Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã cao mã pờ huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 55)

Bảng 4.15. Tổng hợp các hoạt động sản xuất nông nghiệp bình quân tại các hộ điều tra

(n=45)

STT Hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐVT Hộ thuần nông Hộ hỗn hợp I Trồng trọt - - - 1 Diện tích ngô m2 1576,86 1436 2 Sản lượng ngô kg 937,314 1004,7 3 Diện tích lúa m2 663,514 643,6 4 Sản lượng lúa kg 149,286 1477,2

5 Số hộ muốn thay đổi cây trồng Hộ 12/35 2/10

6 Số hộ không muốn thay đổi cây trồng Hộ 23/35 8/10

II Chăn nuôi - -

1 Số lượng lợn Con 4,3 3,2

2 Số lượng trâu Con 0,8 0,14

3 Số lượng gia cầm Con 21,2 20

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Qua bảng 4.15 ta thấy rằng diện tích ngô trung bình của các hộ thuần nông là 1576,86 m2/hộ cao hơn các hộ hỗn hợp là 1436 m2/hộ tuy nhiên sản lượng ngô ở các hộ hỗn hợp lại cao hơn với là 1004,7 kg/hộ, ở các hộ thuần nông là 937,314 kg/hộ. Diện tích lúa của các hộ thuần nông trung bình là 663,514 m2/hộ, với sản lượng là 149,286 kg/hộ. Còn ở các hộ hỗn hợp với diện tích 643,6 m2/hộ và sản lượng trung bình hộ đạt 1477,2 kg/hộ. Số hộ muốn thay đổi cây trồng ở các hộ thuần nông là 12/35 trong khi đó ở các hộ hỗn hợp chỉ là 2/10 hộ còn số hộ không muốn thay đổi ở cả hai loại hộ đều cao với 23/35 hộ thuần nông và 8/10 hộ hỗ hợp.

Trong chăn nuôi: số lượng lợn đạt trung bình 4,3 con/hộ ở các hộ thuần nông và 3,2 con/hộ ở các hộ thuần nông, số lượng trâu khá là thấp chưa đến 1 con/hộ ở cả

2 loại hộ điều này cho thấy bà con nuôi bò nhiều hơn. Số lượng gia cầm ở 2 loại hộ xấp xỉ nhau với 21,2 con/hộ ở các hộ thuần nông và 20 con/hộ ở các hộ hỗ hợp.

Trong trồng trọt

Trong quá trình tìm hiểu tại một số thôn trên địa bàn xã tôi thu được kết quả về tình hình trồng lúa và ngô như sau:

Hình 4.1: Biểu đồ so sánh sản lượng lúa và ngô giữa các thôn tại các hộ điều tra

Hình 4.2: Biểu đồ so sánh diện tích lúa và ngô giữ các thôn tại các hộ điều tra

Dựa vào hình 4.1 và 4.2 ta thấy lúa và ngô được trồng ở tất cả các thôn. Nhưng do tập quán canh tác của các dân tộc khác nhau nên diện tích và sản lượng không giống nhau.

Thôn Vả Thàng I chủ yếu là dân tộc Dao sinh sống tuy nhiên do điều kiện tự nhiên ở thôn này không được thuận lợi có nhiều núi đá và hơn nữa người dân vẫn chưa có kĩ thuật cao trong sản xuất nônng nghiệp cho nên diện tích rất ít. Do vậy diện tích cả lúa và ngô ở thôn Vả Thàng I là thấp nhất so với các thôn các.

Thôn Cao Mã có 98% dân số là người dân tộc H’Mông sinh sống họ có tập quán lâu đời thâm canh cây lúa. So với các thôn khác diện tích trồng lúa của thôn Cao Mã là nhiều nhất năng suất trung bình cũng là cao nhất đạt 40,7tạ/ha. Thôn Cao Mã dân cư phân bố dọc theo đường liên xã nối với các xã lân cận giao thông đi lại thuận tiện hơn các thôn Vả thàng I, Thèn Ván I. Mặt khác lúa là cây trồng thiết yếu của họ, ngoài ra thảo quả cũng là một nguồn thu nhập kinh tế đáng kể mà lại không phải chăm sóc nhiều phục vụ cho đời sống dân sinh. Người dân đầu tư nhiều công sức, giống, phân bón kĩ thuật vào phát triển cây lúa và cây ngô.

Thôn Vả Thàng I cách trung tâm xã Cao Mã Pờ khoảng 3,5 km, là một trong những thôn xa và khó khăn của địa phương. Toàn thôn hiện có 47 hộ dân, trong đó có 100% là đồng bào dân tộc Dao, điều kiện kinh tế xã hội gặp không ít khó khăn do địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, giao thông hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu. Đối với người dân thôn Vả Thàng I với 100% diện tích là đồi núi người dân ở đây chủ yếu trồng lúa, ngô, trồng thảo quả. Diện tích và sản lượng ngô, lúa thấp nhấtngười dân đầu tư nhiều công sức vào phát triển cây trồng tuy nhiên hiệu quả chưa được cao.

Thôn Thèn Ván I với 100% là dân tộc Dao sinh sống là thôn có diện tích và sản lượng ngô nhiều đứng thứ trong tất cả các thôn, đây là thôn có tỷ lệ trình độ dân trí cao hơn các thôn khác do vậy số hộ tham gia hoạt động sinh kế cũng cao nhất.

Nhìn chung qua số liệu trên ta thấy rằng sản lượng lúa và ngô của các thôn chưa cao. Công tác khuyến nông cần thường xuyên tìm hiểu bám sát địa bàn để kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp khắc phục khi có dịch bệnh trên cây trồng.

Chuyển giao các TBKT vào cho nông dân áp dụng sản xuất để năng cao năng suất cây trồng.

Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ các hộ có ý định thay đổi cơ cấu cây trồng giữa các thôn

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Tỷ lệ các hộ có ý định thay đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai được thể hiện ở hình 4.3. Qua đây ta thấy rằng người dân không muốn thay đổi là (66,6%) chiếm tỷ lệ nhiều hơn số hộ có ý định thay đổi cơ cấu cây trồng (33,3%). Thôn Vả Thàng I đa phần là không muốn thay đổi cơ cấu cây trồng vì họ trồng trọt rất ít với lại đó không phải là ngành nghề chủ lực của họ nên họ không có ý định thay đổi trong tương lai. Các thôn Cao Mã, Thèn Ván I có tỷ lệ các hộ muốn thay đổi cơ cấu cây trồng ngang nhau. Lý do các hộ có ý định thay đổi vì theo như sự phản ánh của người dân đa số họ cho rằng “ Bây giờ trồng lúa trồng ngô muốn thu được năng suất cao thì phải đầu tư nhiều phân bón, công sức nhưng hiệu quả lại không cao” mặt khác điều kiện thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất.

Hoạt động chăn nuôi

Hiện nay tình hình chăn nuôi vẫn được người dân coi trọng và phát triển. Trong quá trình điều tra tôi thấy rằng các vật nuôi của các hộ là trâu, bò và lợn.

Hình 4.4: Biểu đồ so sánh số lượng vật nuôi giữa các thôn

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Nhìn vào hình 4.4 ta thấy tổng số lượng lợn là được nuôi nhiều nhất và ít nhất là bò. Lợn được nuôi nhiều ở thôn Thèn Ván I do ở đây người dân có kinh nghiệm và một phần nuôi để kinh doanh vì vậy nhiều hộ thường mạnh tay trong việc đầu tư vào chăn nuôi áp dụng các kĩ thuật vào chăn nuôi.

Con trâu là đầu cơ nghiệp là vật nuôi rất quan trọng trong mỗi hộ gia đình, trâu nuôi chủ yếu là để sử dụng sức kéo vì ruộng nương tại địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún, ruộng bậc thang nên không sử dụng các loại cày kéo vào sản xuất. Vì vậy mỗi gia đình nhà nào cũng nuôi 1- 2 con

Số lượng bò ít vì chỉ mấy năm gần đây do được sự tài trợ của nguồn vốn WB chuyển giao bò cho các hộ đặc biệt khó khăn nuôi theo hình thức luân chuyển cho nhau nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo. Nhưng do không hợp với điều kiện tự nhiên, dịch bệnh xảy ra làm cho số lượng bò ít đi và không được người dân nuôi phổ biến ở xã.

Ngoài các loại gia súc ra các hộ dân cũng nuôi khá nhiều gia cầm. Tuy nhiên số lượng còn ít nuôi theo mô hình thả vườn và chỉ để phục vụ cho gia đình là chính. Tỷ lệ nuôi gia cầm ở các thôn gần như ngang bằng nhau và được thể hiện ở hình 4.5.

Hình 4.5: Biểu đồ so sánh tỷ lệ gia cầm giữa các thôn

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Nhìn chung nhà nào cũng nuôi gia cầm nhưng với số lượng không nhiều chỉ vài chục con có nhà có chỉ tầm 10 con. Vì số lượng ít nên thu lại hiệu quả kinh tế chưa cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã cao mã pờ huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)