Hướng hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1Hướng hoàn thiện pháp luật

Sau quá trình nghiên cứu những quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ người viết đã trình bày những quy định mà người viết cho là chưa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, những thiếu sót trong quy định cần được sửa đổi, bổ sung. Người viết cũng có một số đề xuất giúp hoàn thiện những quy định pháp luật, nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ này bên cạnh việc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ của người dân.

Việc quy định doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã làm cho nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động và là rào cản khi các doanh nghiệp có ý định mở rộng quy mô, đa dạng ngành nghề kinh doanh. Theo ý kiến cá nhân của người viết nên sửa đổi quy định doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ bảo vệ, không được kinh doanh ngành nghề khác. Thay vào đó sẽ quy định thêm một số điều kiện mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi muốn kinh doanh ngành nghề khác ngoài dịch vụ bảo vệ.

Một số đề xuất về điều kiện bổ sung khi doanh nghiệp muốn kinh doanh thêm ngành nghề khác như: hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm liền kề trước năm đăng ký

46 Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

thêm ngành nghề kinh doanh thêm khác phải có lãi; điều kiện về tổng số vốn của doanh nghiệp khi muốn kinh doanh ngành nghề khác và nếu như ngành nghề đăng ký thêm cũng yêu cầu có vốn pháp định thì lúc này mức vốn đầu tư của doanh nghiệp phải nhiều hơn hoặc ít nhất là bằng tổng số vốn pháp định của các ngành nghề kinh doanh, nếu ngành nghề đó không bắt buộc có vốn pháp định thì thì số vốn đầu tư của doanh nghiệp phải từ 3.000.000.000 đồng trở lên thì doanh nghiệp có thể kinh doanh thêm ngành nghề khác; quy định về thời gian hoạt động của doanh nghiệp bảo vệ trong bao lâu sẽ được kinh doanh thêm ngành nghề khác, thời gian có thể là 2 năm, 3 năm,… tùy vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà điều chỉnh cho phù hợp; khi tiến hành đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh phải kèm theo danh sách người đứng, trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của từng ngành nghề và họ phải đảm bảo các điều kiện về chủ thể được thành lập, quản lý doanh nghiệp từng ngành nghề,… Và doanh nghiệp chỉ được kinh doanh thêm một ngành nghề khác bên cạnh dịch vụ bảo vệ.

Thêm một đề xuất của người viết về trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhân viên bảo vệ chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ thì theo quy định hiện hành doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng được quy định tại Nghị định số 167/2013.48

Mức xử lý như trên theo người viết còn “quá nhẹ”, chưa đủ tính răn đe vì đây là hành vi nguy hiểm đe dọa trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe của người dân và của chính nhân viên bảo vệ. Do đó cần nâng mức xử phạt tối đa trong trường hợp này lên 1.000.000 đồng trên mỗi nhân viên bảo vệ chưa được đào tạo hoặc chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ. Khi doanh nghiệp sử dụng nhân viên chưa qua đào tạo và tiến hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng không chỉ không đảm bảo về trình độ nhân viên, chất lượng dịch vụ như mong muốn của khách hàng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng và cho bản thân nhân viên đó. Và giữ nguyên hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 1 tháng đến 3 tháng.49

Về nguyên tắc doanh nghiệp bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nhưng luật lại quy định doanh nghiệp phải xin Giấy phép sử dụng công cụ thì theo người viết quy định như thế là không cần thiết, mang nặng tính hành chính. Vì trước đó doanh nghiệp đã xin Giấy phép mua công cụ hỗ trợ trong đó có nêu rõ về chủng loại công cụ, số lượng. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đúng theo Giấy phép đó, nếu trong trường hợp doanh nghiệp trang bị không đúng với Giấy

48 Điểm c, khoản 2, Điều 13, Nghị định số 167/2013 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

49

Điểm a, khoản 5, Điều 13, Nghị định số 167/2013 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

phép mua công cụ ban đầu thì có hình thức xử lý. Nên hợp nhất hiệu lực của Giấy phép sử dụng công cụ vào Giấy phép mua công cụ. Có thể đổi tên Giấy phép mua công cụ trong trường hợp hợp nhất thành “Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ”, nó sẽ làm đơn giản thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện thành lập doanh nghiệp bảo vệ. Rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ thành lập tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh sớm hơn so với quy định cũ.

Phần về hồ sơ chứng minh nguồn vốn của công ty hợp danh cần được bổ sung thì chưa có quy định, do đó cần có quy định cụ thể một loại tài liệu chứng minh cho nguồn vốn của công ty hợp danh. Theo người viết nên quy định đó là biên bản góp vốn của công ty hợp danh. Vì thực tế vốn của công ty là số vốn mà các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn góp vào công ty. Đó là căn cứ xác định nguồn vốn thực có và số vốn mà các thành viên đã cam kết góp.

Do vậy cần bổ sung quy định này giúp cho chủ thể muốn kinh doanh dịch vụ bảo vê với loại hình công ty hợp danh chuẩn bị những hồ sơ cần thiết cho việc thành lập công ty hợp danh dịch vụ bảo vệ. Tạo điều kiện đa dang loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Trước tình trạng nhân viên bảo vệ không được đào tạo “bài bản” hay đào tạo một cách gấp rút cho có lệ đã dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc, đặt ra yêu cầu cần có quy định cụ thể thống nhất về chương trình, phương pháp, thời gian đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo vệ mẫu cho các doanh nghiệp bảo vệ. Trên cơ sở những quy định chung đó sẽ xem xét khả năng đào tạo nhân viên của từng doanh nghiệp để cấp giấy phép cho doanh nghiệp đào tạo nhân viên bảo vệ.

Mặc dù có quy định về chương trình đào tạo nhân viên bảo vệ nhưng chỉ mang tính định hướng nên dẫn đến thực tế là các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhân viên “mỗi nơi một kiểu” không có sự đồng bộ, không đảm bảo về thời gian đào tạo. Do đó, người viết kiến nghị Bộ Công an ra đưa ra “chương trình đào tạo mẫu” với khung thời gian tối thiểu sao cho đảm bảo những kiến thức được đưa vào chương trình đào tạo. Những doanh nghiệp được phép đào tạo nhân viên và bắt buộc tất cả phải thực hiện đúng theo chương trình đó nếu như không đảm bảo thì không cho doanh nghiệp đó đào tạo nhân viên trong vòng 2 năm kể từ có văn bản xử lý.

Từ nhu cầu thực tiễn người viết cho rằng bên cạnh việc quy định điều kiện về nhân viên bảo vệ, thì cần bổ sung thêm quy định về việc doanh nghiệp sử dụng “nhân viên thời vụ” nhằm cung ứng cho khách hàng vào những dịp mà nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ tăng cao như lễ, tết,… Việc làm này cũng giúp giải quyết nhu cầu làm thêm cho một bộ phận người dân nhưng cũng đặt ra vấn đề cần có quy định cụ thể điều chỉnh trong trường

hợp này về quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như quy định chỉ sử dụng “nhân viên thời vụ” cho lĩnh vực dịch vụ bảo vệ nào. Và nhân viên thời vụ là những cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tiến hành cung ứng dịch vụ dưới sự ủy quyền của doanh nghiệp trong thời gian từ 20 - 90 ngày.

Cụ thể cần đưa ra quy định vào những dịp lễ tết thì doanh nghiệp được sử dụng nhân viên thời vụ để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột của thị trường nhưng số lượng nhân viên thời vụ chỉ được tối đa 20% trên tổng số lượng nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp. Mặc dù là nhân viên thời vụ nhưng cũng có quy định phải được đào tạo những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo vê, pháp luật, kỹ năng cơ bản về phòng cháy chữa, cháy,… Cũng như giới hạn lại loại hình dịch vụ bảo vệ mà các nhân viên thời cụ này được quyền cung ứng chỉ trong phạm vi dịch vụ bảo vệ an ninh trật tự cho các hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội.

Và doanh nghiệp không được phân công nhân viên tạm thời cung ứng dịch vụ một mình mà phải thực hiện cùng với nhân viên bảo vệ chính thức của doanh nghiệp. Chỉ được trang bị gậy cao su, gậy sắt, roi cao su cho nhân viên thời vụ. Cũng phải quy định những quyền, nghĩa vụ giữa doanh nghiệp bảo vệ và nhân viên bảo vệ theo những nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Những vụ việc nhân viên bảo vệ đánh người, trộm cắp tài sản, thực hiện những hành vi vượt quá giới hạn cho phép,… xảy ra trong thời gian gần đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan quản lý, cần biện pháp ngăn chặn tình trạng này cũng như đưa ra hình thức xử lý nghiêm khắc hơn.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Trang 49)