Các giải pháp tầm vĩ mô.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 32)

3. Những vướng mắ c khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân 1 Nhũng khó khăn đối với hoạt động huy động vốn ở các DN Nhà nước.

1.1. Các giải pháp tầm vĩ mô.

1.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quán lý tài chỉnh ở doanh nghiệp Nhà nước.

- Nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích DNNN chủ động huy động và tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.

+ Mở rộng các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp như phát hành trái phiếu, đa dạng hóa hình thức phát hành trái phiếu ... Đồng thời có có qui chế giám sát chặt chê để bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư.

+ Cải tiến hệ thống thuế, hệ thống tín dụng, cơ chế lãi suất tạo điều kiện cho DNNN tham gia vào thị trường vốn với tư cách là chủ thể của thị trường này, cụ thể:

Đoi với hệ thong thuế: Nghiên cứu bãi bỏ tiền thu sử dụng vốn vì các DNNN chu sớ hữu là Nhà nước vốn là vốn của Nhà nước như vậy đứng trên góc độ chủ sở hừu không ai lại thu tiền sử dụng vốn vào ngay vốn của mình bó ra. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay phần lớn các DNNN đang bị thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, khả năng tích luỹ chưa cho lợi nhuận sau thuế còn ít nhu cầu bổ sung vốn còn lớn do vậy không nên thu khoản thu này. Trong thực tế hiện nay tống số tiền thu vào sử dụng vốn và NSNN hàng năm là không đáng kể, bỏ khoản thu này DNNN sẽ có thêm điều kiện tích luỹ phát triển sản xuất.

Đổi với hệ thống tín dụng: Đặc biệt chú ý đến hình thức tín dụng thuê mua. Nghị định 64/CP mới là phác tháo ban đầu cần phải hoàn thiện và bô sung, nâng cao tính chất pháp lý của văn bản nếu cần có thế ban hành Luật thuê tài chính bên cạnh Luật ngân hàng, cần phải có các biện pháp để khuyến khích cả hai bên đi thuê và cho thuê.

+ Cho phép các Tổng công ty thành lập các công ty tài chính đế chu động thu hút vốn từ bên ngoài và đe thuận lợi cho việc điều hòa vốn giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty.

- Tăng cường quyền tự chú tự chịu trách nhiệm về vốn và tài sản sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp:

+ Cho phép DNNN sử dụng linh hoạt các loại vốn quĩ kinh doanh được chuyển đổi CO' cấu tài sản từ tài sản cố định sang tài sán lưu động và ngược lại.

+ Cho phép các doanh nghiệp chủ động nhượng bán thanh lý nhừng tài sản cố định nằm ngoài tài sản phục vụ mục tiêu kinh doanh chính và tài sản đặc biệt được Nhà nước quán lý đê thu hồi vốn phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mới.

+ Doanh nghiệp Nhà nước được cầm cố thế chấp tài sản đế huy động vốn.

1.1.2. Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.

+ Sáp nhập các doanh nghiệp nhò đế tạo ra các doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh về tài chính khắc phục tình trạng phân tán manh mún có qui mô quá nhó.

+ Kiên quyết mạnh dạn sử lý các doanh nghiệp kinh doanh thu lỗ kéo dài, mất vốn bằng cách sáp nhập hoặc tuyên bố phá sản đế tập trung vốn cho các DNNN khác.

+ Sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước: Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước cần phải khống chế 100% thì Nhà nước phải có kế hoạch bổ xung vốn lưu động để tạo cho doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần phải khống chế 100% tiến hành cố phần hóa đe tạo vốn doanh nghiệp, Nhà nước giữ cố phần đu

khống chế doanh nghiệp phần còn lại có thế bán cho cán bộ công nhân viên và những người bên ngoài có nhu cầu mua cồ phần.

1.1.3. Các giải pháp về tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ nhất, đối với một số khoản tín dụng và dự án xin vay cùa các doanh nghiệp Nhà nước nên thay thế điều kiện tài sản thế chấp bằng tín chấp hoặc bảo lãnh. Qui chế bảo lãnh nên bỏ điều kiện người xin bảo lãnh phải thế chấp tài sản tại ngân hàng bảo lãnh. Cho vay bằng thế chấp ci áp dụng với doanh nghiệp có tính hình tài chính vừng chắc có quan hệ lâu dài với ngân hàng, vay trả sòng phang.

Thứ hai, ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tín dụng cho phù hợp khá năng mở rộng tín dụng của từng ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu thu mua, đầu tư trung và dài hạn, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Lúc nhu cầu vốn tăng là biểu hiện kinh tế đã phát triển. Điều chỉnh hạn mức tín dụng trong "tầm tay" của NHNN tin chắc rằng công cụ này sẽ phát huy kịp thời đê đáp ứng nhu cầu vốn cho DNNN đó cũng là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ha, qui định lãi suất cho phù hợp với tình hình thực tế cua nền kinh tế.

Thứ tư, phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cho DNNN.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w