Việc giải quyết các vấn đề kinh tế

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001) (Trang 43)

Thứ nhất là giải quyết cuộc khủng hoảng ở Nhật trong những năm 90:

Hầu như suốt trong những năm 90 Chính phủ Nhật Bản đương đầu với tình trạng trì trệ kinh tế ở Nhật Bản. Trong những năm 1990, nền kinh tế bong bóng Nhật Bản sụp đổ và không đủ sức phục hồi, dư luận Tokyo cho rằng đây là “thập niên mất mát”. Trong hai năm 1997-1998, tình trạng này đã biến thành một cuộc suy thoái làm trầm trọng thêm và kéo dài cuộc khủng hoàng tài chính ở châu Á. Để phá vỡ chu kì này và nổi lên như một nền kinh tế đáng tin cậy và mang tính cạnh tranh, đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng của khu vực, Mỹ cho rằng chính phủ Nhật Bản phải bắt đầu bằng biện pháp kích thích tài chính cải cách tài chính. Đồng thời Nhật Bản cũng phải kiên quyết phá vỡ mạng lưới những quy định, quy chế và các thị trường đóng cửa làm tăng trưởng chậm lại. Chính phủ Mỹ đã nhiều lần khẳng định sự ủng hộ đối với những mục tiêu trên của Nhật Bản. Những hiệp định giữa Mỹ với Nhật Bản đòi hỏi Nhật Bản phải tuân theo những luật lệ và quy chế không phân biệt đối xử, rõ ràng minh bạch, nới lỏng buôn bán và phân phối đầu tư có hiệu quả. Tháng 5/1998, Mỹ đã đề xuất và kí kết với Nhật Bản Hiệp định tăng

44

cường hủy bỏ quy chế hóa. Mỹ hi vọng nếu được thi hành đầy đủ, những biện pháp này sẽ đem lại các cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu và người lao động ở Mỹ. Mỹ cũng sẽ tiếp tục yêu cầu Nhật Bản chấp nhận các chính sách nhằm khuyến khích sự tăng trưởng trong nước do nhu cầu phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

Thứ hai là vấn đề hợp tác Mỹ - Nhật trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam Á. Sau nhiều năm phát triển

với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định các nước Đông Nam Á vẫn áp dụng chính sách gắn đồng nội tệ với đồng USD và tạo nên một hệ thống tỉ giá hối đoái cố định ở Đông Nam Á. Vì vậy, khi đồng USD lên giá mạnh đã gây áp lực phá vỡ chế độ tỉ giá hối đoái cố định này, đồng thời làm rối loạn thị trường tài chính trong khu vực, đẩy các nước này vào khủng hoảng tài chính. Thái Lan là nước đầu tiên rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng tài chính. Đứng trước thách thức của cuộc khủng hoảng châu Á, mục tiêu của Mỹ là giúp ổn định tài chính. Chiến lược của Mỹ có bốn nhân tố chủ yếu:

Một là, ủng hộ cải cách kinh tế ở các nền kinh tế Đông Á; Hai là, hiệp

đồng với các cơ quan tài chính quốc tế theo hướng xây dựng để ổn định tài chính và khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế để thu hút số tư bản

cần thiết cho việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế; Ba là, đảm bảo trên cơ sở

song phương, dùng viện trợ tài chính nhân đạo và khi cần thiết dùng viện trợ

tài chính khẩn cấp; Bốn là, thúc giục Nhật Bản và các cường quốc kinh tế

hàng đầu khác có các biện pháp tích cực nhằm đạt được sự tăng trưởng toàn cầu.

Từ cách thiết kế chiến lược này, Mỹ đã từng bước khôi phục được vị trí lãnh đạo của họ trong nền kinh tế CA-TBD. Khi cuộc khủng hoảng tài chính có nguy cơ lan rộng ra ngoài khu vực, Mỹ đã tích cực cộng tác với IMF, Ngân hàng thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác để giúp ổn định thị trường

45

tài chính Đông Á, khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế và thực hiện đến cùng những cuộc cải cách cần thiết nhất cho các nền kinh tế bị thiệt hại với mục tiêu là hỗ trợ các nước trong khu vực khắc phục nhanh nhất khủng hoảng và tạo cơ sở cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững cho các nước này. Cuộc khủng hoảng này đã để lại những hậu quả to lớn đối với các nước Đông Á mặc dù Mỹ và Nhật Bản đã đưa ra các biện pháp như chương tình hỗ trợ tài chính cả gói thông qua Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước Đông Á sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác của Mỹ với châu Á. Sự khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa Mỹ với các nước châu Á đã làm cho Mỹ phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản và Nhật Bản không bỏ lỡ cơ hội nâng cao địa vị của mình.

Như vậy những biện pháp tài chính tiền tệ của Mỹ áp dụng với khu vực CA -TBD trong thời gian qua thực sự có hiệu quả đối với Mỹ, đặc biệt là trong việc lợi dụng triệt để ưu thế và vai trò của họ trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Mỹ hi vọng là sau cuộc khủng hoảng, một kết cấu kinh tế xã hội mới sẽ hình thành ở châu Á và theo đó sự kiểm soát về kinh tế, chính trị của Mỹ đối với khu vực sẽ tăng lên. Do đó các biện pháp tài chính tiền tệ mà Mỹ sử dụng đối với khu vực CA-TBD cũng chính là một phần trong chiến lược tổng thể của Mỹ thời kì sau Chiến tranh Lạnh, nhằm xây dựng trật tự thế giới mới do Mỹ làm bá chủ. Mỹ đã khéo lợi dụng tình trạng suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước Đông Á để thể hiện vai trò của mình thông qua các khoản cho vay, hoặc bảo lãnh cho các nước trong khu vực. Sự trợ giúp này, tuy cũng chính là cứu giúp cho nền kinh tế Mỹ, song nó cho thấy sự nhanh nhạy và tiềm lực của Mỹ trước sự chậm trễ của Nhật Bản - nước vốn được xem như cái đầu của con chim nhạn.

46

Nói tóm lại quan hệ kinh tế của hai nước trong những năm sau Chiến tranh Lạnh đã được tăng cường cả bề rộng lẫn bề sâu, phản ánh nhu cầu thực tại của hai nền kinh tế, sự cấu kết chặt chẽ giữa hai giới kinh doanh góp phần thức đẩy nền công nghiệp của hai siêu cường phát triển. Trong tiến trình này, Nhật Bản ngày càng tỏ ra ưu thế của mình và trở thành đối thủ cạnh tranh số một của Hoa Kỳ. Theo một số dự báo trong thập kỷ tới, doanh số buôn bán và đầu tư song phương vẫn tiếp tục tăng lên song thặng dư mậu dịch có thể giảm xuống đối với phía Nhật Bản bởi sự tăng cường sức ép từ phía Hoa Kỳ. Nhật Bản vẫn phải tiếp tục mở cửa thị trường và giảm bớt hàng rào thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Từ những năm đầu thập kỷ 90, Nhật Bản thực sự là “kẻ bán hàng” còn Hoa Kỳ là người mua. Nói cách khác, nếu một cuộc chiến tranh kinh tế xảy ra giữa hai siêu cường thì Nhật Bản khó giành phần thắng vì họ là người bán hàng. Tất nhiên cũng có người cho rằng nguy cơ của một cuộc chiến tranh mậu dịch là có thực bởi vì tình hình quốc tế sau Chiến tranh Lạnh và khả năng kinh tế của Nhật Bản đã tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ đã bị suy giảm. Bởi vậy trật tự của buôn bán song phương do Hoa Kỳ áp đặt trong nhiều thập niên qua với Nhật Bản sẽ bị thay đổi. Cả hai cường quốc đều muốn củng cố vị trí của mình trên trường quốc tế sau Chiến tranh Lạnh. Dù còn có những cọ xát về lợi ích song cả hai nước vẫn mong muốn tìm kiếm các cơ hội để hòa giải với nhau.

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ nhật sau chiến tranh lạnh (1991 2001) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)