Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 36)

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

4.2.1 Doanh số ch vay

Trong những năm qua, NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn đã trở thành người bạn thân thiết của các hộ gia đình trên địa bàn huyện, là kênh cung ứng vốn quan trọng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn huyện và đây là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng.

Do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng, nên trong suốt thời gian hoạt động Ngân hàng đã gắn chặt nghiệp vụ cho vay

27

với sự tồn tại và phát triển của mình. Xét về tổng thể hoạt động cho vay của Ngân hàng giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 đã đạt được kết quả tăng trưởng theo chiều hướng tích cực.

Điều này được thể hiện thông qua doanh số cho vay đối với hộ gia đình liên tục tăng qua các năm cụ thể năm 2011 doanh số cho vay là 520.968 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số cho vay là 637.604 triệu đồng tăng 116.636 triệu đồng tương ứng tăng 22,39% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay là 664.706 triệu đồng tăng 27.102 triệu đồng tương ứng tăng 4,25% so với năm 2012. Tình hình phát sinh doanh số cho vay cụ thể tại Ngân hàng được biểu hiện như sau:

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 503.152 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số cho vay là 616.142 triệu đồng tăng 112.990 triệu đồng tương ứng tăng 22,46% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho tăng 1.642 triệu đồng tương ứng tăng 0,27 % so với năm 2012.

Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn tăng trong giai đoạn 2011 - 2013 là do lãi suất cho vay đối với hộ gia đình đã giảm chỉ còn 13%/năm trong năm 2012 và giảm tiếp 1% còn 12% trong năm 2013 nhằm giảm bớt chi phí sản xuất cho người dân, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, bên cạnh đó còn do khách hàng muốn sử dụng vốn ngắn hạn với lãi suất thấp hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Về phía Ngân hàng cũng muốn hạn chế rủi ro tín dụng, và sớm thu hồi nợ.

Bên cạnh doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung - dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng thấp hơn (khoảng 6% - 10%) nhưng cũng tăng đều qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh nhất trong năm 2013.

Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay trung - dài hạn tăng 3.646 triệu đồng tương ứng tăng 20,46% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay tăng 25.460 triệu đồng tương ứng tăng 118,63% so với năm 2012. Nhằm tạo điều kiện tối đa cho các hộ sản xuất trong sản xuất, kinh doanh và giúp họ có thời gian phát huy hiệu quả nguồn vốn nên doanh số cho vay trung - dài hạn của chi nhánh tăng lên qua các năm cũng là điều dễ hiểu. Mặc khác là do người dân ngày càng có xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng vốn từ ngắn hạn sang trung - dài hạn nhằm chuyển sang cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và người dân còn sử dụng vốn trung - dài hạn đầu tư cho các phương án, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

28

Bảng 4.2: Doanh số cho vay hộ gia đình theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 503.152 616.142 617.784 112.990 22,46 1.642 0,27 2. Trung - dài hạn 17.816 21.462 46.922 3.646 20,46 25.460 118,63 Tổng cộng 520.968 637.604 664.706 116.636 22,39 27.102 4,25

29

Nhìn chung, có thể thấy được doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 90% trong doanh số cho vay của Ngân hàng, còn doanh số cho vay trung - dài hạn Ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao. Đây là điều còn hạn chế ở Ngân hàng. Nhưng trong thời gian gần đây tỷ trọng cho vay trung - dài hạn đã được nâng dần lên để thỏa mãn được nhu cầu thực tế của người dân.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Trên cơ sở mục tiêu hoạt động của Ngân hàng là hướng đến chăm lo cuộc sống cho người dân trong huyện, Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng cho mọi nhu cầu nguồn vốn cho những dự án, phương án kinh doanh hợp lý từ phía người dân. Nhìn chung hoạt động vay vốn của người dân Trà Ôn chú trọng vào việc phát triển nâng cao hoạt động nông nghiệp truyền thống: trồng trọt, chăn nuôi…..gọi chung là kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng 35% - 40% là ngành phát triển hàng đầu trong giai đoạn 2011 - 2013. Đây là những ngành nghề có truyền thống lâu đời vì thế những phương án kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ được Ngân hàng tập trung cho vay rộng rãi nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng khuyến khích đầu tư vào ngành thương mại - dịch vụ nên ngành này cũng phát triển không kém chiếm tỷ trọng 28% - 33%. Nhằm mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của người dân diễn ra một cách nhanh chóng, giúp người dân yên tâm sản xuất. Hình thức vay vốn của người dân để phục vụ nhu cầu đầu tư mua máy nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…cũng chiếm tỷ trọng cho vay đáng kể. Doanh số mang lại từ việc cho vay nhóm khách hàng này được thể hiện như sau:

Thương m i - dịch vụ

Là ngành được Ngân hàng đặc biệt chú trọng và quan tâm trong thời buổi công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, một mặt Ngân hàng muốn gia tăng lợi nhuận mặt khác tạo điều kiện cho người dân, các doanh nghiệp trong huyện tiếp cận đựơc nguồn vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi đó Ngân hàng còn chiết khấu những giấy tờ có giá của người dân do các tổ chức tín dụng hay Chính phủ phát hành, tạo điều kiện để giải quyết vốn cho người dân.

Nhìn chung huyện Trà Ôn ngành thương mại - dịch vụ rất phát triển và chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 33%) trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình cụ thể như sau: năm 2011 doanh số cho vay là 169.804 triệu đồng, sang năm 2012 là 182.137 triệu đồng, tăng 12.333 triệu đồng với tốc độ tăng 7,26% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay giảm 40.227 triệu đồng,

30

Bảng 4.3: Doanh số cho vay hộ gia đình theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Trà Ôn)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thương mại - dịch vụ 169.804 182.137 141.910 12.333 7,26 (40.227) (22,09) 2. Trồng trọt 22.829 22.070 20.803 (759) (3,32) (1.267) (5,74) 3. Chăn nuôi 70.314 78.895 99.472 8.581 12,20 20.577 26,08 4. Kinh tế tổng hợp 180.050 266.428 310.278 86.378 47,97 43.850 16,46

5. Mua máy nông nghiệp 48.011 46.584 43.550 (1.427) (2,97) (3.034) (6,51)

6. Khác 29.960 41.490 48.693 11.530 38,48 7.203 17,36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

tốc độ giảm 22,09% so với 2012. Cho vay ngành thương mại - dịch vụ tăng phù hợp với chính sách trong chuyển dịch kinh tế của Đảng và Nhà nước ta như gia tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa đảm bảo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, mục tiêu tới năm 2020 có 35% - 40% hàng hóa lưu chuyển qua các loại hình thương mại hiện đại.

T ồng t ọt

Trước khi nền công nghiệp phát triển thì người dân sống chủ yếu dựa vào nghề nông là chính. Ông cha ta thường nói nông nghiệp là cái gốc dù thời gian có thay đổi đi chăng nữa nó vẫn giữ vị trí hàng đầu. Vì nó là nơi sản sinh ra lương thực nuôi sống chúng ta bao đời nay. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả thủy sản.

Ngành trồng trọt bao gồm các loại như: trồng lúa, trồng màu, trồng cây ăn quả và chăm sóc vườn..v..v.. Tuy đất đai ở địa bàn huyện Trà Ôn rất màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt nhưng số lượng vốn vay chiếm tỷ trọng thấp khoảng 3% - 4% trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình, doanh số cho vay giảm trong giai đoạn 2011 - 2013.

Nhu cầu vay vốn cho việc trồng trọt của nông hộ không lớn, một phần là do người dân tự dựa vào đồng vốn mà mình hiện có, nếu họ gặp vấn đề về vốn thì mới tìm cách xoay sở bằng việc mua thiếu các loại hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sau khi thu hoạch mới tiến hành thanh toán. Mặc khác do thủ tục vay phức tạp và chủ yếu cho vay khách hàng truyền thống nên cũng một phần nào đó ảnh hưởng tới khả năng cho vay của Ngân hàng.

Chính vì thế mà doanh số cho vay trồng trọt trong năm 2011 chỉ đạt 22.829 triệu đồng.

Sang năm 2012 là 22.070 triệu đồng giảm 759 triệu đồng, tốc độ giảm là 3,32% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay giảm 1.267 triệu đồng, tốc độ giảm 5,74% so với năm 2012. Do giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản như lúa gạo, bưởi Năm Roi, cam sành, chôm chôm... tăng. Song thị trường thế giới xuất hiện nhiều khó khăn, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” liên tục xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của toàn ngành từ đó làm doanh số cho vay giảm. Bên cạnh đó, do lĩnh vực trồng trọt không tạo ra nhiều lợi nhuận cho người nông dân bằng những lĩnh vực khác nên nhiều người dân đã chuyển đổi sang những lĩnh vực khác làm cho doanh số cho vay ngành trồng trọt có sự giảm sút tương đối.

32

Chăn nu i

Bên cạnh trồng trọt, nông dân trên địa bàn huyện còn mở rộng việc chăn nuôi để nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình. Người dân ở đây chủ yếu chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà chủ yếu là chăn nuôi heo, bò. Bên cạnh đó Trà Ôn được thiên nhiên ưu đãi có dòng nước ngọt quanh năm và nằm bên bờ Bắc sông Hậu nên phát triển một nghề mới đó là nuôi cá ba sa để xuất khẩu và cá lóc mà tập trung chủ yếu ở 2 xã Lục Sỹ Thành và Phú Thành.

Nhu cầu vốn cho mục đích chăn nuôi cũng khá lớn, nhìn chung doanh số cho vay qua các năm đều tăng. Năm 2012 doanh số cho vay tăng 8.581 triệu đồng, tốc độ tăng 12,20% so với năm 2011. Mặc dù năm 2012 vẫn còn ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng doanh số cho vay chăn nuôi vẫn tăng cao do người dân đã chuyển sang nuôi các loại cá như: cá trê vàng lai, cá tra, cá lóc, cá basa,…

Sang năm 2013 doanh số cho vay tăng với tốc độ 26,08% so với năm 2012. Đến năm 2013 nông dân đã có nhiều kinh nghiệm hơn đối với các loại dịch bệnh kết hợp với sự tham gia của đội ngũ cán bộ thú y nên đã mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này, mặt khác là do người dân thu hoạch mùa vụ, trả vốn cho Ngân hàng đồng thời vay lại để chăn nuôi cho vụ tiếp sau, tất cả những điều này đã làm cho doanh số cho vay chăn nuôi tiếp tục tăng.

Doanh số cho vay chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Do người dân còn chăn nuôi với quy mô nhỏ, chưa có trình độ kỹ thuật cũng như vốn để chăn nuôi với quy mô lớn. Doanh số cho vay chăn nuôi của Ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động chăn nuôi thông qua vốn kết hợp với thẩm định các dự án khả thi.

Kinh tế tổng hợ

Kinh tế tổng hợp là loại hình sản xuất được tiến hành phổ biến ở nông thôn. Bên cạnh trồng trọt hộ gia đình còn kết hợp cả chăn nuôi. Kinh tế tổng hợp ở huyện Trà Ôn chủ yếu là việc kết hợp giữa chăn nuôi heo, bò và chăm sóc vườn.

Hằng năm hộ gia đình đến vay vốn sử dụng vào mục đích kinh tế tổng hợp ngày càng tăng, cụ thể năm 2012 doanh số cho vay tăng với tốc độ 47,97% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay tăng 43.850 triệu đồng, tốc độ tăng là 16,46% so với năm 2012. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng là do nhu cầu vay vốn cho mở rộng đàn gia súc ngày càng tăng.

33

Cho vay theo hình thức này mang đến nhiều thuận lợi cho Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng sẽ giảm bớt thời gian và chi phí vì giảm được thủ tục vay nhiều lần của hộ gia đình trong cùng một hộ; còn đối với hộ sản xuất thì chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay sao cho đạt lợi nhuận cao nhất. Cả Ngân hàng và nông dân sẽ giảm được rủi ro khi đầu tư kinh tế tổng hợp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá kết hợp lại với nhau để đạt hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, các đối tượng này có thể tương trợ cho nhau trong quá trình sản xuất và cùng phát triển), như thế rủi ro sẽ được phân bổ không tập trung vào đối tượng nhất định nào.

Mua máy n ng nghiệ

Trước khi khoa học công nghệ tiên tiến chưa phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào lao động chân tay là chủ yếu. Ngày nay khoa học tiến bộ được vận dụng để giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm chi phí, tận dụng tiến bộ vào sản xuất, nâng cao năng suất mùa vụ,…. làm giảm bớt nặng nhọc và tiết kiệm thời gian cho hộ nông dân.

Doanh số cho vay đối với máy nông nghiệp giảm trong giai đoạn 2011 - 2013. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay giảm 1.427 triệu đồng, tốc độ giảm 2,97% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay giảm 3.034 triệu đồng, tốc độ giảm 6,51% so với năm 2012. Do những năm trước đó người dân đã vay vốn để mua máy nông nghiệp và đến thời điểm 2012 – 2013 nhu cầu mua máy nông nghiệp đã ổn định, người dân ý thức về việc sử dụng và bảo quản máy được lâu dài hơn. Hơn nữa máy nông nghiệp khi mua về thời gian sử dụng rất dài, có thể là 2 - 5 năm hoặc hơn nữa, do đó khi những hộ nông dân đi vay tiền mua máy nông nghiệp thì thời gian lâu sau họ mới có thể trở lại vay Ngân hàng với mục đích đó nên doanh số cho vay giảm.

Khác

Cho vay ngành khác bao gồm tiêu dùng, xuất khẩu lao động, cho vay để xây dựng đê bao, bờ bao chống lũ bảo vệ mùa màng... Nhìn chung doanh số cho vay ngành khác tăng trong giai đoạn 2011 - 2013, năm 2012 doanh số cho vay tăng 11.530 triệu đồng với tốc độ tăng 38,48% so với năm 2011. Và doanh số cho vay tăng trong năm 2013 với tốc độ tăng là 17,36%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành khác tăng là do cuộc sống của người dân ngày càng phát triển nên nhu cầu tiêu dùng hằng ngày càng cao như nhu cầu mua sắm vật dụng trong gia đình, sửa chữa nhà ở, làm kinh tế hộ gia đình...và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống ngày càng tăng vì vậy họ tìm đến Ngân hàng để vay vốn phục vụ những nhu cầu này là giải pháp an toàn hơn đi vay ngoài thị trường ”chợ đen”.

34

Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho mực nước biển dâng lên, các cơn bão ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng hầu hết

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 36)