Thực trạng về hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Quản Bạ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã cao mã pờ huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 27)

Trạm Khuyến nông huyện Quản Bạ trực thuộc phòng NN &PTNT huyện Quản Bạ do vậy cơ cấu đội ngũ cán bộ phụ trách hoạt động của trạm vẫn còn ít. Cơ cấu đội ngũ của Trạm khuyến nông gồm có: 1 trưởng Trạm, 1 phó Trạm, 4 nhân viên và hiện đang có 1 nhân viên hợp đồng.

Sơ đồ 2.5: Tổ chức khuyến nông Trạm khuyến nông huyện Quản Bạ

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Quản Bạ)

Với chức năng tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ KHKT tới người dân trong địa bàn huyện. Những năm trở lại đây Trạm khuyến nông huyện Quản Bạ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các mô hình trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần vào chuyển dịch nền cơ cấu kinh tế của các xã trên địa bàn huyện.

Là một huyện vùng cao của tình Hà Giang, Quản bạ có địa hình phân bố rộng với dân tộc anh em sinh sống, toàn huyện có 12 xã và một thị trấn, đường xá đi lại ở một số xã còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Phần lớn người dân trong huyện vẫn còn tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng các quy trình

Trưởng trạm KN Trạm phó trạm KN Thanh Vân Tùng Vài Nghĩa Thuận Quyết Tiến Tả Ván Đông Hà Cán Tỷ Thái An Lùng Tám Bát Đại Sơn Cao Mã Pờ Quản Bạ Khuyến nông viên các xã

sản xuất không đồng bộ nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn và chuyển giao KHKT, hướng dẫn người nghèo làm công tác khuyến nông... nên nhiều năm trở lại đây trạm khuyến nông huyện Quản Bạ đã tăng cường xây dựng các mô hình giúp nông dân năm bắt các tiến bộ mới về kĩ thuật giúp người dân áp dụng vào sản xuất.

Từ nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh và huyện… hỗ trợ, với nguồn vốn hàng tỷ đồng, Trạm khuyến nông huyện đã xây dựng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, đưa các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các mô hình KN-KL tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: khảo nghiệm, sản xuất thử, chọn lọc các giống lúa lai, ngô lai, đậu tương trên chân ruộng 1 vụ, thuốc lá, rau các loại; trồng thâm canh thảo quả; chăn nuôi bò sinh sản, nuôi gà sinh học, nuôi nhím…, nhiều giống ngô được đưa vào trồng thử nghiệm tại Quản Bạ cho thấy các giống đều phù hợp với điều kiện khí hậu, đất bãi và đất ruộng, sinh trưởng tốt. Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Đến khi thu hoạch hai giống ngô trên đều tận dụng được lá còn xanh để làm thức ăn xanh hoặc ủ chua dự trữ thức ăn cho gia súc.

Bên cạnh xây dựng các mô hình, Trạm khuyến nông huyện Quản Bạ cũng thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân. Hằng năm, đơn vị đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật cho hàng ngàn hộ nông dân trước mỗi vụ sản xuất; mở nhiều lớp hội thảo chuyên đề về việc ứng dụng các tiến bộ KHKT mới trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Đồng thời, in ấn và cấp phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho hàng trăm ngàn nông dân trong tỉnh, giúp nhiều nông dân nắm bắt được các kỹ thuật mới, áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.

Lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản cũng được các ngành, địa phương và nông dân chú trọng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Chủ động cho hướng phát triển này, Trạm Khuyến nông huyện đã triển khai một số mô hình nuôi thả thủy sản

chất lượng cao như cá chép lai, cá rô phi đơn tính… Đây là giống thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, song đòi hỏi trình độ kỹ thuật thâm canh và vốn đầu tư lớn. Để đạt hiệu quả, Trạm đã hỗ trợ nông dân triển khai các quy trình kỹ thuật, đầu tư cải tạo ao nuôi, phòng bệnh cho cá bảo đảm yêu cầu. Qua các năm thực hiện cho thấy mô hình nuôi thả thủy sản chất lượng cao, đặc biệt là cá rô phi đơn tính cho hiệu quả cao gấp 3-4 lần cá thường.

Trong thời gian tới, để tiếp tục tăng cường chuyển giao kiến thức KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của địa phương, đáp ứng đúng yêu cầu của nông dân và thực tế sản xuất. Trạm khuyến nông huyện Quản Bạ tập trung thực hiện tốt các chương trình dự án, tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nắm bắt được kỹ thuật sản xuất mới, rút ngắn chênh lệch về kinh tế giữa vùng cao và đồng bằng. Đồng thời, từng bước nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả để giúp nông dân giảm nghèo, nâng cao đời sống...Với những kết quả trong hoạt động, Trạm khuyến nông Quản Bạ đã góp phần tạo nên sự chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng, phong phú, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình thâm canh cây trồng đã giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo bền vững, đồng thời góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện.

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các hoạt động khuyến nông tại xã Cao Mã Pờ - Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang.

- Hoạt động sinh kế của người dân xã Cao Mã Pờ - Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang.

3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Một số thôn tại xã Cao Mã Pờ - Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang. Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 5/1/2015 đến ngày 5/5/2015, số liệu được sử dụng trong phạm vi 3 năm(2012-2014).

3.2. Nội dung nghiên cứu

-Nghiên cứu về các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Cao

Mã Pờ.

-Thực trạng hoạt động khuyến nông của xã Cao Mã Pờ.

-Tìm hiểu các hoạt động sinh kế tại các hộ điều tra.

-Tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế theo đánh giá của

người dân.

-Một số kiến nghị của người dân đối với cán bộ khuyến nông và chính quyền

xã Cao Mã Pờ.

-Tìm hiểu những khó khăn, trở ngại trong các hoạt động sinh kế của người dân và đề xuất một số giải pháp.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

- Toàn xã có 8 thôn, các thôn có sự chênh lệch về điều kiện địa hình cũng như khó khăn thuận lợi về kinh tế xã hội.

- Vị trí các thôn được phân chia theo địa hình và các vùng trong xã. Những vùng gần đường có trình độ dân trí cao hơn và mức sống cao hơn so với các vùng trong (vùng đồi núi).

- Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện: tổng số hộ điều tra là 45 hộ/3 thôn. Mỗi thôn điều tra ngẫu nhiên 15 hộ, các hộ được điều tra chủ yếu là thuần nông do vậy trong 15 hộ điều tra tại một thôn thì sẽ tập trung điều tra như sau: Thèn Ván I là 10 hộ thuần nông và 5 hộ còn lại hỗn hợp, thôn Cao Mã là 13 hộ thuần nông và 2 hộ hỗn hợp, thôn Vả Thàng I là 12 hộ thuần nông và 3 hộ hỗn hợp).

- Hình thức điều tra bằng cách sử dụng một số bộ công cụ PRA, đặc biệt là sử dụng bảng hỏi nông hộ.

Bảng 3.1: Số lƣợng nông dân đƣợc phỏng vấn

Địa điểm Loại hộ Số lượng (hộ) Tổng số (hộ)

Thôn Cao Mã Thuần nông 13

15

Hỗ hợp 2

Thôn Thèn Ván I Thuần nông 10

15

Hỗn hợp 5

Thôn Vả Thàng I Thuần nông 12 15

Hỗn hợp 3

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Đây là hình thức

phỏng vấn có hướng dẫn (được dẫn dắt qua đối thoại với người được phỏng vấn) với chỉ một vài câu hỏi được xác định trước.

Mục đích

Phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập những thông tin mang tính đại diện, thông tin chuyên sâu về một lãnh vực nào đó, hoặc kiến thức, sự hiểu biết về một nhóm người hay cộng đồng.

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin

- Cách xây dựng phiếu điều tra:

Bước 1: Dự thảo nội dung phiếu điều tra với các nội dung nghiên cứu. Bước 2: Tiến hành điều tra thử ở một số các địa điểm nghiên cứu.

Bước 3: Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra và đó là mẫu phiếu điều tra chính thức cho các địa điểm chọn nghiên cứu của đề tài.

- Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân: Thông tin về các hoạt động cũng như ý kiến của người dân, ghi chép lại những ý kiến riêng của người dân về công tác khuyến nông.

3.3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

- Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm các văn bản báo cáo của UBND xã Cao Mã Pờ.

- Các nguồn thống kê của huyện Quản Bạ về lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Sách báo, tài liệu qua mạng internet. - Các tài liệu khác có liên quan.

3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

- Xử lý thông tin định tính: Từ các số liệu thu thập được biểu thị thông tin qua phương pháp phân tích tổng hợp.

- Xử lý thông tin định lượng: Các thông tin thu được qua điều tra phỏng vấn sẽ

được tổng hợp trên EXCEL và xử lý số liệu bằng phần mềm Pivot Table.

- Tổng hợp thành các bảng, biểu rồi đưa ra các phân tích nhận xét tổng hợp trên trang văn bản Microsft Word.

- Phương pháp lịch sử: Thu thập các số liệu qua 3 năm trở lại để có cái nhìn

khách quan về những tác động đến các đối tượng điều tra.

- Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu qua các năm để đánh giá những tác

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn xã Cao Mã Pờ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí

Cao Mã Pờ là một xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Quản Bạ. Cách huyện lỵ Quản Bạ 28 km về phía Tây Bắc. Ranh giới hành chính của xã Cao Mã Pờ được xác định như sau:

Phía Bắc và phía Tây giáp Nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Phía Đông giáp xã Nghĩa Thuận.

Phía Nam giáp xã Tùng Vài.

Tổng diện tích tự nhiên: 3.705,94 ha.  Địa hình, địa mạo

Cao Mã Pờ là xã vùng miền núi có địa hình chia cắt mạnh và phức tạp. Diện

tích đồi núi chiếm một tỷ lệ lớn với độ dốc khá cao, chủ yếu trên 25o, độ cao lớn

thay đổi từ 1000 - 2000 m. Vùng đất bằng ít phân bố rải rác, xen kẽ với đồi núi gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt của người dân và việc phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu

Xã Cao Mã Pờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu thời tiết ngày càng khắc nghiệt nên xã cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các tác động trên. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên tùy theo từng năm thì thời gian mưa nắng cũng khác nhau. Điển hình như năm nay đến gần hết tháng 5 mà thời tiết khô hạn vẫn kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất của nhân dân làm dân không có nước mà sinh hoạt và sản xuất. Các loại cây lúa ngô rau màu đều không thể phát triển được.

Chúng tôi tiến hành điều tra về tình hình khí hậu thời tiết tại xã Cao Mã Pờ kết quả thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tổng hợp khí hậu xã Cao Mã Pờ năm 2015 Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ TB (oC) Nhiệt độ tối cao (oC) Nhiệt độ tối thấp (oC) Lƣợng mƣa(mm) Ẩm độ (%) 1 11 24 4 25 70 2 13 25 5 30 80 3 14 27 8 40 75 4 16 29 12 60,6 80 5 22 31 15 250 84 6 22 32 16 450 85 7 22 30 17 550 90 8 22,2 31 16 350 85 9 22 30 13 250 80 10 20 28 11 200 85 11 16 26 7 100 85 12 12 22,5 3 50 80 TB 17,8 27,8 10,5 196,3 79,5

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang ) Qua bảng 4.1 ta thấysự biến động của khí hậu xã Cao Mã Pờ được thể hiện khá rõ rệt cụ thể như sau:

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 17,8°C. Nhiệt độ tháng cao nhất trong năm là tháng 6 (32oC) và tháng thấp nhất là tháng 12 (3°C). Độ ẩm trung bình năm là 79,5%. Độ ẩm cao nhất tập trung vào tháng 7 với 90% và thấp nhất vào tháng 1 70%.lượng mưa trung bình năm (196,3 mm), phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10. Hướng gió chủ yếu theo hướng Đông Tây và gió địa hình.

Thủy văn

Nhìn chung toàn xã có hệ thống suối nhỏ và ngắn. Do đặc điểm của địa hình và khí hậu nên nguồn nước chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước chính trên địa bàn được cung cấp bởi suối Cao Mã, vào mùa mưa mực nước dâng mạnh, tốc độ dòng chảy lớn. Ngược lại vào mùa khô, mực nước ở đây rất thấp nên gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

Đất đai

Xã Cao Mã Pờ có tổng diện tích tự nhiên là 3.705,94 ha. Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện như sau:

- Đất nông nghiệp: 2.691,67 ha, chiếm 72,64% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 109,12ha, chiếm 2,94% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 905,15 ha, chiếm 24,42% tổng diện tích đất tự nhiên. Với một xã thuần nông việc chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp là chính và do đó tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp chiếm khá lớn tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành nông nghiệp mũi nhọn của xã qua đó mở rộng thêm các loại cây trồng tăng năng suất cây trồng.

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Mã Pờ năm 2014

(Nguồn: UBND xã năm 2014)

Qua bảng 4.2 ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm lớn nhất, đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít nhất 2,94%, đất phi nông nghiệp chủ yếu dùng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, công trình xã hội, đất trụ sở cơ quan có diện tích là 109,12 ha tổng diện tích đất tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và thúc đẩy ngành kinh tế phát triển. Diện tích đất chưa sử dụng vẫn

STT Loại đất Năm 2014

DT (ha) CC (%)

1 Đất nông nghiệp 2.691,67 72,64

1.1 Đất lúa nước 42,39 1,57

1.2 Đất trồng lúa nương 17,07 0,63

1.3 Đất trồng cây hằng năm còn lại 490,91 18,2

1.4 Đất trồng cây lâu năm 75,55 2,8

1.5 Đất rừng phòng hộ 2.028,50 75,36

1.6 Đất rừng sản xuất 36,25 0,98

2 Đất phi nông nghiệp 109,12 2,94 3 Đất chưa sử dụng 905,15 24,42

chiếm khá lớn với 905,15 ha chiếm 24,42%. Ta thấy đất trong lâm nghiệp vẫn chiếm khá lớn cụ thể trong đất rừng phòng hộ chiếm 2.028,50 ha, với điều kiện địa hình như xã Cao Mã Pờ đây là điều kiện tốt để thực hiện các chương trình trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi đất trên đầu nguồn, hạn chế lũ quyét vào mùa mưa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã cao mã pờ huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 27)