Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã cao mã pờ huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 34)

Vị trí địa lí

Cao Mã Pờ là một xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Quản Bạ. Cách huyện lỵ Quản Bạ 28 km về phía Tây Bắc. Ranh giới hành chính của xã Cao Mã Pờ được xác định như sau:

Phía Bắc và phía Tây giáp Nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Phía Đông giáp xã Nghĩa Thuận.

Phía Nam giáp xã Tùng Vài.

Tổng diện tích tự nhiên: 3.705,94 ha.  Địa hình, địa mạo

Cao Mã Pờ là xã vùng miền núi có địa hình chia cắt mạnh và phức tạp. Diện

tích đồi núi chiếm một tỷ lệ lớn với độ dốc khá cao, chủ yếu trên 25o, độ cao lớn

thay đổi từ 1000 - 2000 m. Vùng đất bằng ít phân bố rải rác, xen kẽ với đồi núi gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt của người dân và việc phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu

Xã Cao Mã Pờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu thời tiết ngày càng khắc nghiệt nên xã cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các tác động trên. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên tùy theo từng năm thì thời gian mưa nắng cũng khác nhau. Điển hình như năm nay đến gần hết tháng 5 mà thời tiết khô hạn vẫn kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất của nhân dân làm dân không có nước mà sinh hoạt và sản xuất. Các loại cây lúa ngô rau màu đều không thể phát triển được.

Chúng tôi tiến hành điều tra về tình hình khí hậu thời tiết tại xã Cao Mã Pờ kết quả thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tổng hợp khí hậu xã Cao Mã Pờ năm 2015 Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ TB (oC) Nhiệt độ tối cao (oC) Nhiệt độ tối thấp (oC) Lƣợng mƣa(mm) Ẩm độ (%) 1 11 24 4 25 70 2 13 25 5 30 80 3 14 27 8 40 75 4 16 29 12 60,6 80 5 22 31 15 250 84 6 22 32 16 450 85 7 22 30 17 550 90 8 22,2 31 16 350 85 9 22 30 13 250 80 10 20 28 11 200 85 11 16 26 7 100 85 12 12 22,5 3 50 80 TB 17,8 27,8 10,5 196,3 79,5

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang ) Qua bảng 4.1 ta thấysự biến động của khí hậu xã Cao Mã Pờ được thể hiện khá rõ rệt cụ thể như sau:

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 17,8°C. Nhiệt độ tháng cao nhất trong năm là tháng 6 (32oC) và tháng thấp nhất là tháng 12 (3°C). Độ ẩm trung bình năm là 79,5%. Độ ẩm cao nhất tập trung vào tháng 7 với 90% và thấp nhất vào tháng 1 70%.lượng mưa trung bình năm (196,3 mm), phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10. Hướng gió chủ yếu theo hướng Đông Tây và gió địa hình.

Thủy văn

Nhìn chung toàn xã có hệ thống suối nhỏ và ngắn. Do đặc điểm của địa hình và khí hậu nên nguồn nước chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước chính trên địa bàn được cung cấp bởi suối Cao Mã, vào mùa mưa mực nước dâng mạnh, tốc độ dòng chảy lớn. Ngược lại vào mùa khô, mực nước ở đây rất thấp nên gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

Đất đai

Xã Cao Mã Pờ có tổng diện tích tự nhiên là 3.705,94 ha. Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện như sau:

- Đất nông nghiệp: 2.691,67 ha, chiếm 72,64% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 109,12ha, chiếm 2,94% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 905,15 ha, chiếm 24,42% tổng diện tích đất tự nhiên. Với một xã thuần nông việc chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp là chính và do đó tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp chiếm khá lớn tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành nông nghiệp mũi nhọn của xã qua đó mở rộng thêm các loại cây trồng tăng năng suất cây trồng.

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Mã Pờ năm 2014

(Nguồn: UBND xã năm 2014)

Qua bảng 4.2 ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm lớn nhất, đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít nhất 2,94%, đất phi nông nghiệp chủ yếu dùng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, công trình xã hội, đất trụ sở cơ quan có diện tích là 109,12 ha tổng diện tích đất tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và thúc đẩy ngành kinh tế phát triển. Diện tích đất chưa sử dụng vẫn

STT Loại đất Năm 2014

DT (ha) CC (%)

1 Đất nông nghiệp 2.691,67 72,64

1.1 Đất lúa nước 42,39 1,57

1.2 Đất trồng lúa nương 17,07 0,63

1.3 Đất trồng cây hằng năm còn lại 490,91 18,2

1.4 Đất trồng cây lâu năm 75,55 2,8

1.5 Đất rừng phòng hộ 2.028,50 75,36

1.6 Đất rừng sản xuất 36,25 0,98

2 Đất phi nông nghiệp 109,12 2,94 3 Đất chưa sử dụng 905,15 24,42

chiếm khá lớn với 905,15 ha chiếm 24,42%. Ta thấy đất trong lâm nghiệp vẫn chiếm khá lớn cụ thể trong đất rừng phòng hộ chiếm 2.028,50 ha, với điều kiện địa hình như xã Cao Mã Pờ đây là điều kiện tốt để thực hiện các chương trình trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi đất trên đầu nguồn, hạn chế lũ quyét vào mùa mưa giảm thiệt hại cho cây trồng.

Rừng

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014. Diện tích đất lâm nghiệp của xã có 2.064,75 ha, chiếm 76,7% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng phòng hộ. Bên cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ phát triển vốn rừng, người dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Thảm thực vật rừng chủ yếu là cây Bồ đề, Keo, Mỡ, Tre, Vẩu, Lá cọ, Luồng...

Tình trạng đốt nương làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn tái diễn, việc thực hiện quy hoạch rừng và giao rừng cho hộ dân cũng là vấn đề khó khăn về địa bàn quản lý, về kinh phí hỗ trợ… nên chất lượng rừng thấp, chưa đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của xã.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

* Tình hình dân số lao động của xã

Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã Cao Mã Pờ năm 2014 STT Hạng mục Đơn vị Năm

2014

Tỷ lệ (%)

1 Tổng số hộ Hộ 472 -

2 Tổng số dân toàn xã Người 2942 100,00

2.1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 2315 78,7

2.1.1 Lao động làm việc trong nông lâm, ngư nghiệp

Người 1265 54,64

2.1.2 Lao động trong công nghiệp, xây

dựng, dịch vụ Người

830 35,85

2.1.3 Số lao động đã qua đào tạo Người 220 9,5

2.2 Dân số ngoài độ tuổi lao động Người 627 21,3

Qua bảng 4.3 ta thấy số liệu báo cáo dân số chia theo thành phần dân tộc đến 31 tháng 12 năm 2014 như sau: tổng số nhân khẩu toàn xã là 2.942 người với 472 hộ phân bố trong 8 thôn. Trong đó thôn có dân số lớn nhất là thôn Cao Mã (381 khẩu, 84 hộ), thôn có dân số nhỏ nhất là thôn Vàng Chá Phìn (202 khẩu, 40 hộ). Cao Mã Pờ có 3 dân tộc cùng sinh sống gồm: H’Mông, Dao và Hoa Hán. Dân tộc Dao có số dân đông nhất chiếm 62,65% tổng dân số toàn xã. Nhìn chung, trình độ dân trí còn thấp, trong lao động, sản xuất còn mang tính tự phát hoặc làm theo tập quán cũ chưa áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn…. Bên cạnh đó những mặt tiêu cực thì bản sắc dân tộc còn đậm nét như vẫn còn lưu giữ lại được truyền thống văn hoá, lễ hội dân tộc và các ngành nghề truyền thống mang sắc thái riêng.

Số người trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2.315 lao động chiếm 78,7% tổng số dân toàn xã.

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp: 1.265 lao động chiếm 54,64%. Lao động trong lĩnh vực TTCN, xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ: 830 lao động.

Lao động đã qua đào tạo là 220 người, chiếm 9,5% tổng số lao động. Dân số ngoài độ tuổi lao động là 627 người chiếm 21,31% tổng số lao động.

 Giá trị kinh tế các ngành tại địa phương

Trong trồng trọt

Trồng trọt là một ngành quan trọng trong sản xuất nông ngiệp của xã Cao Mã Pờ. Trong những năm gần đây, khuyến nông với vai trò là nơi tiếp nhận và chuyển giao TBKT tới cho nông dân đã đưa được nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất cho năng suất cao vào địa bàn xã tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được cao người dân vẫn hay sử dụng giống của Trung Quốc vào canh tác điều này gây khó khăn trong việc tư vấn cũng như tập huấn kĩ thuật tới bà con nông dân.

Bảng 4.4: Một số cây trồng chính tại xã Cao Mã Pờ Năm Loại cây 2012 2013 2014 Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất TB (tạ/ha) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất TB (tạ/ha) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất TB (tạ/ha) Lúa 45 228,15 50,7 47 245,81 52,3 47 248,91 52,96 Ngô 418 167,40 40,05 420 168,71 40,17 410 188,35 40,02 Thảo quả 460 184 0,4 460 230 0,5 468,4 187,36 0,4 Đậu tương 10 95 9,5 11,02 27 10 43,9 460,95 10,5 Khoai tây 7 8,4 12 16 19,2 12 20 20 10

(Nguồn: UBND xã Cao Mã Pờ năm 2012 - 2014)

Qua bảng 4.4 thì ta thấy rằng tổng diện tích các cây trồng thay đổi qua các năm và do vậy năng suất nhiều cũng thay đổi theo:

Cây lúa: Diện tích lúa tại xã tăngtừ 45ha năm 2012 lên 47ha năm 2013, năm 2014 vẫn giữ nguyên diện tích, năng suất lúa cũng tăng dần từ 50,7tạ/ha (2012) đã tăng lên 52,96tạ/ha (2014). Diện tích trồng lúa tăng do người dân khai hoang thêm một số nơi đất trống thành các mảnh ruộng. Việc áp dụng các giống lúa mới và đầu tư nhiều công sức, phân bón nên năng suất lúa tăng dần qua các năm.

Cây ngô : Diện tích ngô năm 2012 với diện tích là 418 ha đến năm 2013 tăng lên 420 ha tuy nhiên lại giảm xuống 410ha vào năm 2014. Năm 2013 diện tích sản xuất ngô tăng do người dân dùng thuốc diệt cỏ vào phun chỉ việc phun thuốc vào là trồng không tốn nhiều công sức do vậy diện tích trồng ngô tăng mạnh. Nhưng do thời tiết biến động phức tạp, hay xảy ra lũ quét đã làm cho năng suất ngô giảm đạt hiệu quả không cao. Mặt khác việc áp dụng các loại thuốc trừ cỏ vào sản xuất rất gây hại cho môi trường và ảnh hưởng tới việc thâm canh cây trồng nên

khuyến nông cần có các khyến cáo cho bà con nông dân hạn chế dùng các loại thuốc hóa học. Hướng họ tiến tới thâm canh cây trồng bền vững. Năm 2014 diện tích ngô giảm đáng kể so với năm 2013 là do lũ đã làm lấp khá nhiều diện tích đất trồng ngô khiến cho người dân không canh tác được. Ngoài ra do năm 2014 năng suất ngô không cao nên nhiều hộ đã trồng với diện tích ít đi và đầu tư nhiều phân bón vào chăm sóc năng suất tăng lên 40,02tạ/ha.

Cây thảo quả: là cây thuốc quý đựơc trồng khá nhiều ở địa phương nó là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên nhìn vào bảng ta thấy diện tích đất trồng loại cây này biến đổi ít. Từ năm 2012 đến năm 2013 diện tích vẫn giữ nguyên là 460 ha tuy nhiên năng suất và sản lượng lại tăng lên. Đến năm 2014 diện tích lại tăng lên 468,4 ha. Nguyên nhân của tình trạng này là do diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp người dân phát đi trồng các loại cây khác và khai thác không hợp lý. Mà thảo quả là cây ưa bóng chỉ sống được những nơi ẩm thấp dưới bóng cây trong rừng già. Năm 2014 thực hiện chủ trương của huyện người dân toàn xã đã mở rộng thêm diện tích để trồng nhằm tạo sự phát triển bền vững mà không phải nhận thấy cái lợi trước mắt, nhiều cây dược liệu được trồng thêm do vậy một số hộ dân đã chặt bớt cây thảo quả để chuyển đổi cây trồng.

Đậu tương được trồng thử nghiệm và đạt hiệu quả cao khi đưa vào sản xuất người dân đã nhân rộng mô hình và trồng hơn 43,9 ha vào năm 2014. Tuy nhiên do người dân tự chăm sóc phân bón và kĩ thuật chưa đúng vì vậy năng suất vẫn chưa được cao. Một số cây trồng khác như cây khoai tây người dân vẫn tiếp tục gieo trồng nhưng với diện tích không nhiều đa phần các sản phẩm thu được họ chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình.

Trong chăn nuôi

Trong xã thì hộ gia đình nào cũng có chăn nuôi. Ở đây không phải họ thuần chăn nuôi mà có sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, các sản phẩm từ trồng trọt họ tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi và ngược lại chất thải của vật nuôi chính là nguồn phân bón cho cây trồng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Tuy

nhiên họ chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ số lượng ít. Theo thống kê của UBND xã về một số vật nuôi phổ biến ở xã từ năm 2012 – 2014 số lượng được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5: Số lƣợng một số vật nuôi phổ biến của xã từ năm 2012 - 2014 Loại vật nuôi ĐVT Năm

2012 2013 2014 Trâu Con 145 150 144 Bò Con 662 663 644 Lợn Con 1.537 1.712 1.922 Dê Con 3 18 40 Ngựa Con 6 4 4 Gia cầm Con 4.760 4.635 6.100 Ong Tổ 112 113 130 Nhím Con 4 8 7

(Nguồn: UBND xã Cao Mã Pờ năm 2012 - 2014.)

Qua bảng 4.5 ta thấy vật nuôi nhiều nhất của xã là lợn số lượng biến đổi qua các năm cụ thể: Số lượng lợn tăng rất nhanh qua các năm, năm 2012 có 1.537 con năm 2013 là 1712 con tăng 137 con so với năm 2012. Đến năm 2014 số lượng lợn là 1.922 con tăng 210 con so với năm 2013. Số lượng trâu bò cũng thay đổi qua các năm nhìn chung lượng các năm 2013 lượng vật nuôi tăng nhưng năm 2014 lại giảm xuống. Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2013 không xảy ra dịch bệnh gì đàn trâu và bò phát triển tốt nên số lượng gia súc đều tăng. Còn năm 2014 do tình hình khí hậu thay đổi thất thường đã xảy ra dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn trâu và khí hậu rét đậm rét hại nên đã làm cho một số lượng trâu bò chết (chết rét 19 con trâu, 6 con bò) số trâu, bò chết do dịch bệnh và bán đi cũng đã làm giảm số lượng trâu bò tại địa phương.

Gia cầm cũng có sự biến động qua từng năm rõ rệt, năm 2012 số gia cầm là 4.760 con đến năm 2013 giảm xuống còn 4.635 con giảm 125 con so với năm

2012, tuy nhiên năm 2014 số gia cầm tăng lên đáng kể tăng 1.465 con. Số lượng vật nuôi biến động như vậy cũng do nhiều nguyên nhân cả về dịch bệnh lẫn kĩ thuật chăm sóc cũng như nhu cầu của người dân chỉ phục vụ gia đình nên số lượng gia cầm cũng thay đổi qua các năm.

Số lượng ngựa thì giảm dần qua các năm từ 6 con năm 2012 xuống 4 con năm 2013 và năm 2014. Nguyên nhân số lượng ngựa giảm là vì: Trước đây ngựa là phương tiện vận chuyển chủ yếu mà các hộ dân sống trên vùng cao. Nhưng càng ngày được sự quan tâm của Đảng ủy, sự đầu tư từ các dự án xóa đói giảm nghèo, dân trí phát triển các tuyến đường liên thôn cũng dần được mở rộng người dân đi lại vận chuyển bằng phương tiện khác(xe máy). Một phần cũng là do họ bán đi và không muốn nuôi nữa.

Số lượng dê có sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng, năm 2012 mới chỉ có 3 con tuy nhiên đến năm 2013 tăng lên 18 con và số lượng 40 con vào năm 2014. Sự thay đổi này cho thấy dê nuôi khá là dễ không bị dịch bệnh ảnh hưởng vàđịa hình thuận lợi cũng như gia đình có khả năng cung cấp thức ăn. Dê được nuôi chủ yếu ở 2 thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã cao mã pờ huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)