Việc kí kết các Hiệp định song phương giữa hai nước

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001) (Trang 37)

Trước sự biến đổi của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã buộc phải lựa chọn con đường dựa vào Mỹ để phục hồi sức mạnh kinh tế. Thời kì này quan hệ kinh tế giữa hai nước mang đậm tính chất phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên sự phục hồi nền công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của Nhật Bản thời kì đó chủ yếu dựa vào chính bản thân mình. Sự cải thiện mối bang giao giữa hai nước đã tạo tiền đề cho các nhà kinh doanh tiếp cận thị trường của nhau. Chỉ hơn một thập kỷ sau đó, Nhật đã trở thành một cường quốc kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối các nước công nghiệp phát triển thời kì 1960-1980. Với Hiệp định Palaza (1985) đã được kí kết giữa Mỹ với Nhật bản để định lại giá đồng yên Nhật. Đồng yên đã được đánh giá một cách đúng đắn. Việc đánh giá đúng giá trị của đồng yên một mặt tạo điều kiện cho Nhật Bản bành trướng sức mạnh kinh tế ở vùng Đông Nam Á. Mặt khác, điều đó còn tạo cơ hội cho Nhật Bản trở nên độc lập hơn trong quan hệ kinh tế với Mỹ. Nói cách khác việc định giá lại đồng yên dựa trên cơ sở Hiệp định Palaza đã làm cho tính chất của mối quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật thay đổi từ phụ thuộc sang hợp tác và cạnh tranh. Sau hiệp định này quan hệ kinh tế giữa hai siêu cường phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Bên cạnh đó là những cọ sát về lợi ích cũng trở nên kịch tính [2, tr.24]. Sự phát triển mạnh mẽ của buôn bán song phương Mỹ - Nhật đầu những năm 90 còn đánh dấu một bước phát triển mới về chất lượng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước thời kì sau Chiến tranh Lạnh kết thúc. Ở đó sự cọ sát về lợi ích và quy mô buôn bán tạo thành một bức tranh tổng thể phản ánh thế mạnh và thế yếu của các loại sản phẩm khác nhau.

Khi Tổng thống George Bush (cha) lên nắm quyền đúng vào thời kì các thành viên Quốc hội và chính phủ thất vọng về việc đối phó với Nhật Bản, cùng với sức ép từ sự kém hiệu quả trong đàm phán cũng như từ luật mở cửa

38

thương mại 1988. Do những thất bại trong vấn đề hàng rào thương mại trên các lĩnh vực ngành nghề mà các công ty Mỹ có lợi thế của những người tiền nhiệm và do sức ép từ phía quốc hội Mỹ, tháng 5/1989 Tổng thống Bush đã đưa Nhật Bản vào danh sách các nước trong điều khoản 301, theo đó Nhật Bản sẽ bị trừng phạt trong vòng 18 tháng nếu nước này không chịu mở cửa thị trường. Đồng thời chính quyền Bush đã thực hiện đánh giá lại chiến lược chiến thuật của Mỹ đối với Nhật Bản. Những nỗ lực của chính quyền Bush và sự đe dọa trừng phạt của điều khoản 301 cũng đã có tác dụng, kết quả là Nhật Bản đã giảm hàng rào thương mại đối với các sản phẩm siêu máy tính, vệ tinh.

Chính quyền Bush đã tiếp tục đàm phán với Nhật về số lượng tập trung vào các Hiệp định thương mại, chất bán dẫn, ôtô và linh kiện (1992). Kết quả là từ những đàm phán tích cực, nhưng rất khiêm tốn so với những nỗ lực từ phía chính phủ Mỹ. Cho thấy trong thời kì cuối những năm 1980 đầu những năm 1991 mức độ thành công trong việc tiếp cận thị trường Nhật Bản đã được cải thiện.

Chính quyền Clinton ngay sau khi nhậm chức năm 1993 đã tập trung vào quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật. Chính phủ mới đã có một loạt cuộc gặp cấp cao giữa các cơ quan chính phủ nhằm tạo ra một chiến lược Nhật Bản mới. Hiệp định khung Mỹ - Nhật Bản ra đời bao trùm nhiều khía cạnh của mối quan hệ kinh tế song phương từ chính sách kinh tế vĩ mô đến vấn đề tiếp cận thị trường vi mô và các vấn đề toàn cầu. Về chính sách kinh tế vĩ mô, hiệp định khung về một đối tác kinh tế mới tập trung vào vấn đề giảm mức tăng thặng dư của tài khoản, thúc đẩy tăng trưởng dựa vào nhu cầu trong nước của Nhật Bản. Còn về phía Mỹ cần phải giảm thâm hụt chính trong nước, thúc đẩy tiết kiệm và tăng cường tính cạnh tranh quốc tế. Đối với hợp tác toàn cầu, Hiệp định đã đề cập tới những vấn đề hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi

39

trường và sức khỏe cộng đồng quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, dân số và AIDS.

Từ tháng 6 năm 1993, khi các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu, chính phủ Nhật Bản đã có sự chia rẽ nội bộ sâu sắc. Do ảnh hưởng của hiệp định thương mại chất bán dẫn. Vấn đề tiếp cận thị trường được coi là ưu tiên hàng đầu trong chính sách thương mại của Mỹ đối với Nhật Bản và điều này đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Một nền kinh tế Nhật trì trệ, nhập khẩu bị kiềm chế dẫn đến việc thặng dư tài khoản vãng lai và thặng dư thương mại toàn cầu, nhưng những yếu tố này đã buộc chính phủ Nhật Bản phải xem xét lại những trở ngại đối với việc tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

Cách tiếp cận trong chính sách thương mại của Mỹ với Nhật Bản tập trung vào việc theo dõi và tuân thủ thi hành những hiệp định hiện hành trong hàng loạt các lĩnh vực chủ yếu từ ôtô và phụ tùng ôtô tới viễn thông, đàm phán các hiệp định mới thông qua cơ chế đa phương khu vực và song phương. Khuyến khích các cải tổ về các cơ cấu, dỡ bỏ các quy định để mở cửa nhiều nghành hơn nữa cho cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng dựa vào nhu cầu trong nước của Nhật. Chiến lược này cũng phù hợp với cách tiếp cận toàn diện trong quan hệ kinh tế song phương Mỹ - Nhật đã được quy định trong khuôn khổ về đối tác kinh tế mới Nhật - Mỹ được kí vào tháng 7 năm 1993.

Trong năm 1997, Mỹ đã đạt được chín hiệp định mới với Nhật Bản,

phát triển trong những hiệp định toàn diện nhất là “sáng kiến tăng cường về

chính sách bãi bỏ quy định và cạnh tranh”, được kí vào tháng 6 năm 1997.

Các hiệp định khác bao gồm xử lí các rào cản thương mại đối với sản phẩm gỗ, thiết bị âm thanh, khoai tây, việc mua vũ khí của cơ quan cảnh sát quốc gia, các hoạt động cảng và hàng hải, việc mua vật tư của công ty điện tín và điện thoại Nhật Bản và các loại rượu đã chưng cất.

40

Sáng kiến tăng cường về chính sách bãi bỏ Quy định và cạnh tranh là phương tiện cho các nỗ lực song phương để thúc đẩy việc bãi bỏ các quy định một cách toàn diện thông qua việc tăng sức ép cạnh tranh và tự do hóa hệ thống của Nhật Bản, bãi bỏ các biện pháp quy định trong các ngành hàng chủ đạo như viễn thông nhà ở, các thiết bị y tế,…Sáng kiến bổ sung cho các nỗ lực của Nhật để tự do hóa và bãi bỏ các quy định với nền kinh tế Nhật Bản. Mỹ đã dành ưu tiên cao cho sự bãi bỏ các quy định toàn diện đối với nền kinh tế Nhật Bản để nhằm đạt mục đích chính là mở cửa thị trường.

Mỹ cũng đạt được một số hiệp định cấp ngành với Nhật, xử lí các rào cản tồn tại từ lâu với các hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, tạo các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Mỹ và giải quyết các tranh chấp thương mại với Nhật. Bên cạnh đó Mỹ còn đạt được một thỏa thuận khác, trong đó Nhật Bản cam kết cải tổ hệ thống dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài tham gia. Những cải cách này còn nhằm để tự do hóa và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ ở cảng Nhật Bản đối với tàu nước ngoài. Tập trung giám sát và thực hiện các hiệp định hiện hành cũng là một quan tâm lớn của Mỹ. Các đàm phán Nhật - Mỹ vẫn ưu tiên các vấn đề đã được kí kết trong hiệp định như ôtô và phụ tùng ôtô, bảo hiểm, việc mua máy tính của chính phủ.

Mỹ còn cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là công cụ chính để giải quyết các rào cản đối với việc tiếp cận thị trường Nhật Bản. Một số tranh chấp thương mại đã được giải quyết ổn thỏa bằng cơ chế này. Ví dụ như trong trường hợp các tranh chấp về đặt thuế phân biệt với rượu đã được chưng cất, hoặc các hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành phim và giấy ảnh do Nhật tạo nên cũng được khắc phục.

Đây cũng là một biểu hiện cụ thể của ý tưởng “cùng chia sẻ thịnh vượng, cùng gánh vác trách nhiệm” trong khái niệm của Clinton về Cộng đồng CA-TBD mới. Dưới con mắt của người Mỹ, Nhật Bản là cường quốc

41

kinh tế thứ hai chỉ sau Mỹ. Do đó Nhật Bản phải đóng một vai trò tương xứng trong sự phát triển kinh tế của khu vực CA-TBD bằng việc tạo dựng một thương trường mở cửa và ngay thẳng. Để làm được điều đó, Nhật Bản phải nhanh chóng và kiên quyết thực hiện chức năng một thị trường cho các nước láng giềng của Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Năm 1998 xuất khẩu của hàng hóa của Mỹ sang Nhật giảm hơn 7 tỷ USD, xuất khẩu của Đông Á sang Nhật giảm 20 tỷ USD gần bằng một phần năm xuất khẩu của châu Á sang Nhật. Mỹ hoan nghêng đóng góp của Nhật cho chương trình cả gói của IMF nhằm hỗ trợ cho các nước bị khủng hoảng thực hiện những cải cách. Đồng thời Mỹ cũng khẳng định viện trợ tài chính không thể thay thế cho nhu cầu về thị trường bị mất đi nói trên [6, tr.238]. Nhật Bản có thể đóng một vai trò động lực cho tăng trưởng kinh tế của khu vực trong hiện tại và tương lai và Mỹ ủng hộ quá trình này. Mỹ khuyến khích và thúc đẩy Nhật Bản thực hiện những cải cách ở trong nước để tiếp tục tăng trưởng kinh tế.

Đối với Mỹ, một nước Nhật Bản mở cửa, lành mạnh và tăng trưởng là lợi ích của Mỹ ở khu vực CA-TBD. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các hoạt động tiếp cận thị trường song phương của Mỹ với Nhật Bản trên các lĩnh vực nông sản đến bảo hiểm, kỹ thuật cao và chế tạo đều nhằm vào chính những trở ngại nói trên. Cũng theo mục tiêu này tháng 5/1998, Mỹ đã đề xuất và kí kết với Nhật Bản Hiệp định tăng cường hủy bỏ quy chế hóa. Hiệp định này đã bắt đầu bằng những biện pháp hủy bỏ những quy chế cụ thể trong các lĩnh vực viễn thông, nhà ở, thiết bị y tế, dược phẩm và các dich vụ tài chính,…Mỹ hi vọng nếu được thi hành đầy đủ, những biện pháp này sẽ đem lại các cơ hội mới cho các nhà sản xuất và lao động Mỹ, các nền kinh tế CA- TBD và chính Nhật Bản.

42

Điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai nước trong những năm sau Chiến tranh Lạnh vẫn là mức thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Nhật Bản. Tuy nhiên vị trí và vai trò, tầm quan trọng của từng nước là khác nhau trong các quan hệ thương mại và đầu tư toàn cầu. Hiện nay mặc dù Nhật Bản hàng năm xuất khẩu một lượng hàng hóa khổng lồ sang Mỹ, nhưng Nhật Bản chưa phải là bạn hàng quan trọng nhất của Mỹ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ngược lại Mỹ là bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản. Điều này cho thấy sự phụ thuộc kinh tế (cụ thể là thương mại) của Mỹ vào Nhật Bản là không lớn so với của Nhật Bản vào Mỹ.

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001) (Trang 37)