Bảng 4.10: Mô hình trình diễn đã thực hiện tại xã Cao Mã Pờ Năm Tên mô hìmh Số hộ tham gia Quy mô Giống
2012
Trồng và chăm sóc
ngô lai 20 2ha
NK54, NK4300
Chăn nuôi gà
xương đen 5 360m2
Gà xương đen
2013 Trồng cây ấu tẩu 10 2ha Địa phương
Trồng cỏ voi 10 2ha Địa phương
2014
Sản xuất cây giống
thảo quả 5 0,1ha Địa phương
Trồng cây khoai tây
vụ đông 20 3ha Địa phương
(Nguồn:UBND xã Cao Mã Pờ năm 2012 - 2014)
Trong 3 năm qua trên địa bàn xã đều có các mô hình được triển khai. Điều này không những làm chuyển biến cơ bản cơ cấu cây trồng vật nuôi của xã, mà còn góp phần thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của đại bộ phận người dân cụ thể:
Năm 2012
Mô hình trồng và chăm sóc ngô lai
- Mục tiêu: Khảo nghiệm giống mới phù hợp với địa phương.
- Kết quả: Qua mô hình cho thấy kết quả phù hợp với ĐKTN thu được hiểu
quả năng suất cao đạt 70tạ/hađối với giống NK54 và 75tạ/ha. Mô hình trồng cây trồng và chăm sóc ngô lai đã đem lại năng suất cao hơn các giống cũ mà người dân đang trồng. Từ đây có thêm giống mới chuyển giao cho nông dân, cũng trong năm này xã đã triển khai và áp dụng.
Mô hình chăn nuôi xương gà đen
- Mục tiêu: Có thể nuôi và chăm sóc đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình
tăng thu nhập.
- Kết quả: Gà sống tốt lớn nhanh, không bị bệnh gà trưởng thành nặng 2,5 –
3,5kg bán với giá 120.000/kg, mô hình này được thực hiện tại hộ ông Tẩn Phủ Quẩy ở thôn Vả Thàng I, đến nay gia quy mô đã hơn 500 con gà
Năm 2013
Mô hình trồng cây ấu tẩu
Xã Cao Mã Pờ có điều kiện tự nhiên khá tốt phù hợp với nhiều loại cây dược liệu nên việc làm mô hình cây ấu tẩu khá là phù hợp.
- Mục tiêu: Tận dụng đất bỏ hoang sau vụ mùa, tạo việc làm tăng thu nhập.
- Kết quả: Cây phát triển tốt đạt năng suất cao, củ to không bị sâu hại. Điều kiện tự nhiên ở địa bàn khá phù hợp với loại cây dược liệu này khi mô hình thành công nhiều hộ gia đình đã áp dụng vào trồng nhiều nơi với diện tích khá lớn thêm vào đó việc có đầu ra cho sản phẩm sẽ là nguồn động lực để bà con nhân rộng ra các thôn và góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình
Mô hình trồng cỏ voi
Để gia súc có thêm thức ăn vào mùa đông, trước đây người dân chủ yếu đi cắt cỏ ở rừng vì cậy CBKN đã phối hợp với một số gia đình thực hiện mô hình trồng cỏ voi
- Mục tiêu: Thử nghiệm đưa vào sản xuất đại trà, có nguồn thức ăn cho gia súc. - Kết quả: Cỏ phát triển nhanh thích nghi với điều kiện tự nhiên, đến nay trung bình mỗi gia đình có hơn 2 ha khu để trồng cỏ nhiều hộ ngoài được hỗ trợ trâu bò ra một số hộ đã vay vốn để mua thêm trâu, bò, dê để chăn nuôi nhờ vậy nhiều hộ đã thoát nghèo. Cùng với sự vận động của chính quyền địa phương và CBKN nhiều hộ gia đình đã tích cực học hỏi áp dụng kĩ thuật vào nên cỏ phát triển khá tốt.
Năm 2014
Tiếp nối sự thành công từ các mô hình trước CBKN phối hợp với một số hộ dân tiếp tục thực hiện thêm 2 mô hình:
Mô hình sản xuất cây giống thảo quả
- Mục tiêu: Giúp người dân có thể tự tạo giống cây đáp ứng nhu cầu trồng
nhiều trong nhiều hộ gia đình.
- Kết quả: Giống thích nghi tốt sinh trưởng bình thường và nhanh, phù hợp
với điều kiện tự nhiên. Có thể nói việc triển khai mô hình sản xuất giống cây thảo quả là một quyết định rất đúng địa bàn xã là nơi có rất nhiều hộ trồng thảo quả và đây cũng là một cây có giá trị kinh tế khá cao, nhờ việc thành công của mô hình bà
con nhân dân đã áp dụng đúng cách, đúng kỹ thuật nhân giống đem lại nguồn giống mở rộng diện tích trồng mỗi năm.
Mô hình trồng cây khoai tây vụ đông
- Mục tiêu: Tận dụng đất bỏ hoang sau vụ mùa, tạo việc làm tăng thu nhập.
Hằng năm sau vụ sản xuất chính ra người dân thường không làm gì đất bỏ hoang rất nhiều do vậy CBKN thực hiện mô hình nhằn tận dụng tối đa đất để sản xuất đem thu nhập cho bà con.
- Kết quả: cây phát triển rất tốt phù hợp với ĐKTN năng suất đạt 12tạ/ha. Việc thực hiện thành công mô hình đã nhân rộng đến người dân hằng năm các hộ đều tận dụng đất bỏ hoang sau vụ mùa để trồng rau và khoai tây phục vụ nhu cầu của gia đình.
Nhìn chung các mô hình trình diễn được thực hiện qua các năm đạt kết quả tốt nhân dân vẫn đang tiến hành áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình. Các mô hình mới đầu trồng thử nghiệm từ 0,1 đến 3 ha nhưng đến nay các mô hình đã được nhân dân nhân rộng lên đến gần 30ha mỗi loại cây trồng.
4.2.3. Chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật
Chuyển giao giống mới
Bảng 4.11: Giống ngô và lúa đƣợc chuyển giao ở xã Cao Mã Pờ STT Loại
cây Loại giống Số
lƣợng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Ngô NK4300 Kg 224 224 228 Nk54 Kg 120 168 440 CP989 Kg 122 226 124 CP999 Kg 90 100 100 NK66 Kg 268 188 224 2 Lúa San ưu 63 Kg 90 90 148 Nhị ưu 838 Kg 228 228 288 Cương ưu 725 Kg 228 228 228 Kim ưu 525 Kg 124 124 380
Qua bảng ta thấy số lượng các loại giống mà xã chuyển giao đa dạng và phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai, địa hình tại bàn, cán bộ sẽ thông báo tới các trưởng thôn để thong báo đến các hộ đăng kí giống cây trồng cho từng vụ. Hằng năm các loại giống đều có lượng đăng kí khá cao, tuy nhiên do Cao Mã Pờ giáp biên nên việc người dân chuyển sang sử dụng giống Trung Quốc cũng khá cao. Mỗi năm tùy theo loại giống cây trồng số lượng từ 90 - 400 kg giống các loại ngô và lúa. Trong 3 năm qua các cán bộ khuyến nông đều chuyển giao các loại giống mới và các máy móc phục vụ cho sản xuất đến với nông dân. Nhằm giúp người dân lựa chọn được các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, đạt năng suất cao còn hỗ trợ các hộ nghèo có giống để sản xuất. Còn các giống lúa thì được sự hỗ trợ của nhà nước (xã 135) như giống Nhị ưu 838 được trợ giá 40%, giống lúa Kim ưu 525 được hỗ trợ 100% giá cho các hộ nghèo, các giống ngô được trợ giá 60%.
Chuyển giao các máy móc
Bảng 4.12: Các loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
STT Loại máy Số lƣợng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Máy cày Cái 0 0 3
2 Máy bừa Cái 1 1 3
3 Máy tuốt Cái 0 0 2
4 Máy tẽ ngô Cái 0 2 2
5 Máy sát mini Cái 2 1 1
(Nguồn: UBND xã Cao Mã Pờ năm 2012 - 2014)
Qua bảng 4.12 ta thấy việc chuyển giao các loại máy móc trong nông nghiệp vẫn còn ít chủ yếu các loại máy móc này hỗ trợ một số gia đình khó khăn và có kiến thức để sử dụng , trong năm 2012 số lượng máy móc được chuyển giao rất ít chỉ có 3 cái( 1 máy sát mini, 1 máy bừa), số lượng máy được nâng cấp và tăng lên thành 4 cái trong năm 2013 (2 máy tẽ ngô, 1 máy sát mini và 1 máy bừa), đến năm 2014 số lượng tăng lên, theo UBND xã thì số lượng máy được chia đều ra các thôn có điều kiện và khả năng sử dụng vào sản xuất những thôn có địa hình không thuận lợi thì
sẽ không chuyển giao cho. Trong năm 2014 số lượng máy móc chuyển giao xuống xã có tổng số là 12 cái để phục vụ một số hộ dân sản xuất nông nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như công sức. Các loại máy được được tài trợ 100% đến người dân theo nguồn vốn của dự án xóa đói giảm nghèo.