Phân tích cơ cấu nguồn khách quốc tế của Thanh Tân theo quốc tịch

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút khách quốc tế đến khu du lịch suối nước khoáng thanh tân thừa thiên huế luận văn ths 2015 (Trang 56)

Trong thời gian qua Ban quản lý Khu du lịch Suối nước khoáng Thanh Tân phần lớn chú trọng đến công tác khai thác nguồn khách nội địa trong đó chủ yếu là khách địa phương do đó tổng số lượt khách quốc tế đến đây nghỉ dưỡng còn hết sức hạn chế.

Nhìn vào hệ thống số liệu ở bảng 2.7 cho thấy, trong cơ cấu tổng số khách quốc tế thì khách Trung Quốc chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong hai năm

2012-2013, trung bình đạt xấp xỉ 33 %,tuy nhiên lượng khách này giảm mạnh vào năm 2014 với tốc độ giảm đến mức 78.7% tương ứng với 488 khách. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoang hải dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam làm mối quan hệ chính trị giữa hai nước trở nên cực kỳ căng thẳng, do vậy, trong năm này khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam nói chung và đến Huế nói riêng giảm mạnh đột biến.

Đứng thứ hai trong cơ cấu tổng khách quốc tế là khách Pháp, trung bình chiếm 35.3% trong tổng nguồn khách quốc tế và nguồn khách này có xu hướng tăng khá đều đặn qua các năm với tốc độ tăng trưởng định gốc đạt 120.5% tương ứng với 530 khách.

Khách Mỹ là đối tượng khách chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu khách quốc tế, trung bình chiếm khoảng 21,6% trong giai đoạn 2012-2014. Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta dễ dàng nhận thấy, khách Mỹ tăng trưởng không ổn định trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể là lượng khách này tăng nhẹ nếu so sánh giữa năm 2013 với năm 2012 và tăng đột biến vào năm 2014. Thực tế vào năm 2014, ở thành phố diễn ra Festial với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” trên quy mô lớn, thu hút sự quan tâm đông đảo của du khách trong nước và quốc tế. Trong 10 ngày diễn ra lễ hội, số lượng du khách khắp nơi đổ về thành phố bé nhỏ này ngày càng lớn. Đây chính là cơ hội kinh doanh cực kỳ lý tưởng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Huế nói chung và Khu du lịch Suối nước khoáng Thanh Tân nói riêng.

Nằm trong bối cảnh đó, du khách Lào, người bạn láng giềng của Việt Nam cũng góp mặt trong các hình thức du lịch ở Huế, và Thanh Tân đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn được đối tượng khách này lựa chọn. Số liệu ở bảng 2.7 thể hiện khách Lào đến Thanh Tân đang có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng khách quốc tế có khả năng chi trả cao vì thu nhập bình quân trên đầu người ở quốc gia này vẫn còn hết sức hạn chế.

Ngoài khách Trung Quốc, Pháp, Mỹ Lào, Thanh Tân còn thu hút khách quốc tế đến từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Anh, Đài Loan,..song lượng khách này chiếm một tỷ trọng không lớn và phân bố khá rải rác qua các năm.

Bảng 2.7 : Cơ cấu nguồn khách quốc tế của Thanh Tân theo quốc tịch

ĐVT: Lượt khách Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 % % % ± % ± % Tổng số khách 1388 100.0 1928 100.0 2455 100.0 540 38.9 527 27.3 Pháp 440 31.7 670 34.8 970 39.5 230 52.3 300 44.8 Mỹ 255 18.4 308 17 723 29.5 53 20.8 415 134.7 Trung Quốc 462 33.3 620 32.2 132 5.4 158 34.2 -488 -78.7 Lào 190 13.7 231 12 435 17.7 41 21.6 204 88.3 Khác 41 2.9 99 4 195 7.9 58 141.5 96 97

( Nguồn: Khu du lịch Thanh Tân ) Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch sinh thái và có thể tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn nhưng Thanh Tân cho đến nay gần như vẫn là ẩn số đối với nhiều du khách quốc tế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó đặc biệt là sự hạn chế trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch ra thị trường du lịch quốc tế. Tôi nghĩ rằng, trong thời gian đến Ban quản lý cần chú trọng hơn đến công tác này nếu muốn khách quốc tế trở thành nguồn khách đem lại lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút khách quốc tế đến khu du lịch suối nước khoáng thanh tân thừa thiên huế luận văn ths 2015 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)