Tác động của quan hệ Mỹ Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001) (Trang 49)

2.4.1. Tác động đối với Mỹ - Nhật Bản

Tác động của mối quan hệ này đối với Mỹ. Sau khi chấp nhận đầu hàng

Đồng minh vô điều kiện, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh. Đây là thời kì Nhật Bản thực sự bị quân đội nước ngoài thực hiện chế độ quân quản. Lực lượng chiếm đóng Nhật Bản lúc này là chủ yếu là người Mỹ nên chính sách của họ không ngoài mục tiêu đảm bảo Nhật Bản không thể trở thành mối đe dọa với Mỹ. Nhưng từ năm 1947 - 1948, cùng với sự tiến triển của cuộc Chiến tranh Lạnh và sự phát triển của cách mạng Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện “đường lối đảo ngược” trong chính sách chiếm đóng Nhật Bản, nới lỏng cho chính phủ Nhật Bản trong việc phục hồi kinh tế. Trong giai đoạn 1948 - 1951, quân chiếm đóng Mỹ đã thực hiện đường lối thỏa hiệp nới lỏng chính sách chiếm đóng, đẩy mạnh phục hồi kinh tế, cấu kết với Nhật, thực hiện mưu đồ biến Nhật thành một đồng minh của Mỹ và là một bức tường ngăn chặn “làn sóng cộng sản” ở châu Á. Những năm sau chiến tranh Nhật Bản phải dựa vào viện trợ kinh tế của Mỹ để phục hồi lại tiềm năng của mình. Nhưng nhờ sự đầu tư, giúp đỡ của Mỹ nền kinh tế Nhật đã được phục hồi vào những năm 1950-1951. Từ năm 1951 trở đi, sau khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên, công nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ do những lợi nhuận từ đơn đặt hàng của Mỹ. Bước sang những năm 60, khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội phát triển nhanh chóng, đuổi kịp và vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai (sau Mỹ) trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Chính sách của Mỹ

50

trong quan hệ với Nhật Bản thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm thực hiện cuộc Chiến tranh Lạnh mà nội dung chính của nó là cô lập và tiến tới xóa bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết. Trong chiến lược đối ngoại toàn cầu của Mỹ, trong đó Nhật Bản và CA-TBD là một mắt xích quan trọng. Việc chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh, giúp Nhật khôi phục và phát triển kinh tế nằm trong những tính toán chiến lược của Mỹ. Một mặt Mỹ muốn chứng tỏ với công luận của Nhật Bản và thế giới rằng cuộc chiến tranh đã qua, sự giúp đỡ với Nhật Bản là cần thiết và qua đó xóa đi hình ảnh của đội quân chiếm đóng. Mặt khác, dùng Nhật như một căn cứ tiền tiêu để khống chế hai siêu cường cộng sản là Liên Xô cũ và Trung Quốc.

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc sự tùy thuộc lẫn nhau đã trở thành một trong những đặc trưng quan trọng của đời sống kinh tế quốc tế. Dù muốn hay không các nước đều phải cùng nhau tìm ra những phương thức thích hợp để đối phó với những biến đổi của tình hình. Mỹ và Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mỹ ngày càng coi trọng khu vực CA - TBD, củng cố các liên minh quân sự ở khu vực này để thực hiện việc chia sẻ trách nhiệm và cùng hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vì Mỹ muốn xác lập lại vai trò lãnh đạo trong một trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh đối với trật tự thế giới mới đó chỉ có đồng minh chứ không có kẻ thù trực tiếp. Và qua cuộc chiến tranh vùng Vịnh Mỹ cũng muốn xác lập lại vai trò của các đồng minh trong trật tự thế giới mới.

Mỹ khuyến khích Nhật Bản phát triển dựa nhiều hơn vào nhu cầu trong nước, qua đó thúc đẩy kinh tế của khu vực phát triển, và tăng cường hợp tác với Mỹ trong sáng kiến tự do hóa thương mại và đầu tư của APEC và WTO. Đây cũng là biểu hiện cụ thể của ý tưởng “cùng chia sẻ thịnh vượng, cùng gánh vác trách nhiệm” trong khái niệm của Clinton về Cộng đồng Thái Bình

51

Dương mới. Dưới con mắt của Mỹ, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Do đó Nhật Bản phải đóng một vai trò tương xứng trong sự phát triển kinh tế của khu vực CA-TBD bằng việc tạo dựng một thương trường mở cửa và ngay thẳng [6, tr.238].

Mỹ có ba lợi ích chiến lược chủ yếu trong việc duy trì liên minh an ninh Mỹ - Nhật trong thời kì mới:

Thứ nhất là: lợi ích chiến lược mà Mỹ có được thông qua việc duy trì liên minh an ninh Mỹ - Nhật là duy trì sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực với mục đích răn đe đối với sự lớn mạnh của Trung Quốc và những hậu quả khó lường mà điều này có thể dẫn đến.

Thứ hai: là tiếp tục kiềm chế Nhật Bản. Ngay từ khi ra đời Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật không chỉ có một mục đích là đối phó với chủ nghĩa cộng sản, mà còn nhằm kiềm chế chính các nước đồng minh ở khu vực. Tuy không được nêu rõ, nhưng kiềm chế Nhật Bản cũng luôn là mục tiêu của liên minh an ninh Mỹ- Nhật trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh và mục tiêu thứ hai của liên minh này là vẫn còn tồn tại và tầm quan trọng của nó tăng lên trong bối cảnh Nhật Bản đã trở thành một siêu cường kinh tế.

Lợi ích thứ ba: đó là sự chia sẻ trách nhiệm của đồng minh. Mỹ có lợi ích trong việc duy trì liên minh an ninh với Nhật Bản vì sự hợp tác và chia sẻ trách nhiệm của Nhật Bản trong các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế trong bối cảnh ở khu vực hiện vẫn chưa có được một cơ chế an ninh đa phương hiệu quả và có khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng và các vấn đề an ninh khu vực.

Như vậy những tính toán chiến lược của Mỹ trong và sau Chiến tranh Lạnh đều nhằm mục đích thực hiện chiến lược toàn cầu và Nhật Bản là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực CA-TBD.

52

Về phía Nhật Bản: sau chiến tranh Nhật Bản buộc phải lựa chọn ủng hộ

Liên Xô hoặc đồng minh của Mỹ chống lại khối Liên Xô. Nhật Bản đã nhận thức rằng Liên Xô và Trung Quốc rộng lớn, khối Liên Xô là kẻ thù của mình sự đe dọa của hai nước Cộng sản lớn này tới an ninh của Nhật vừa trực tiếp vừa lâu dài. Đây cũng là lý do chủ yếu để Mỹ thuyết phục Nhật Bản về sự cần thiết phải có mặt về quân sự của Mỹ tại Nhật Bản và mặt khác để người Nhật tự lí giải và chấp nhận sự đảm bảo về an ninh của Mỹ đối với Nhật để đề phòng nguy cơ xâm lược của họ. Nhật Bản luôn luôn xác định là đồng minh chiến lược và chủ yếu của Mỹ. Nhật coi quan hệ với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình. Quan hệ Nhật - Mỹ chi phối hết thảy các quan hệ của Nhật với các nước khác. Chính việc dựa vào cái ô của Mỹ, Nhật Bản có nhiều cơ hội để khôi phục vị trí của mình trên trường quốc tế. Trong chính sách đối ngoại Nhật Bản đã giành nhiều ưu tiên cho mối quan hệ này. Do nhận được sự đảm bảo an ninh của Mỹ, Nhật Bản dành mọi sự ưu tiên cho phát triển kinh tế. Nhưng Nhật Bản ngày càng tỏ ra độc lập hơn với Mỹ nhất là từ sau Chiến tranh Lạnh trong quan hệ ngoại giao.

Trong chính sách kinh tế của Mỹ thời kì sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản vừa là bạn hàng thương mại quan trọng nhất, vừa là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Mỹ ở khu vực CA-TBD. Sự xâm nhập và tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản đến mức không thể tách biệt sự phát triển của mỗi nước. Mỹ là thị trường xuất khẩu và là nơi đầu tư lớn nhất của Nhật Bản, cũng là nguồn cung cấp kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm mới cho Nhật.

Như vậy trong quan hệ của hai nước Mỹ và Nhật Bản đều theo đuổi những lợi ích của mình.

53

2.4.2. Tác động của quan hệ Mỹ- Nhật Bản đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Trong chiến lược toàn cầu mới, Mỹ coi trọng các khu vực đặc biệt là châu Âu và CA-TBD. Đối với khu vực CA-TBD khu vực có vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược toàn cầu và chính sách đối ngoại của Mỹ. Khu vực CA-TBD là một khu vực rộng lớn, gồm những quốc gia là đầu tầu của kinh tế thế giới. Khu vực này bao gồm một số đồng minh chủ chốt của Mỹ và các cường quốc mới nổi quan trọng là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Cam kết của Mỹ tại khu vực có tính sống còn với Châu Á và nó sẽ mang lợi ích cho việc Mỹ tiếp tục lãnh đạo thế giới. Vì thế đã đến lúc Mỹ đầu tư vào khu vực CA-TBD. Mỹ tăng cường xuất khẩu sang CA-TBD, khu vực buôn bán lớn nhất trên thế giới của Mỹ, coi tăng cường quan hệ mậu dịch với CA-TBD là thiết yếu cho việc phục hồi và phát triển kinh tế cũng như cho sự phồn vinh lâu dài của Mỹ. Cùng với các đồng minh Mỹ đóng vai trò đảm bảo an ninh tại khu vực nhiều thập niên qua. Mỹ là đối tác đầu tư và thương mại quan trọng nhất ở khu vực.

Trong những năm 1990, Mỹ và Nhật Bản vẫn giữ vai trò đầu tàu và có tác động chi phối đối với sự phát triển của khu vực CA-TBD. Thực tế cho thấy Mỹ và Nhật Bản đã hiện diện trong quá trình công nghiệp hóa của nhiều quốc gia trong khu vực này qua nhiều thế kỷ. Sự phát triển của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) các quốc gia ASEAN và sự bùng phát kinh tế của Trung Quốc gắn liền với hai nền kinh tế là Mỹ và Nhật Bản. Nói cách khác, Mỹ và Nhật Bản trở thành nhân tố hàng đầu trong quá trình phát triển và liên kết kinh tế ở khu vực này. Đối với Hoa Kỳ với chính sách bành trướng kinh tế và chính trị toàn cầu của mình được thực thi có hệ thống từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã được các quốc gia như ASEAN, Nhật Bản,…ghi nhận. Song đối với Nhật Bản do sự lớn mạnh nhiều mặt của họ nên

54

yêu cầu về một vai trò mới đối với tình hình an ninh và ổn định chính trị ở khu vực này đang ngày càng tăng lên.

Như vậy Hoa Kỳ và Nhật Bản đã và đang có những tác động lớn nhiều mặt về an ninh chính trị liên kết khu vực và phát triển kinh tế của khu vực CA-TBD. Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý chiến lược đáng chú ý, có lực lượng lao động phong phú với số dân đông, dù muốn hay không cũng chịu tác động của quan hệ Mỹ - Nhật. Thực tế trong quá trình chia sẻ lợi ích cho dù có những hợp tác trong nhiều vấn đề nhưng hai nước Mỹ và Nhật Bản đều có những toan tính chiến lược riêng trong quan hệ của họ với các nước trong khu vực - những điều chỉnh trong quan hệ giữa hai nước sẽ làm cho hai nước phải có những chính sách riêng.

Nhật Bản trong chiến lược CA-TBD của Mỹ có thể nói quan điểm “Cộng đồng Thái Bình Dương” trong những năm sau Chiến tranh Lạnh là một trong những trọng điểm của việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ trong bối cảnh mới. Đó là sự cụ thể hóa chiến lược của Mỹ đối với khu vực CA- TBD. Một nhân tố quan trọng trong việc chuyển hướng các ưu tiên trong chiến lược CA-TBD từ an ninh sang kinh tế là sự lớn mạnh và chuyển hướng chính sách của đồng minh Nhật Bản. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh Nhật Bản gần như theo Mỹ tuyệt đối về mặt ngoại giao và dựa vào Mỹ về mặt kinh tế. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nhật Bản với sức mạnh kinh tế thứ hai thế giới không còn cúi đầu cam chịu, không còn vì chính trị và an ninh mà nhượng bộ về kinh tế. Lúc này chiến lược quay trở về Châu Á của Nhật Bản nhằm lấy Châu Á làm chỗ dựa tạo đối trọng với Mỹ đã phát huy tác dụng. Nhật Bản không chỉ muốn trở thành một quốc gia bình đẳng với Mỹ, không lệ thuộc vào Mỹ mà còn cạnh tranh quyết liệt với Mỹ.

Như vậy rõ ràng chiến lược CA-TBD của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh được xây dựng dựa trên lợi ích của nước Mỹ, nhằm duy trì và mở rộng

55

những lợi ích kinh tế của Mỹ ở đây. Để đạt mục tiêu trên, việc tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo kinh tế khu vực trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với Mỹ. Do đó vấn đề ở đây là do Mỹ sẽ phải có lựa chọn chính sách nào với Nhật Bản - một nước đồng minh của Mỹ. Việc Nhật Bản tìm kiếm một địa vị cường quốc chính trị tất yếu sẽ dẫn đến xung đột với vai trò lãnh đạo của Mỹ. Điều này cho thấy Nhật Bản có vai trò đặc biệt trong chiến lược CA-TBD của Mỹ.

Nói một cách khách quan thì Mỹ cần đến Nhật Bản để thực hiện chiến lược CA-TBD của mình. Trong đó Mỹ vừa phải dựa vào thực lực kinh tế của Nhật Bản vừa phải tìm cách khống chế Nhật Bản, không để Nhật Bản bành trướng quá mức. Với tư tưởng lãnh đạo khu vực CA-TBD, Mỹ muốn sử dụng Nhật Bản để tiếp cận khu vực này. Còn Nhật Bản trước hết muốn nhờ sự hỗ trợ của Mỹ thoát khỏi sự trì trệ và suy thoái kinh tế kéo dài. Bên cạnh đó Nhật Bản còn muốn dựa vào ảnh hưởng của Mỹ từng bước nâng cao vị thế chính trị quốc tế nhằm đạt được mục đích trở thành cường quốc chính trị tương ứng với thế lực kinh tế hiện nay.

Tác động của quan hệ Mỹ - Nhật Bản tới một số trọng tâm kinh tế khu vực CA-TBD.

Những xác định về lợi ích trong quan hệ giữa Mỹ - Nhật Bản cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tiến trình buôn bán quốc tế trong khu vực CA-TBD ở mức độ này hay mức độ khác. Bên cạnh đó những đối đầu trong các cuộc thương lượng song phương của Mỹ và các nước trong khu vực đã tạo ra một xu hướng bài Mỹ, chuyển sang hướng nội và tìm đến các khối thương mại riêng của mình. Do vậy bên cạnh những cuộc thương lượng song phương về buôn bán và đầu tư Mỹ còn tích cực tham gia vào các cơ chế đàm phán đa phương thay cho các hành động đơn phương, đối đầu trực tiếp. Chính vì vậy, Mỹ đã tích cực tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình

56

Dương (APEC), coi APEC là thành phần cốt lõi trong chính sách tổng thể của mình.

Tuy không phải là nước đề ra ý tưởng thành lập APEC, nhưng Mỹ là một trong những thành viên sáng lập APEC. Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của APEC, chính sách của Mỹ cũng khác nhau, nhưng nhìn chung phương châm của Mỹ đối với APEC là muốn sử dụng tổ chức này thực hiện chiến lược của mình ở khu vực (an ninh, chính trị cũng như kinh tế). Thông qua APEC, Mỹ muốn thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực CA-TBD, mở cửa CA-TBD, giành lợi ích lớn nhất cho nước Mỹ. Từ trước tới nay khu vực CA-TBD là một bộ phận quan trọng trong chiến lược an ninh chính trị của Mỹ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ khó có thể duy trì địa vị trước kia ở khu vực CA-TBD. Đứng trước cục diện kinh tế - chính trị mới phức tạp hơn, Mỹ cần điều chỉnh lại chiến lược chính trị và an ninh CA- TBD, điều chỉnh lại quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN bảo đảm sau thời kì Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục duy trì sự dính líu, thâm nhập và vị trí

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)