Những bất cập trong quy định của phấp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

3.1Những bất cập trong quy định của phấp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Với những quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được phân tích ở chương 2, người viết muốn đề cập đến những quy định mà theo người viết là không phù hợp với tình hình hiện nay cần được sửa đổi, bổ sung và thay thế.

Để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đi vào nề nếp, góp phần cùng lực lượng Công an giữ gìn trật tự an toàn xã hội, ngày 25/4/2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2001/NĐ-CP, sau đó được thay thế bằng Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Các Nghị định của Chính phủ đã quy định nguyên tắc tổ chức hoạt động; điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ; điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp, đối với nhân viên; trách nhiệm của các ngành, các cấp,...

Sự ra đời của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP giúp hoàn thiện những khiếm khuyết, những quy định không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Nghị định số 14/2001/NĐ-CP nhưng đồng thời cũng đặt ra những điều kiện mới mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc có ý định kinh doanh ngành dịch vụ này gặp phải những trở ngại. Qua 6 năm thực hiện Nghị định số 52/2008/NĐ-CP và 5 năm thực hiện Thông tư số 45/2009/TT-BCA hoạt động kinh doanh dịch vụ đã được đưa vào nề nếp, cơ chế quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng hai văn bản này vào thực tiễn đã bộc lộ những bất cập trong quy định cũng như khó khăn trong đưa quy định vào thực tiễn áp dụng. Một số bất cấp đó gồm:

Thứ nhất, Với mức vốn pháp định 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng) nhưng doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Thực chất quy định mức vốn pháp định cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhằm bảo đảm nguồn tiền bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong quá trình tiến hành kinh doanh. Đó là mức vốn thấp nhất mà doanh nghiệp phải duy trì trong quá trình hoạt động, thực tế có những doanh nghiệp bảo vệ có mức vốn lớn hơn con số 2 tỷ đồng nhưng chỉ được kinh doanh dịch vụ bảo vệ, điều đó làm cho nguồn vốn của doanh nghiệp bị “tồn”, không khai thác hết giá trị nguồn vốn. Có lẽ nhà làm luật khi quy định doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo “sự tập trung kinh doanh” của doanh nghiệp, tránh trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh đại trà nhưng hiệu quả kinh doanh không có, chất lượng dịch vụ suy giảm. Nhưng có thể thấy quy định này là cứng nhắc, chưa linh hoạt để có thể phù hợp với thực tế,... Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng có đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, cơ cấu quản lý chặt chẽ, chiến lược kinh doanh khả thi,... và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh một ngành nghề khác nhưng không thể tiến hành kinh doanh.

Thứ hai, Trước đây Nghị định số 14/2001/NĐ-CP không có quy định mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp bảo vệ cũng như không quy định doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Sự ra đời của hai quy định này tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP đã làm cho hàng loạt doanh nghiệp không đủ vốn phải ngưng hoạt động, nếu đủ thì phải lựa chọn hoặc là kinh doanh ngành nghề khác hoặc là chỉ kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Theo người viết sự kết hợp giữa hai quy định này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ bảo vệ thời điểm bấy giờ, đến nay thời hạn để doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ bảo vệ bổ sung điều kiện phù hợp với quy định đã hết. Điểm bất cập của hai quy định này ở chỗ mức vốn pháp định là khá lớn nhưng doanh nghiệp chỉ được kinh doanh duy nhất dịch vụ bảo vệ, như vậy sẽ làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, vô tình gây trở ngại cho sự phát triển quy mô của doanh nghiệp.

Thứ ba, Về nguyên tắc doanh nghiệp bảo vệ được phép trang bị công cụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc sử dụng công cụ hỗ trợ giúp cho nhân viên bảo vệ ứng

phó với những phần tử xấu có ý định xâm phạm đến quyền sở hữu, tính mạng, sức khỏe hay an ninh trật tự trong phạm vi doanh nghiệp tiến hành cung ứng dịch vụ bảo vệ cho khách hàng, cũng như tính mạng, sức khỏe của chính nhân viên bảo vệ khi làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định doanh nghiệp phải xin giấy phép mua công cụ hỗ trợ và sau khi mua công cụ hỗ trợ theo chủng loại, số lượng được ghi nhận trong giấy phép mua công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phải xin cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ. Thủ tục này đã làm tốn thêm một khoảng thời gian của doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện thủ tục để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động, đồng thời làm cho thủ tục hành chính trở nên rườm rà.

Thứ tư, Pháp luật quy định trách nhiệm quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của doanh nghiệp:

“Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm quản lý chặt chẽ công cụ hỗ trợ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của doanh nghiệp mình.

Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 3 tháng, 6 tháng hoặc không thời hạn. Việc thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cơ quan Công an đã cấp Giấy phép đó hoặc cơ quan Công an cấp trên ra quyết định.”45Có thể thấy điểm bất cập ở quy định này, nhân viên bảo vệ sử dụng công cụ hỗ trợ thực hiện hành vi trái pháp luật thì doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ.

Nếu như doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép trong trường hợp này thì những nhân viên còn lại của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nhiệm vụ mà không có công cụ hỗ trợ, mục đích trang bị công cụ hỗ trợ ban đầu không đạt được, đây sẽ là “một con sâu làm sầu

nồi canh”. Người viết không đề cập đến thời gian thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp mà

chỉ ra những thiếu sót trong quy định. Rõ ràng nhà làm luật đưa ra quy định này để thấy trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ cũng như hình thức xử lý nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định. Nhưng hiện nay tình hình an ninh trật tự khá rối ren, tội phạm diễn biến phức tạp về âm mưu và thủ đoạn, bọn tội phạm ngày càng liều lĩnh. Nếu như nhân viên bảo vệ phải đối mặt với bọn tội phạm mà

45 Điểm c, khoản 2, Mục V Thông tư số 45/2009/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

không có công cụ hỗ trợ thì ngay cả sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nhân viên còn khó đảm bảo chứ nói gì việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, Thêm một điểm không nhất quán trong quy định của pháp luật nữa là:

“Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy dịnh của pháp luật và có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vê.”46 Thì chủ thể được phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ có cả công ty hợp danh nhưng khi quy dịnh về hồ sơ chứng minh điều kiện vốn của doanh nghiệp thì lại không có quy định đối với công ty hợp danh:“Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân”.47 Điều này làm giảm sự lựa chọn cho sở hữu doanh nghiệp trong việc lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Trang 46)