Mỹ Nhật hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001) (Trang 29)

Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nhật Bản trong vấn đề tham gia cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh nổ ra do Mỹ và đồng

minh tiến hành nhằm chống lại cuộc xâm lược của Irăc đối với Côoet. Đây là sự hoạt động của đội quân quốc tế do Mỹ cầm đầu được coi là đã hoàn thành sứ mệnh của nó là giành lại độc lập cho Côoet. Qua đó thể hiện sự tính toán chiến lược của Mỹ [2, tr.53].

Thứ nhất thông qua cuộc chiến tranh này, Hoa Kỳ muốn xác lập lại vai trò lãnh đạo trong một trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh và coi đó là một thử nghiệm để tiếp tục duy trì sự lãnh đạo của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh đối với một trật tự thế giới mới ở đó chỉ có đồng minh chứ không có kẻ thù trực tiếp.

Thứ hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh là một cuộc thử sức của liên quân đồng minh của Mỹ, ở đó Mỹ dùng các ưu thế về quân sự, chính trị và ngoại giao để tập hợp sức mạnh quốc tế, nhằm xử lí một vấn đề xung đột quốc tế. Mỹ muốn thông qua cuộc chiến này để xác định vai trò của các đồng minh trong một trật tự thế giới mới.

Hoa Kỳ đã yêu cầu Nhật Bản tham gia vào chiến tranh vùng Vịnh nhưng Nhật Bản đã từ chối và điều 9 trong Hiến pháp của Nhật cấm đưa quân đội ra bên ngoài. Song trước sức ép của Mỹ và vì cả những tính toán khác, Nhật Bản đã đồng ý đóng góp về tài chính cho cuộc chiến tranh này. Song hành động này của Nhật Bản cũng bộc lộ một điểm mới lần đầu tiên kể từ sau

30

Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tham gia hạn chế vào cuộc xung đột quân sự theo nhu cầu của Mỹ - Mỹ muốn Nhật gửi cả quân tham chiến. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính việc Hoa Kỳ gây sức ép, buộc Nhật Bản đóng góp tài chính cho cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh trong bối cảnh công luận ở Nhật Bản cho đó là một cuộc chiến tranh “xâm lược” đã gây ra những tác động tiêu cực khác mà nhiều thập niên trước đó không hề thấy xuất hiện [2, tr.54]. Nhật Bản cho rằng điều đáng tiếc nhất của nền ngoại giao sau chiến tranh là việc dựa vào Mỹ đã khiến cho Nhật Bản thiếu trách nhiệm trên trường quốc tế, thiếu khả năng tự quyết định, vì sự tồn tại của thế giới trong thế kỷ XXI, Nhật Bản phải sửa chữa thiên hướng này.

Biểu hiện nổi bật của việc khôi phục lại trách nhiệm quốc tế và khả năng tự quyết định của Nhật Bản là phải trở thành cường quốc chính trị. Khó có thể giao phó mọi vấn đề cho Mỹ giải quyết như trước đây, rằng thế giới ngày nay đã chuyển dần sang thời đại hợp tác đa phương, vai trò mà Nhật Bản cần phải phát huy không chỉ giới hạn ở phương diện kinh tế mà còn mở rộng cả sang chính trị và những vấn đề toàn cầu.

Hợp tác Mỹ - Nhật ở khu vực CA - TBD: Châu Á là nơi tốt nhất để Nhật

Bản đề cao tính tự chủ đối với Mỹ, triển khai ngoại giao cân bằng và phát huy vai trò chủ đạo trong ngoại giao tham gia xây dựng trật tự thế giới mới. Châu Á là khu vực tập trung lực lượng các nước lớn cũng là nơi có sức sống mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên phát triển quan hệ với các nước châu Á không phải là làm suy yếu quan hệ với Mỹ. Chủ trương của Nhật Bản là đồng thời duy trì liên minh Nhật - Mỹ, xây dựng một cách sáng tạo mối quan hệ với châu Á. Cũng có nghĩa là Nhật Bản duy trì tính độc lập trong khuôn khổ liên minh Nhật - Mỹ. Sau Chiến tranh Lạnh vì có quan hệ an ninh Nhật - Mỹ mà trong quan hệ với các nước, nền ngoại giao Nhật Bản vừa phải xử lí vấn đề chính trị sức mạnh truyền thống vừa phải duy trì thế đứng chính trị như một nước đã thoát

31

ra khỏi đường lối nước lớn. Như vậy việc duy trì tính hai mặt, thông qua quan hệ an ninh Nhật - Mỹ chính là sản phẩm của chủ nghĩa hiện thực Nhật Bản sau chiến tranh.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khu vực CA-TBD đã trở thành khu vực sôi động nhất trên thế giới với sự tập trung các lực lượng quân sự, kể cả các kho vũ khí nguyên tử, với các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết và các tranh chấp khu vực đang ngấm ngầm. Trên cơ sở đó Nhật Bản và Mỹ sẽ phối hợp đường lối, phối hợp kiểm soát việc trang bị cũng như giải trừ vũ khí, kể cả việc thúc đẩy những cuộc thảo luận về hiệp ước cấm toàn bộ các cuộc thử nghiệm nguyên tử.

Bên cạnh đó Mỹ và Nhật Bản còn quan tâm tới các nước ở khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của khu vực CA-TBD. Bên cạnh những thách thức an ninh có tính chất truyền thống, an ninh của khu vực Đông Nam Á còn đứng trước những thách thức lớn lao trước sự gia tăng của toàn cầu hóa, đã làm tăng tính phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài trong phát triển kinh tế của các nước ở khu vực này nó có thể ảnh hưởng đến việc duy trì chủ quyền an ninh quốc gia trong kinh tế cũng như chính trị. Chính nhận thức mới về vấn đề an ninh là một trong những yếu tố thúc đẩy các nước ASEAN lập nên ARF - một cơ chế hợp tác an ninh đa phương. Khác với thời kì Chiến tranh Lạnh, sáng kiến thành lập ARF được các cường quốc trên thế giới và các nước trong khu vực tán thành. Đối với Mỹ việc tham gia vào Diễn đàn này sẽ giúp họ duy trì ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, kìm chế sự gia tăng địa vị của Trung Quốc ở khu vực CA-TBD. Còn Nhật Bản với tư cách là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới và số một ở châu Á, muốn có một địa vị chính trị - an ninh xứng đáng, giảm dần sự phụ thuộc về an ninh vào Mỹ, đã hưởng ứng tham gia ARF, Nhật Bản cũng hi vọng ARF sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản trong quá trình đàm

32

phán với Nga về 4 hòn đảo đang tranh chấp ở phía Bắc. Như vậy việc tích cực tham gia vào ARF đều nhằm thực hiện những ý đồ nhất định của Mỹ và Nhật Bản. Để tiến tới địa vị một cường quốc thật sự, Tokyo cần phải chứng tỏ được vai trò chính trị của mình trên thế giới, trước hết là ở một khu vực nào đó. Đông Nam Á là nơi thích hợp để Nhật Bản thể nghiệm vai trò chính trị đó bởi vì các nước Đông Nam Á gần gũi với Nhật Bản về địa lí, lịch sử và văn hóa, hầu hết các nước ở khu vực này đều là các nước đang phát triển, đều đang thực hiện chính sách kinh tế mở cửa để thu hút các nguồn lực bên ngoài vào phát triển đất nước. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản phát huy những lợi thế so sánh về kinh tế trong quá trình tìm kiếm ảnh hưởng về chính trị ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Hai nước này còn tham gia vào việc giải quyết vấn đề biển Đông. Về vấn đề biển Đông, chính quyền Mỹ cũng đã nhiều lần tuyên bố lợi ích và lập trường của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự quan tâm của Mỹ đối với vấn đề này thực sự rõ rệt từ năm 1995. Vì trước năm 1995 khi Mỹ chưa điều chỉnh chiến lược an ninh CA-TBD, mặc dù quan tâm đến tranh chấp ở quần đảo Trường Sa cũng như các vấn đề thuộc biển Đông và lo ngại về xung đột vũ trang tiềm tàng nảy sinh từ những tranh chấp này, nhưng lập trường không can dự của Mỹ vẫn giữ nguyên. Chỉ khi sự căng thẳng ở khu vực tăng lên từ tháng 2/1995, khi Philippin phát hiện thấy Trung Quốc xây dựng các kết cấu tại đảo Vành Khăn cách đảo Palawan của Philippin 135 dặm về phía tây. Các hành động phản ứng gay gắt của các bên tranh chấp có nguy cơ làm bùng lên thành xung đột ảnh hưởng đến nền an ninh khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho Mỹ tỏ rõ lập trường đối với vấn đề này. Tuyên bố ngày 10/5/1995 của Mỹ đã được các nước ASEAN hoan nghênh, bởi vì nó phù hợp với lập trường của ASEAN. Đặc biệt thái độ rõ ràng hơn của Mỹ đối

33

với vấn đề Trường Sa và biển Đông đã góp phần cùng với những nỗ lực của các nước ASEAN làm dịu bớt căng thẳng ở Đông Nam Á.

Vấn đề biển Đông, liên quan đến an ninh của các quốc gia trong khu vực. Một mặt, đây là lối thoát đường biển của nhiều quốc gia nhằm mở cửa với thế giới bên ngoài, mặt khác vùng biển này chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú trong đó phải kể đến nguồn dầu mỏ và khí đốt. Những vùng biển, lãnh hải đang tranh chấp ở biển Đông, nơi tiềm ẩn một trữ lượng ga và dầu mỏ rất lớn. Nếu không có cơ chế kiểm soát và hợp tác thì đây có thể là ngòi nổ cho cuộc xung đột khu vực, nhất là giữa các nước lớn với nhau. Hiện nay ở biển Đông đang tồn tại vấn đề hải đảo giữa một số các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á với các quốc gia thuộc Đông Nam Á. Đây là vấn đề có tính lịch sử và nó không chỉ là vấn đề lãnh thổ mà còn là vấn đề an ninh kinh tế. Thực tế đã có những đụng độ quân sự giữa các quốc gia khu vực trong vấn đề này. Gần đây Mỹ và Nhật Bản đã có những điều chỉnh trong Hiệp ước an ninh chung mở rộng mục tiêu chiến lược trong đó có Đài Loan. Điều đó đã làm cho tình hình thêm phức tạp. Các quốc gia trong khu vực, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản lại cần sự ổn định ở biển Đông, vì đó là đường vận chuyển của hai nền kinh tế lớn. Do vậy xu hướng hợp tác cùng khai thác biển Đông ngày càng được các quốc gia chú trọng. Hơn nữa không chỉ hợp tác khai thác mà còn tiến đến thỏa thuận cùng phối hợp chống khủng bố và hải tặc trên biển.

Mỹ - Nhật hợp tác giải quyết vấn đề ở Campuchia và Xômali: Chiến

tranh Lạnh chấm dứt đồng nghĩa với việc chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống về quân sự, chính trị, tư tưởng và ngoại giao. Ở đó hình ảnh Liên Xô và Mỹ được xây dựng như hai kẻ đại diện cho sự đối đầu đó. Sự sụp đổ nhanh chóng đến bất ngờ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã làm nảy sinh hai loại vấn đề buộc hai siêu cường Nhật Bản và Mỹ và cộng đồng quốc tế phải đối phó.

34

Trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc thế giới đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh nóng ở đó hoạt động gìn giữ hòa bình khó có đủ điều kiện để thực hiện vì các bên tham chiến có những điều kiện để lựa chọn đồng minh. Liên Xô hay Mỹ là kẻ đứng sau các cuộc chiến, chính họ là kẻ hậu thuẫn chủ yếu cho các cuộc xung đột khu vực. Sau Chiến tranh Lạnh người ta thường nhắc tới sự thành công của đội quân gìn giữ hòa bình ở Campuchia và Xômali. Mặc dù ở Xômali đội quân này vẫn gặp không ít khó khăn. Từ việc xem xét nguyên nhân thành công người ta thấy có ba loại nhân tố, một là các phái tham chiến phải có thiện chí thật sự, hai là cộng đồng quốc tế và các nước hỗ trợ các phái tham chiến phải cùng chung một quan điểm và ba là sự phối hợp hành động của Mỹ và Nhật Bản. Trong các loại nhân tố quan trọng đó, thì sự phối hợp hành động của Mỹ và Nhật Bản được đánh giá hết sức quan trọng. Những kinh nghiệm thành công của sự phối hợp hành động của Mỹ và Nhật Bản và Liên Hiệp quốc ở Campuchia đang được áp dụng vào cuộc xung đột ở Nam Tư. Trong cuộc viếng thăm của Tổng thư kí Liên Hiệp quốc Boutros B.Ghali tới Nhật Bản vào cuối 1993, ông đã đề nghị Nhật Bản hợp tác nhiều hơn nữa với Liên Hiệp quốc trong hoạt động gìn giữ hòa bình. Như vậy việc tăng cường đóng góp về người và hỗ trợ tài chính cho hoạt động gìn giữ hòa bình là một hành động quốc tế, một thách thức đối với Mỹ và Nhật Bản trong thời kì mới mà họ không có quyền lẩn tránh.

Giải quyết vấn đề nước Nga sau Chiến tranh Lạnh: Đây vấn đề xuất

hiện như là kết quả trực tiếp của sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đó là khủng hoảng kinh tế và sự rối loạn về chính trị, thậm chí cả xung đột vũ trang. Tình hình nước Nga sau Chiến tranh Lạnh là mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế nhất là đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tháng 7/1993, tại cuộc họp thượng đỉnh nhóm G7 tại Tokyo, theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ B.Clinton, nhóm nước này đã đưa ra một kế hoạch viện trợ cả gói cho Nga, ước tính tới

35

24 tỷ đôla. Trong đó hai siêu cường Mỹ và Nhật Bản là những nước tài trợ chính. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cho dù Mỹ và Nhật Bản gặp những khó khăn kinh tế nhất định, song việc giúp đỡ tài chính cho Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây vẫn là việc cần thiết. Những cuộc xung đột vũ trang ở một số nước cộng hòa Trung Á diễn ra trong mấy năm gần đây cũng đang tích tụ những nguy cơ mở rộng và ác liệt. Và đó cũng là một thách thức mới đối với an ninh quốc tế và cả đối với quan hệ Mỹ - Nhật Bản.

Đó là sự thách thức của tình trạng bất ổn định về chính trị và khủng hoảng kinh tế phải chăng đây là một hậu quả của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh kết thúc mà ở đó Mỹ không thể hành động một mình. Sự chia sẻ trách nhiệm với Nhật Bản không gói gọn trong chi phí quốc phòng mà mở rộng ra hầu hết các hoạt động quốc tế khác nếu Mỹ tham dự. Nói cách khác, với tư cách là một đồng minh chiến lược của Mỹ, Nhật Bản dù trong bất cứ một hoàn cảnh nào cũng phải phối hợp hành động.

Như vậy, sự hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong nhiều năm đã tạo ra cơ hội cho cả hai nước trong việc mở rộng hợp tác quân sự khi cần. Tổng thống Mỹ B.Clinton cũng cho biết, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí về tầm quan trọng thiết yếu của các mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Ông Hashimoto cho biết ông và Tổng thống Mỹ B.Clinton đã có một cuộc thảo luận thẳng thắn, tập trung vào bốn chủ đề chính: hai bên hoàn toàn đồng ý thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ an ninh, tiếp tục tham khảo nhau về các chính sách quốc phòng, trong đó cơ cấu lực lượng Mỹ ở Nhật Bản sẽ đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hai chính phủ. Về quan hệ kinh tế, Nhật Bản cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy hòa bình và phồn vinh ở CA-TBD dưới vai trò lãnh đạo chung của Nhật Bản và Mỹ. Hai bên đã đồng ý về ý nghĩa quan trọng của việc thiết lập các mối quan hệ xây dựng và hợp tác với Trung Quốc và về sự hợp tác Nhật - Mỹ trong các vấn đề toàn cầu như

36

chống chủ nghĩa khủng bố, chống tội ác, hợp tác với Nga,…Để đảm bảo an ninh về kinh tế và quân sự Nhật Bản phải tăng cường hợp tác với Mỹ, nhất là trên lĩnh vực an ninh Nhật - Mỹ và thực hiện phòng vệ chuyên trách của lực lượng phòng vệ.

Như vậy quan hệ an ninh - chính trị giữa Mỹ và Nhật Bản sau Chiến

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)