Ngoài quan hệ trên lĩnh vực an ninh - chính trị và kinh tế Mỹ - Nhật Bản còn có quan hệ trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
Trên lĩnh vực giáo dục: Cũng như nhiều nước trên thế giới, quá trình
phát triển gắn liền với quá trình phát triển của chế độ chính trị, kinh tế và đời sống văn hóa - xã hội. Từ một xã hội phong kiến tập quyền khép kín, kinh tế tiểu nông, công nghệ lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, Nhật Bản đã
47
mở cửa ra thế giới bên ngoài với những quyết sách cải cách mạnh mẽ của Thiên hoàng Minh Trị trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngay sau khi tiếp nhận chính quyền từ Mạc phủ Tokugawa, ban lãnh đạo Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách nhằm theo đuổi khẩu hiệu có tính chiến lược:
“Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt phương Tây”. Để triển
khai khẩu hiệu này, một trong ba chính sách lớn của chính quyền Minh Trị được thực thi, đó là “văn minh khai hóa”. Một cao trào học tập các nước phương Tây đã diễn ra ở Nhật Bản trong hai thập kỷ đầu thời Minh Trị. Tuy nhiên luồng tư tưởng chỉ đạo chi phối nước Nhật vào lúc này cho rằng: Nhật Bản học tập các nước phương Tây nhưng không thể thoát li khỏi tình hình của nước Nhật. Nói một cách khác là du nhập văn minh phương Tây nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng muốn học tập, tiếp thu một cách thực sự nền khoa học của phương Tây thì không có cách nào khác là phải bắt đầu từ giáo dục. Theo các nhà cải cách Minh Trị thì việc phát triển giáo dục, thông qua giáo dục để tiếp thu khoa học kỹ thuật của phương Tây và từ đó vận dụng vào hoàn cảnh của nước Nhật là con đường hữu hiệu nhất. Chính vì vậy vấn đề cải cách giáo dục đã được chính phủ của Thiên hoàng Minh Trị đặt vào vị trí cao nhất, quan trọng nhất trong số các cải cách được tiếm hành ồ ạt ở Nhật Bản trong nửa sau của thế kỷ XIX. Như vậy ngay từ thời kỳ Minh Trị vấn đề học tập theo mô hình giáo dục của phương Tây đã được áp dụng đối với giáo dục của Nhật Bản.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau CTTG2 vào những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm Trung học phổ thông và 4 năm Đại học. Giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm được thực hiện từ năm 1947 với việc ban hành luật cơ bản về giáo dục và luật giáo dục nhà trường. Nhờ chính sách này mà
48
Nhật Bản sớm thực hiện thành công phổ cập tiểu học bắt buộc cho trẻ em trong độ tuổi - một thành tựu giáo dục cơ bản mà ở thời đó chưa nhiều nước thực hiện được. Nhật Bản không cải cách giáo dục theo kiểu chắp vá mà áp dụng mô hình Hà Lan cho Tiểu học, mô hình Pháp cho Trung học và mô hình Mỹ cho Đại học - những nền giáo dục tốt nhất theo từng cấp học thời bấy giờ. Nhật Bản có tỷ lệ người biết chữ cao nhất thế giới. Không giống như Mỹ, hệ thống giáo dục công lập Nhật Bản chiếm đa số. Giáo dục Đại học ở Nhật Bản được mở rộng bắt đầu từ những năm 1960 là sự đặc trưng của sự phát triển kinh tế nhanh. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới.
Về văn hóa: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản bị quân Đồng
minh chiếm đóng mà chủ yếu là người Mỹ. Tướng Mỹ Mác Áctơ được chỉ định giữ chức Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP). Dưới sự điều hành của SCAP, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cải cách trên lĩnh vực văn hóa như chính phủ đã ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được phục hồi và phát triển các xu hướng văn hóa khác nhau.Cùng với đó là việc du nhập lối sống Mỹ và phong cách Mỹ vào trong xã hội Nhật Bản đã làm thay đổi trong quan hệ sống. Chính sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa, những quan niệm giá trị hay quan niệm sống sẽ từng bước thay đổi. Đáng chú ý là quan niệm giá trị trong các tầng lớp thanh niên người Nhật hiện nay khác với những cái mà các thế hệ cha ông của họ quan niệm trước đây. Ngày nay thanh niên Nhật Bản quan niệm cái quan trọng hơn đối với họ là hưởng thụ cuộc sống như thế nào chứ không phải chuyên cần làm việc, hăng say và nghiêm túc trong học tập như các thế hệ cha ông đã từng làm. Có thể nói những thay đổi trong quan niệm giá trị của thanh niên Nhật ngày nay sẽ ảnh hưởng tới lối sống, tới nhận thức
49
xã hội và tới cấu trúc văn hóa của xã hội Nhật Bản. Đó là kết quả tất yếu của phát triển và sự xã hội hóa lực lượng sản xuất ở Nhật Bản cộng với quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu và những thay đổi trên thế giới sau Chiến tranh Lạnh.