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Đây là các hộ gia đình đi đầu trong sử dụng công nghệ khí sinh học.
+ Nhóm ý kiến chưa hài lòng về những hỗ trợ của chính quyền, cơ quan chuyên môn: kinh phí hỗ trợ thấp, chưa được tập huấn kĩ, thủ tục vay vốn xúc tiến chậm.
+ Những khó khăn trong khi vận hành hầm ủ, những sự cố thường gặp: Có ít, không có khí, khí có mùi khó chịu, ngọn lửa yếu, chập chờn, khí không
tới được nơi sử dụng… Một vài hầm ủ hoạt động gián đoạn, ít hiệu quả...
Tuy nhiên, đánh giá chung hầu hết nông dân cho rằng những lợi ích mà biogas mang lại là rất lớn so với những bất lợi của nó.
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BIOGAS 3.3.1. Mối liên quan giữa biogas với ngành chăn nuôi 3.3.1. Mối liên quan giữa biogas với ngành chăn nuôi
Chất thải từ gia súc trong chăn nuôi là nguồn nguyên liệu chính tạo nên khí sinh học. Chăn nuôi càng phát triển thì càng tạo điều kiện cho phát triển Biogas. Mặt khác khi đã xây dựng hệ thống hầm Biogas thì phải duy trì thường xuyên đàn lợn trong chuồng. Càng nuôi nhiều gia súc thì lượng gas sinh ra càng nhiều, lượng gas nhiều có thể có thể dùng để nấu thức ăn chăn nuôi gia súc. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí cho chất đốt, làm tăng lợi nhuận của ngành chăn nuôi. Ngược lại, khi chăn nuôi phát triển mà không xây dựng hệ thống Biogas thì lượng chất thải từ chăn nuôi sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Để nâng cao thu nhập hộ gia đình đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống thì phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi cùng với xây dựng mô hình biogas.
Qua thực tế nghiên cứu ta thấy những hộ gia đình đã xây hầm biogas thì thường xuyên duy trì và mở rộng quy mô chăn nuôi vì khi sử dụng biogas hộ nông dân tiết kiệm được một khoản tiền đồng thời tăng thêm thời gian rảnh rỗi, do đó người ta tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi để tăng thu nhập đồng thời tăng lượng gas sử dụng.
Để phát triển biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi. Những khó khăn, thách thức đối với ngành chăn nuôi thì chưa bao giờ hết: dịch bệnh liên miên, giá thức ăn cao…
3.3.2. Yếu tố kinh tế
Ngoài quy mô chăn nuôi ra thì kinh tế chính là yếu tố quyết định vì vốn đầu tư ban đầu cho xây hầm biogas tương đối lớn (khoảng 2-4 triệu đồng/hầm) và nếu tính cả chi phí cho xây dựng công trình phụ thì hết khoảng 6-7 triệu đồng. Qua điều tra thực tế, một số gia đình tuy có quy mô chăn nuôi đủ để xây hầm biogas, xong họ vẫn chưa xây chỉ vì lý do chưa có đủ tiền.
3.3.3. Yếu tố kỹ thuật
Biogas là công nghệ từ nước ngoài chuyển giao vào Việt Nam mà đặc biệt đối tượng tiếp nhận công nghệ lại là bà con nông dân, do đó quá trình ứng dụng biogas còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, một số hầm biogas đang bị trục trặc mà vẫn chưa sửa chữa, khắc phục được dẫn đến các hộ gia đình khác lo lắng, e ngại không hưởng ứng tích cực việc xây hầm biogas. 3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BIOGAS TẠI TRI PHƯƠNG
3.4.1. Giải pháp chung [2]
Mô hình biogas đem lại lợi ích trực tiếp cho hộ nông dân đồng thời nó cũng đem lại lợi ích cho cả cộng đồng đó là môi trường trong sạch, đó là sự bảo tồn nguồn tài nguyên. Vì vậy, để phát triển mô hình biogas thì cần phải có sự quan tâm của toàn thể cộng đồng. Do đó, giải pháp chung để phát triển biogas là: có sự chỉ đạo của các tổ chức, các cơ quan cấp trên về chương trình biogas. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho chương trình phát triển biogas. Phổ biến rộng rãi tới từng hộ nông dân về tác dụng của việc xây hầm biogas và đặc biệt là giúp về tinh thần, vốn và kỹ thuật.
3.4.2. Giảp pháp cụ thể [2]
* Giải pháp kinh tế: Hỗ trợ vốn cho xây dựng biogas đồng thời tăng
cường đầu tư vốn cho ngành sản xuất chăn nuôi. Vốn đầu tư ban đầu cho một hầm biogas là lớn so với thu nhập của hộ gia đình nên nhiều gia đình mặc dù chăn nuôi nhiều xong vẫn chưa có đủ kinh phí để xây dựng hầm.
Tăng cường đầu tư vốn cho sản xuất ngành chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô của chăn nuôi, rút ngắn thời gian trong một lứa, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi thì cần phải có vốn đầu tư thức ăn cho vật nuôi. Mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung.
* Giải pháp kỹ thuật: Phổ biến kỹ thuật cho bà con nông dân bằng việc