Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 66)

ĐÌNH TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng. Do đó đánh giá hoạt động tín dụng là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho Ngân hàng, từ kết quả đánh giá đó để đề ra biện pháp khắc phục và đưa ra phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn cũng từng bước nâng cao chất lượng tín dụng nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Do đó, để thông qua các chỉ tiêu tài chính có thể đánh giá một cách khái quát về quy mô, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã đạt được qua các năm.

4.3.1 Tổng dư nợ t ên nguồn vốn huy động

Các Ngân hàng luôn quan tâm đến việc đẩy mạnh công tác huy động và sử dụng vốn, do đó vấn đề đặt ra là phải quản lý hiệu quả cả nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng vốn huy động thì cho hộ gia đình vay bao nhiêu đồng ?

Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2011 bình quân 1 đồng vốn huy động thì cho vay hết 0,65 đồng. Sang năm 2012 công tác huy động vốn của Ngân hàng rất tốt bình quân 1 đồng vốn huy động thì cho vay hết 0,56 đồng. Sang năm 2013 công tác huy động vốn có tăng lên đôi chút bình quân 1 đồng vốn huy động thì cho vay hết 0,67 đồng. Nhưng chỉ số lại tăng trong năm 2013 chứng tỏ tầm quan trọng của vốn huy động đã được ngân hàng quan tâm nhiều hơn và hoạt động tín dụng đối với hộ gia đình được mở rộng thêm.

4.3.2 Nợ xấu t ên tổng dư nợ

Vấn đề mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó của Ngân hàng cao hay thấp nhằm đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

57

Bảng 4.14: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ gia đình của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

1. Vốn huy động Triệu đồng 502.278 649.334 651.827

2. Doanh số cho vay Triệu đồng 520.968 637.604 664.706

3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 545.309 605.928 586.094

4. Dư nợ đầu năm Triệu đồng 353.152 328.811 360.487

5. Dư nợ cuối năm Triệu đồng 328.811 360.487 439.099

6. Dư nợ Bình quân Triệu đồng 340.982 344.649 399.793

7. Nợ xấu Triệu đồng 8.288 2.292 2.124

8. Tổng Dư nợ/vốn huy động lần 0,65 0,56 0,67

9. Nợ xấu/tổng dư nợ % 2,52 0,64 0,48

10. Hệ số thu nợ % 104,67 95,03 88,17

58

Trong những năm qua NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn cũng đã thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ rủi ro tín dụng. Hệ số này chỉ chấp nhận ở mức 2% - 5% tổng dư nợ. Năm 2011 tỷ lệ này ở mức 2,52%. Năm 2012 giảm xuống còn 0,64%. Sang năm 2013 tỷ lệ này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,48%. Nguyên nhân nợ xấu trên tổng dư nợ giảm là do cả nợ xấu ngắn hạn và trung - dài hạn đều giảm trong giai đoạn 2011 - 2013 trong đó, nợ xấu của ngành thương mại - dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế tổng hợp, cho vay máy nông nghiệp đều giảm nên đã ảnh hưởng đến tổng nợ xấu của Ngân hàng. Năm 2012 và năm 2013 hệ số này giảm xuống dưới mức 1% điều này cho thấy tỷ lệ này là rất thấp và Ngân hàng cần duy trì và giảm tỷ lệ này trong những năm tiếp theo, chỉ số này ngày càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, để đạt được kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu của cả hệ thống Ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, thống kê tất cả các món vay sắp đến hạn để thông báo, nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

4.3.3 Vòng quay vốn t n dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định, chỉ số này càng lớn càng tốt. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tăng trong năm 2012 và giảm trong năm 2013. Cụ thể, năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 1,6 vòng, đến năm 2012 là 1,76 vòng, tăng 10% so với năm 2011. Vòng quay tín dụng hộ gia đình tăng trong năm 2012 cho thấy nguồn vốn vay tại Ngân hàng đã luân chuyển, tham gia ngày càng nhiều vào chu kỳ sản xuất lưu thông hàng hóa. Ngân hàng tiết kiệm chi phí, tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác, tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

Bước sang năm 2013 vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 1,47 vòng giảm 16% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do giá cả hàng hóa không ổn định ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân do đó khách hàng xin Ngân hàng gia hạn nợ nên đã làm tăng dư nợ cuối kỳ dẫn đến tăng dư nợ bình quân. Bên cạnh, doanh số thu nợ năm 2013 có hướng giảm nên làm tỷ số này giảm.

4.3.4 Hệ số thu nợ

Hệ số này phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như ý thức trả nợ của khách hàng. Tiến trình cho vay, thu nợ của Ngân hàng được thực hiện thông qua cán bộ tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào cán bộ tín dụng, Ngân hàng hoạt động

59

theo chiều hướng nào đều được đánh giá qua hệ số thu nợ. Hệ số này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ càng chặt chẽ, hiệu quả tín dụng càng cao.

Nhìn chung trong 3 năm qua hệ số này ở mức trên 80%, cụ thể: năm 2011 hệ số thu nợ là 104,67% và năm 2012 hệ số thu nợ là 95,03% giảm xuống 9,64% so với năm 2011. Hệ số thu nợ năm 2013 lại tiếp tục giảm còn 88,17%. Chỉ tiêu hệ số thu nợ giảm trong giai đoạn 2011 - 2013 cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng kém hiệu quả. Nguyên nhân hệ số thu nợ giảm là do ngành trồng trọt, chăn nuôi có nhiều biến động như giá nông sản bấp bênh do sản xuất quá nhiều mà không có đầu ra, dịch H5N1, lỡ mồm long móng… làm cho doanh số thu nợ giảm trong khi doanh số cho vay luôn tăng nên đã làm cho hệ số này giảm xuống.

Tóm l i:

Qua quá trình phân tích các chỉ số tài chính của Ngân hàng có thể thấy được tình hình hoạt động tín dụng cho vay hộ gia đình của Ngân hàng là tốt, Cụ thể: doanh số cho vay và dư nợ hộ gia đình tăng trong giai đoạn 2011 - 2013 và trong những năm tới chúng ta cần nâng dần doanh số cho vay đối với hộ gia đình hơn nữa nhằm thu hút ngày càng nhiều đối tượng này đến Ngân hàng vay vốn đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng.

Trong doanh số cho vay hộ gia đình đáng quan tâm nhất chính là cho vay kinh tế tổng hợp có phát sinh tăng đều qua các năm. Đây là đối tượng cho vay truyền thống của Ngân hàng.

Doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định và giảm nhẹ trong năm 2013. Dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm, chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng là hộ gia đình đến vay vốn tại Ngân hàng.

Nợ xấu ngành kinh tế tổng hợp tại Ngân hàng có xu hướng tăng điều này cũng cho thấy rủi ro ngành này cũng cao nhất. Vì vậy, Ngân hàng cần đưa ra nhiều chính sách quan tâm và ưu ái cho ngành này nhiều hơn.

60

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH TẠI NHN & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH

HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG

5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH CỦA NGÂN HÀNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH CỦA NGÂN HÀNG

Tín dụng Ngân hàng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ gia đình tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn, đúc kết lại những mặt đạt được và chưa đạt được như sau:

5.1.1 Những mặt đ t được

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng bền vững, ổn định. Tăng nguồn vốn có kỳ hạn, góp phần tích cực trong việc tăng tính chủ động trong cho vay, đáp ứng đủ vốn kịp thời cho khách hàng, tạo được sự tin tưởng và gắn bó lâu dài với khách hàng

- Ngân hàng cũng đã chủ động tập trung thu hồi những khoản nợ đến hạn, giải quyết các khoản nợ xấu ngay từ đầu, giảm thiểu nợ xấu xuống mức thấp vào cuối năm. Phát triển và mở rộng thêm sản phẩm dịch vụ, mở rộng đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đầu tư cho nông dân địa phương mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sau thu hoạch.

5.1.2 Những mặt h n chế

- Thủ tục cho vay tương đối phức tạp: là một bộ phận của Ngân hàng Nhà Nước, vì vậy cho nên các quy định thể chế và đối tương vay vốn được quy định rất chặt chẽ. Trên cơ sở đó khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ phải thực hiện một số công việc mà Ngân hàng quy định.

- Tuy Ngân hàng cũng đã chủ động tập trung thu hồi những khoản nợ đến hạn, giải quyết các khoản nợ xấu ngay từ đầu, giảm thiểu nợ xấu xuống mức thấp vào cuối năm nhưng hiện tại vẫn còn tình trạng nợ xấu và tiềm ẩn rủi ro nợ xấu phát sinh tuy mức độ không cao nhưng cũng là mối đe dọa của Ngân hàng.

- Ngân hàng chỉ cho vay đối với những hộ có quan hệ trước, những người lần đầu tiên đến vay phải đợi một thời gian cho cán bộ tín dụng

61

thẩm định mới được vay làm mất thời gian, công đi lại của người dân và hiệu quả của phương án kinh doanh mà họ dự định tiến hành sẽ giảm đi, Ngân hàng chưa tập trung khai thác lượng khách hàng tiềm năng này.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG DỤNG HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG

5.2.1 Thủ tục ch vay

Các thủ tục, hồ sơ cho vay của các Ngân hàng thương mại được thực hiện theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó, hồ sơ vay vốn gồm giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn như có năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật; mục đích sử dụng vốn hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; có dự án, phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định pháp luật; thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra còn có một số thủ tục do cơ quan nhà nước thực hiện theo qui định để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên tham gia quan hệ tín dụng khi có vi phạm hoặc tranh chấp trong hợp đồng tín dụng như thực hiện công chứng, hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, đăng ký thế chấp, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Hồ sơ, thủ tục vay vốn với nhiều loại giấy tờ phức tạp thực sự là những rào cản đối với người dân, thủ tục vay vốn Ngân hàng còn quá rườm rà.

Muốn vay được vốn, phải đi rất nhiều cơ quan vì vậy để người dân có điều kiện làm ăn, thoát nghèo và vươn lên khá giả, ngành Ngân hàng cần rà soát và kiểm tra lại xem có cần thay đổi về thủ tục vay vốn hay không, hoặc đơn giản hóa thủ tục đi lại của người dân để tạo tâm lý thoải mái hơn cho khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng.

Phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng ký các giấy tờ, hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng.

5.2.2 Thực hiện c ng tác ngăn ngừa nợ xấu và tiềm ẩn rủi nợ xấu phát sinh

Hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích, vì vậy Ngân hàng cần xác định thời gian vay vốn sao cho phù hợp với cây trồng, vật nuôi, tính toán chính xác thời gian thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm để xác định thời hạn nợ cho phù hợp. Định mức cho vay cần phải xác định một cách chính xác, phù hợp

62

với nhu cầu vay của khách hàng, phù hợp với quy mô sản xuất.

Hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh: để hạn chế tối đa nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng quy trình cho vay, phải phân tích thông tin, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai phạm trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý đúng lúc, không chậm trễ để tránh gây thất thoát vốn.

Phân tích, phân loại nợ thường xuyên để đề ra các biện pháp thu hồi nợ một cách hữu hiệu, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng - chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tập trung xử lý thu hồi nợ đến hạn và quá hạn.

Cần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho khách hàng để họ thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đúng hạn.

Tăng cường sự phối hợp với chính quyền tạo điều kiện môi trường, cơ sở pháp lý, thực hiện sự liên kết với các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn để khuyến khích đầu tư vốn có hiệu quả, tránh trường hợp cho vay trùng lặp giữa các tổ chức tín dụng.

5.2.3 Thiết lậ , duy t ì mối quan hệ lâu dài với hách hàng vay vốn

Mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng vay vốn là mối quan hệ hai chiều, Ngân hàng hỗ trợ về vốn sản xuất kinh doanh cho khách hàng và ngược lại, khách hàng vay vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng, thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng sẽ biết được nhu cầu vay thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ để có hình thức tài trợ phù hợp, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, giảm được chi phí thời gian tìm hiểu khách hàng trước khi quyết định cho vay, vì thông tin về khách hàng được thu thập thường xuyên và đảm bảo an toàn vốn vay. Những khách hàng có quan hệ lâu dài thường kinh doanh có hiệu quả, có ý thức trả nợ tốt, từ đó tạo nguồn thu ổn định, vững chắc cho Ngân hàng.

Tùy từng đối tượng khách hàng, Ngân hàng có chính sách phù hợp. Đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, thì Ngân hàng có thể ưu tiên về lãi suất cho vay, đồng thời trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu khách hàng gặp khó khăn chưa trả được nợ thì Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)