Xuất một số giải pháp giải quyết của khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã cao mã pờ huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 71)

Để sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân khuyến nông cần:

 Nâng cao trình độ nhận thức của người dân bằng cách mở thêm nhiều lớp đào tạo tập huấn kĩ thuật tạo điều kiện cho càng nhiều người dân được tham gia càng tốt.

 Bám sát địa bàn, thăm đồng thường xuyên để phát hiện các dịch bệnh thông báo cho người dân có hướng giải quyết kịp thời.

 Tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của người dân trước khi xác định

đem giống cây trồng vật nuôi chuyển giao cho người dân áp dụng vào sản xuất.

 Kêu gọi sự đầu tư vốn của các tổ chức trong và ngoại tỉnh cho sản xuất

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian tìm hiểu đề tài “Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân xã Cao Mã Pờ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang’’ tôi rút ra được kết luận sau:

Sinh kế của người dân nơi đây khá là phong phú và đa dạng có đủ các loại hình sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động lâm nghiệp …. Nhưng hoạt động sinh kế chính là trồng trọt với cây trồng chủ đạo cây lúa và cây ngô. Hàng năm diện tích lúa, ngô không ngừng được nhân dân mở rộng và luân canh tăng vụ nhằm thu lại lợi ích cao nhất. Năng suất các cây trồng luôn giữ vững và ngày càng được nâng cao một phần là dựa vào sự hỗ trợ và chuyển giao các giống và kĩ thuật phù hợp cho nông dân của công tác khuyến nông. Tuy nhiên người dân còn gặp nhiều khó khăn:

- Thiếu vốn đầu tư vào sản xuất.

- Dịch bệnh còn xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm.

- Canh tác manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng các TBKT vào sản xuất

- Người dân còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Công tác khuyến nông đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh kế của người dân. Tạo tiền đề cho xóa đói giảm nghèo và tiến hành công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Về kinh tế, hoạt động khuyến nông đã tác động tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, sản lượng nông sản.

Về xã hội và môi trường, khuyến nông có vai trò lớn trong chuyển giao TBKT, nâng cao nhận thức cho người nông dân, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, khuyến nông đã chú trọng đến vấn đề môi trường, CBKN hướng dẫn các hộ chăn nuôi tận

dụng chất thải ủ hoai làm phân sinh học, và xây dựng hầm biogas làm cho môi trường được trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến nông còn một số hạn chế sau: Mạng lưới CBKN còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Trình độ CBKN còn thiếu đồng bộ, tất cả chỉ mới được đào tạo 1 chuyên ngành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Nội dung và các thông tin được truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các nội dung mang tính chất kỹ thuật. Chưa có khuyến nông thị trường, khuyến nông chế biến nông sản, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế.

Với thực trạng đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để hoàn thiện hơn nữa từ hệ thống tổ chức đến nội dung hoạt động và đội ngũ CBKN. Đòi hỏi cán bộ làm công tác khuyến nông nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Có vậy khuyến nông mới xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân trên bước đường phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

5.2. Kiến nghị

Đối với Trạm khuyến nông:

Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong ngành, các tổ chức chính trị, xã hội để giúp đỡ, hỗ trợ người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất để phát triển sản xuất hàng hóa.

Đa dạng hóa các phương thức truyền đạt của CBKN cho phù hợp với trình độ của người dân. Tăng cường hướng dẫn xây dựng, sinh hoạt CLB khuyến nông sao cho có hiệu quả nhất. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cả dịch vụ kỹ thuật lẫn dịch vụ tư vấn, không nên chỉ tập trung vào đào tạo chuyển giao các kỹ thuật mới mà còn cung cấp thông tin, kiến thức cho người nông dân quyết định đầu tư sản xuất, xử lý môi trường, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… Hình thức tư vấn cho từng hộ hoặc từng nhóm hộ tùy theo số lượng cán bộ tư vấn và nhu cầu của

người dân. Ở những vùng đông dân hoặc địa bàn rộng, thì nên làm việc với từng nhóm hộ.

Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công với quy mô lớn và tập trung trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Từ đó làm cơ sở cho việc khuyến cáo nhân rộng ra trong sản xuất đại trà.

Mở thêm nhiều lớp đào tạo tập huấn nhằm nâng cao kiến thức cho người dân để họ có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Liên hệ, cung ứng và khảo nghiệm các giống cây, con tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản phẩm áp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Làm tốt vai trò cầu nối xúc tác mối quan hệ giữa 4 nhà: Nhà nông- nhà khoa

học - nhà doanh nghiệp - nhà nước.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông để phù hợp với hướng

đi mới trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế Quốc tế nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh công tác khuyến nông trong những năm tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nƣớc

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2014), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông toàn

quốc 2012 và triển khai kế hoạch khuyến nông 2013.

2. Nguyễn Hữu Giang(2009), Bài giảng tổ chức công tác Khuyến nông, trường

Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Nguyễn Mạnh Hà(2007), Bài giảng thông tin truyền thông khuyến nông,

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng(2004), Giáo trình Khuyến nông, trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Nghị định số 02/2010/NĐ - CP, Thủ tướng chính phủ, ngày 08/01/2010 về khuyến nông.

6. Nguyễn Hữu Thọ(2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp Khuyến nông,

trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng(2007), Bài giảng Đào tạo huấn luyện

trong Khuyến nông, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Ủy ban nhân dân xã Cao Mã Pờ (2012), Báo cáo tổng kết th ực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội 2012, phương hướ ng nhiê ̣m vu ̣ trọng tâm năm 2013.

9. Ủy ban nhân dân xã Cao Mã Pờ (2013), Báo cáo tổng kết th ực hiện nhiệm vụ

kinh tế - xã hội; Quốc phòng – an ninh năm 2013, phương hướ ng nhiê ̣m vu ̣ trọng tâm năm 2014.

10. Ủy ban nhân dân xã Cao Mã Pờ (2014), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển KT – XH , QP – AN năm 2014 phương hướng, nhiệm vụ phát triển năm 2015.

II. Tài liệu nƣớc ngoài

11. Chambers, R. and G. R. Conway (1992). Sustainable rural livelihoods:

III. Mạng Internet (Websites)

12. ipsard.gov.vnBáo cáo tóm tắt các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững.

13. http://www.khuyennongvn.gov.vn 14.http://www.oxfamblogs.org/vietnam/2013/07/01/thong-cao-bao-chi-mo-hinh- giam-ngheo-va-vai-tro-cua-thiet-che-thon-ban-trong-giam-ngheo-tai-mot-so- cong-dong-dan-toc-thieu-so-dien-hinh-o-viet-nam/, 15.http://www.actionaid.org/sites/files/actionaid/mo_hinh_giam_ngheo_tai_mot_so _cong_dong_dan_toc_thieu_so_dien_hinh_o_viet_nam.pdf. 16.http://giamngheo.mpi.gov.vn . 17.http://www.wattpad.com.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ

Phiếu số:...

I. Thông tin chung nông hộ

1.Họ và tên chủ hộ:………... 2. Giới tính: Nam  Nữ 

3.Tuổi:…………..4. Trình độ học vấn:……….5. Dân tộc:……… 6. Tổng số nhân khẩu:……….(người)

7.Số lao động chính:……… 8. Địa chỉ: thôn…………xã Cao Mã Pờ - Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang

II. Thông tin chung

2.1 Trong lĩnh vực trồng trọt STT Cây trồng Giống Diê ̣n tích (m2) Năng suất (kg/m2) Nơi mua giống Sâu bê ̣nh Biê ̣n pháp khắc phục Thời gian trồng 1 Lúa 2 Ngô 3 4

 Chú thích: Nơi mua giống

1. Cửa hàng vâ ̣t tư 2.Trạm khuyến nông 3.Chợ 4.Tư nhân 5. Khác(để

lại giống, mua từ Trung Quốc…)

 Khó khăn:

……… ………..

 Thuận lợi:

……… ……….

 Gia đình mong muốn thay đổi giống cây trồng không?đó là cây trồng gì?

……… ………  Khi cần thông tin, kĩ thuật mới về trồng trọt gia đình thường tìm đến:  Cán bộ khuyến nông  Hội nông dân  Khác

2.2Trong chăn nuôi

Hiê ̣n nay gia đình nuôi những loa ̣i vâ ̣t nuôi nào? STT Loại vật

nuôi

Số

lượng(con)

Nơi mua

giống Loại bệnh Bê ̣nh pháp

khắc phu ̣c Mục đích sử du ̣ng 1 Lơ ̣n 2 Gia cầm 3 Bò 4 Trâu 5 Khác

 Chú thích: Nơi mua giống

1.Chợ 2.Tư nhân 3. Khác(mua từ Trung Quốc…) 4. Gia đình tự tạo giống

 Thuận lợi: .……… ……….  Khó khăn ……… ………

 Khi cần thông tin, kĩ thuật mới về chăn nuôi gia đình thường tìm đến:

 Gia đình có mong muốn gì trong chăn nuôi không?

……… ……… 2.3 Trong hoạt động lâm nghiệp

 Gia đình trồng những loại cây trồng nào?

STT Loại cây

trồng

Diện tích

(m2) Nơi mua giống Mục đích sử dụng

1 2 3 4 5 6

 Chú thích: nơi mua giống

1.Trạm cây giống 2.Gia đình tự lai tạo giống 3. Chính quyền hỗ trợ 4. Khác 2.4 Các hoạt động khác

……… ………

III. Thông tin về công tác khuyến nôngtrên địa bàn

1. Cán bộ khuyến nông địa phương có tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kĩ thuật không?

 Thường xuyên  Không thường xuyên  Không triển khai

a. Gia đình bác có tham gia các lớp tập huấn đó không?

 Có (chuyểncâu b)  Không (chuyểncâu c)

 Nâng cao hiểu biết về KHKT  Được hỗ trợ kinh phí

 Được tuyên truyền vận động  Nội dung phù hợp với nhu cầu

 Lý do khác

c. Lý do mà gia đình bác không tham gia lớp tập huấn là gì?

 Thiếu thông tin về lớp tập huấn  Nội dung không phù hợp

 Không được mời tham gia  Không có thời gian tham gia

 Lý do khác

2. Cán bộ khuyến nông có triển khai mô hình trình diễn không?

 Thường xuyên  Ít thường xuyên  Không triển khai

a. Gia đình bác có được tham gia xây dựng mô hình trình diễn này bên khuyến nông triển khai không?

Có (chuyểncâu b)  Không (chuyểncâu c)

b. Lý do tham gia?

 Nâng cao thu nhập  Nâng cao sự hiểu biết về KT canh tác

 Nhận được sự hỗ trợ  Phù hợp nhu cầu

c. Lý do gia đình bác không tham gia?

 Thiếu vốn  Thiếu lao động

 Rủi ro cao  Mô hình khó áp dụng

 Không có kiến thức để thực hiện mô hình đó

c. Các bác cho biết hiệu quả của các mô hình trình diễn này?

 Thuyết phục  Ít thuyết phục  Không thuyết phục

 Thu được kiến thức mới về sx  Thay đổi phương thức sx

 Thay đổi tập quán canh tác  Làm tăng thu nhập

 Thoát nghèo  Các lợi ích khác

3. Các bác có theo dõi thông tin khuyến nông không?

 Thường xuyên  Không thường xuyên  Không theo dõi

4. Gia đình có được thông báo về các hoạt động do CBKN triển khai không?

 Có  Không  Nhận thông báo từ bạn bè, hàng xóm

5. Gia đình tiếp nhận các thông tin khuyến nông từ nguồn nào?

 Cán bộ khuyến nông  Đài phát thanh, truyền thanh

 Tivi, sách báo, tài liệu khác  Hàng xóm, bạn bè

6. Yếu tố nào giúp gia đình nâng cao thu nhập từ sản xuất?

 Tăng diện tích sản xuất

 Thay đổi cây trồng mới

 Áp dụng KHKT mới vào sản xuất

 Yếu tố khác

7. Kiến nghị của hộ đối với các hoạt động khuyến nông?

 Tăng hoạt động tập huấn

 Tăng cường xây dựng mô hình trình diễn

 Cung cấp thêm nhiều tài liệu phát tay liên quan đến các hoạt động trong sản xuất.

 Tăng cường dịch vụ khuyến nông (Tư vấn sx, tư vấn thị trường,…)

Kiến nghị khác:

………...……… ……….……….

8. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

a. Về chính sách:

- Hỗ trợ vốn đầu tư loại cây trồng mới 

- Hỗ trợ vốn để trồng một số loại cây dược liệu dài hạn 

b. Về xây dựng cơ sở hạ tầng

- Cần chợ 

- Cần đường giao thông 

- Cần điện 

- Cần nước tưới cho sx 

- Cần thị trường tiêu thụ một số dược liệu 

- Các kiến nghị khác:

………

Xin chân thành cảm ơn!

Ngƣời đƣợc điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã cao mã pờ huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)