Quyền và nghĩa vụ đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

2.4.2 Quyền và nghĩa vụ đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Trên nền tảng những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh, Nhà nước đã quy định cụ thể những quyền và nghĩa vụ đặc thù cho doanh nghiệp bảo vệ dựa trên đặc điểm của loại hình dịch vụ này. Nó bao gồm quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhân viên bảo vệ, với khách hàng của mình và với Nhà nước.

 Đối với nhân viên

Doanh nghiệp không thể hoạt động khi không có nhân viên, và doanh nghiệp bảo vệ thì không thể thiếu các nhân viên tiến hành cung ứng dịch vụ bảo vệ. Nhân viên sẽ nhận sự ủy quyền từ doanh nghiệp và tiến hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo như thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ. Theo đó mà doanh nghiệp có quyền phân công nhiệm vụ cho nhân viên bảo vệ trong phạm vi cho phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật, theo những thỏa thuận hợp pháp của doanh nghiệp và khách hàng trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ. Và yêu cầu nhân viên nghiêm túc chấp hành sự phân công đó.

Về nguyên tắc khi tiến hành cung ứng dịch vụ bảo vệ cho khách hàng thì nhân viên phải mặc trang phục do doanh nghiệp cung cấp, đeo biển hiệu doanh nghiệp và phải có Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Giám đốc doanh nghiệp cấp để xuất trình khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Có thể thấy trang phục, biển hiệu và Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ là bằng chứng chứng minh cho mối quan hệ nhân viên - doanh nghiệp, giữa một cá nhân với doanh nghiệp. Do đó khi mối quan hệ này không còn tồn tại do Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và nhân viên bảo vệ chấm dứt hay khi nhân viên bảo vệ bị buộc thôi việc thì doanh nghiệp có quyền thu hồi Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ, trang phục và biển hiệu. Quy định này nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp trong trường hợp nhân viên đã nghỉ việc nhưng lợi dụng những vật dụng trên thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hay gây mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nhân viên bảo vệ của một doanh nghiệp cụ thể và của tất cả nhân viên bảo vệ nói chung.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo những trường hợp được thỏa thuận hợp pháp giữa doanh nghiệp và nhân viên trong hợp đồng lao động hay những trường hợp mà doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng như:

“1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”37

Ngoài ra doanh nghiệp còn có quyền yêu cầu nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp khi nhân viên có lỗi gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng sử dụng dịch vụ bảo vệ của doanh nghiệp. Thông thường, trách nhiệm bồi thường của nhân viên bảo vệ trong trường hợp này những thỏa thuận về tỷ lệ trách nhiệm mà nhân viên phải chịu, phương thức xác định thiệt hại, cách thức bồi thường của nhân viên,… sẽ được quy định thành những điều khoản rõ ràng trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh có những quyền đối với nhân viên bảo vệ thì doanh nghiệp cũng có những nghĩa vụ đối với họ. Nghĩa vụ đầu tiên và quan trọng nhất chính là trả lương cho nhân viên theo đúng quy định về sử dụng lao động và thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động. Không chỉ trả đúng với mức lương thỏa thuận mà còn phải đúng thời hạn, số lượng như thỏa thuận. Nếu như trả chậm, trả không đủ thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định về nguyên tắc trả lương.38

Doanh nghiệp còn phải trang bị công cụ hỗ trợ được phép trang bị cho nhân viên bảo vệ khi làm nhiệm vụ. Do đặc thù của dịch vụ bảo vệ là nhân viên bảo vệ có thể gặp những tình huống cấp bách, nguy hiểm cần có sự hỗ trợ của các công cụ để ứng phó, nhằm bảo đảm sự an toàn cho nhân viên bảo vệ, cho những người trong phạm vi làm việc của nhân viên cũng như để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và doanh nghiệp có nghĩa vụ “Mua bảo hiểm xã hội và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật cho nguời lao động trong doanh nghiệp”.39

Với quy định về các hành vi bị cấm thì doanh nghiệp không được: “Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.”40

Đã đặt ra cho doanh nghiệp trách nhiệm đào tạo nhân viên của mình nếu như họ chưa có

37 Điều 39, Bộ luật Lao động năm 2012.

38 Điều 96, Bộ luật Lao động năm 2012.

39 Khoản 6, Điều 8 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ Về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

40 Điểm c, Khoản 3, Điều 8 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ Về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do Thủ trường các Trường Công an nhân dân, Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an; Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp thì phải tổ chức đào tạo, huấn luyện cho nhân viên mình nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc gửi nhân viên đến các Trường Công an nhân dân, Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an để đào tạo. Và phải chịu phí đào tạo, huấn luyện.41

 Đối với khách hàng

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là doanh nghiệp tiến hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ. Vì vậy mà doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. Trong đó những quyền của doanh nghiệp chính là nghĩa vụ của khách hàng:

“1. Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;

2. Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;

3. Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;

4. Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào.”42

Một điểm riêng cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ là mức phí dịch vụ bảo vệ được ghi cụ thể trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ bằng văn bản.

Ngoài ra doanh nghiệp bảo vệ còn có quyền từ chối những yêu cầu trái pháp luật của khách hàng như: sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Với quy định sẽ giúp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đúng với tên gọi dịch vụ bảo vệ, hoạt động với mục đích đáp ứng nhu cầu được bảo vệ cho một đối tượng cụ thể của khách hàng.

Doanh nghiệp bảo vệ còn có nghĩa vụ chung cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ:

“1. Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này;

41

Điều 6, Mục 7, Thông tư số 45/2009/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

2. Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;

3. Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;

4. Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”43

Và phải thực hiện đúng nội dung đã ký kết trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ. Doanh nghiệp bảo vệ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc do lỗi của doanh nghiệp, của nhân viên bảo vệ gây ra. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao lại quy định mức vốn pháp định cho loại hình dịch vụ này. Đồng thời nó cũng tạo lòng tin cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ hoặc có ý định sử dụng dịch vụ bảo vệ.

 Đối với Nhà nƣớc

Với Nhà nước doanh nghiệp có những nghĩa vụ được quy định chung cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo vệ nói riêng. Cụ thể:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

+ Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê và nộp thuế theo quy dịnh của pháp luật; chế độ báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động dịch vụ bảo vệ với cơ quan Công an có thẩm quyền.

+ Chấp hành sự huy động của cơ quan Công an có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Thực hiện thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng thời hạn khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ bảo vệ; thay đổi người lãnh đạo doanh nghiệp; thay đổi vốn điều lệ của doanh nghệp; chuyển trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện,…44

+ Đóng đủ các loại thuế, phí, lệ phí khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ bảo vệ,…

Việc quy định quyền và nghĩa vụ như trên giúp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đi vào nề nếp, công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ của các cơ quan có đạt hiệu quả cao hơn. Góp phần phát triển một ngành nghề kinh tế mới đầy triển vọng.

43 Điều 78, Luật thương mại năm 2005.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)