Nguyên tắc tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Trang 30)

5. Bố cục của luận văn

2.1.7 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Nhà nước đưa ra những nguyên tắc chung cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nó được xem là quy định chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp hoạt động cung ứng dịch vụ này. Gồm những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, Nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong các lĩnh vực: bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa, bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức và bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội.

Thứ hai, Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan công an cấp tỉnh cấp và phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho cơ quan cấp giấy xác nhận, tức là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải báo cáo cho Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và doanh nghiệp trong nước báo cáo cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh.

Thứ ba, Ngoài việc thực hiện đúng những quy định về Tên doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp thì tên của doanh nghiệp bảo vệ phải có tên ngành nghề của doanh nghiệp, phải có cụm từ “dịch vụ bảo vệ”.

Thứ tư, Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ không được phép kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ bảo vệ. Nếu như trước đây doanh nghiệp được phép kinh doanh nhiều ngành nghề trong đó có kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định số 52/2008/NĐ-CP có hiệu lực thì phải thực hiện đúng như quy định của Nghị định, doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn ngành nghề kinh doanh hoặc là kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc là kinh doanh ngành nghề còn lại.

Thứ năm, Hợp đồng dịch vụ bảo vệ được xem là hợp đồng trọng thức, do đó hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ mức phí bảo vệ.

Thứ sáu, Doanh nghiệp và nhân viên bảo vệ phải từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của khách hàng trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ và báo cáo cơ quan chức năng biết để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, Doanh nghiệp bảo vệ chỉ được hợp tác đầu tư với doanh nghiệp bảo vệ nước ngoài trong trường hợp đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được và chỉ thực hiện dưới hình thức liên doanh góp vốn, đầu tư trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ bảo vệ, trong đó phần vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài chỉ được dưới 50% vốn pháp định và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp liên doanh. Và doanh nghiệp nước ngoài muốn liên doanh với phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ và không có hoạt động kinh doanh nào khác.

Thứ tám, Doanh nghiệp không được sử dụng người nước ngoài làm nhân viên bảo vệ.28

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)