Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 33)

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, do đó nguồn vốn của Ngân hàng được xem như là nhân tố quan trọng và quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng kể cả NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn. Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đầu tiên là phải tạo ra một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi trải xuyên suốt và thuận lợi. Do đó việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, cá nhân hay nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên đòi hỏi phải tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, nhằm đa dạng hóa khách hàng phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.

Hiện nay NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn bên cạnh việc mở rộng và đẩy mạnh công tác tín dụng, còn ra sức huy động vốn để tạo ra nguồn vốn trong kinh doanh. Ngân hàng đã tập trung công tác chỉ đạo và huy động vốn với mạng lưới rộng khắp toàn huyện nhằm khai thác triệt để nguồn vốn trong dân. Hình thức huy động vốn ngày một cải tiến đa dạng như mở tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,…theo phương châm “đi vay để cho vay” và “tự lo vốn tại chỗ là chính”. Như vậy, nguồn vốn là một yếu tố quan trọng và quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Vốn huy động

Đây là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng, Ngân hàng thực hiện các hình thức huy động vốn nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Qua đó, Ngân hàng có thể sử dụng chúng để cho vay lại nhằm thu về lợi nhuận. Vốn huy động giúp cho Ngân hàng nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. Vốn huy động tại chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá nhanh, năm 2011 vốn huy động đạt 502.278 triệu đồng, qua năm 2012 vốn huy động đạt 649.334 triệu đồngtăng 147.056 triệu đồng, tốc độ tăng 29,28% so với năm 2011.

24

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 502.278 649.334 651.827 147.056 29,28 2.493 0,38 2. Vốn điều chuyển 0 0 0 - - - - 3. Tổng nguồn vốn 502.278 649.334 651.827 147.056 29,28 2.493 0,38

25 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 T iệu đồng 2011 2012 2013 Năm Vốn HĐ Vốn ĐC Tổng NV

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NH giai đoạn 2011 - 2013 Nguyên nhân vốn huy động tăng mạnh trong năm 2012 là việc đầu tư vào vàng, bất động sản hay bất cứ lĩnh vực nào khác cũng mang lại rủi ro rất cao trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và thách thức vì vậy người dân chọn xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng được hưởng lãi suất lại ít rủi ro. Trong vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các loại còn lại. Vì loại tiền gửi này chia nhiều thời hạn cùng với mức lãi suất tương ứng nên được người dân ưa chuộng và sử dụng nhiều do thời hạn đáo hạn ngắn nên thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của người dân. Cùng với uy tín mà nhiều năm Ngân hàng đã tạo dựng nên nhận được lòng tin của người dân, nguồn vốn của họ được an toàn khi gửi tại Ngân hàng nên nhu cầu gửi tiền ngày càng tăng.

Đến năm 2013 vốn huy động đạt 651.827 triệu đồng, tăng 2.493 triệu đồng so với năm 2012 tốc độ tăng rất là thấp chỉ 0,38%. Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng rất thấp trong năm 2013 là do sự khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng, để đối mặt với sự ảnh hưởng này thì Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách linh hoạt hơn như đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn tiết kiệm linh hoạt cùng với việc tuyên truyền, quảng cáo, tư vấn tận tình cho khách hàng, chủ động tiếp cận các khách hàng.... Vì vậy làm cho vốn huy động cũng tăng trong năm 2013 nhưng tăng rất thấp.

Qua nguồn vốn huy động cho thấy Ngân hàng có nhiều cố gắng áp dụng nhiều biện pháp thu hút khách hàng, tạo uy tín đối với khách hàng làm cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

26

Ở nước ta theo đánh giá của một số nhà kinh tế học thì vốn nhàn rỗi còn nằm trong dân cư khá lớn, chủ yếu nằm dưới dạng dự trữ vàng, bạc, đá quí và cả tiền mặt. Vì vậy cần phải tìm biện pháp huy động nguồn vốn đó để đầu tư và phát triển sản xuất là tốt nhất.

Để đưa nền kinh tế nước ta phát triển thì phải huy động tối đa mọi nguồn lực của đất nước trong đó có vốn, và nhận định rằng vốn có nhiều nguồn nhưng nguồn vốn có ý nghĩa quyết định vẫn là nguồn vốn trong nước, nguồn vốn từ tiết kiệm của dân cư vì nó là nguồn vốn tại chổ có giá trị lớn.

Vốn điều chuy n

Chi phí cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu dựa vào vốn huy động tại chổ. Nếu nguồn vốn trên không đáp ứng đủ nhu cầu thì Ngân hàng có một cách giải quyết đó là xin điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên.

Việc dùng vốn này không mất nhiều thời gian huy động nhưng phải chịu mức lãi suất cao hơn mức lãi suất huy động tại chổ và nó cũng là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Qua bảng khái quát tình hình nguồn vốn Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 ta thấy vốn điều chuyển của Ngân hàng bằng 0. Nguyên nhân do vốn huy động của Ngân hàng là rất lớn trong khi chỉ cho vay một phần nên vốn còn thừa sẽ cho Ngân hàng cấp trên hay các Ngân hàng khác vay để thu về lợi nhuận. Ở Ngân hàng không có tình trạng thiếu hụt vốn nên vốn điều chuyển bằng 0.

Trên đây là những nhận xét khái quát về tình hình nguồn vốn. Qua những phân tích trên, chúng ta nhận thấy vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 33)