5. Bố cục của luận văn
2.5 Quản lý nhà nƣớc về kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
Bộ Công an chỉ đạo Công an các cấp kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ; quy định mẫu trang phục, phù hiệu của nhân viên dịch vụ bảo vệ; quy định chương trình, nội dung, thời gian và cơ quan có trách nhiệm huấn luyện, cấp chứng chỉ nghiệp vụ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ; tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Bộ Công an có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Trách nhiệm của các Bộ, ngành
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an để quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Bộ Tài chính tiến hành cấp mã số thuế khi chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo vệ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trong việc hướng dẫn doanh nghiệp bảo vệ đăng ký hoạt động dạy nghề trong việc đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo vệ.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo thẩm quyền và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an theo quy định của pháp luật.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
Đội ngũ các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dịch vụ bảo vệ tuy nhiều nhưng chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đạt chuẩn quốc tế và nhất là chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như sự kỳ vọng của thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp đang thả nổi chất lượng dịch vụ bảo vệ của mình do không đủ khả năng đáp ứng quy định trong việc tuyển chọn, đào tạo và cung cấp nhân viên bảo vệ. Và “miếng bánh” lợi nhuận từ ngành kinh doanh này không phải doanh nghiệp nào cũng thấy “ngọt”.
Tuy không muốn nhưng vẫn phải thừa nhận rằng khả năng lập pháp của nước ta còn thấp do vậy mà các quy định đưa ra chỉ áp dụng được ở thời điểm nó ra đời, “không đi trước đón đầu” được sự thay đổi, phát triển của kinh thế - xã hội, không bắt kịp xu hướng chung,… do vậy mà bộc lộ những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung thậm chí là thay thế. Song song bên cạnh đó là tình trạng “nặng” về thủ tục hành chính, gây ra phiền hà làm mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của người dân, lãng phí ngân sách Nhà nước. Dịch vụ bảo vệ là một ngành rất có tiềm năng phát triển trong tương lai, do vậy cần có khung pháp lý phù hợp điều chỉnh về lĩnh vực này.