0
Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Những vướng mắc trong việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 27 -27 )

3. Những vướng mắ c khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân 1 Nhũng khó khăn đối với hoạt động huy động vốn ở các DN Nhà nước.

3.1. Những vướng mắc trong việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn.

Hình thức huy động vốn bằng cách vay ngân hàng đã thể hiện rất nhiều nhược điểm đòi hỏi doanh nghiệp Nhà nước phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Tuy nhiên để đa dạng hoá hình thức huy động vốn thì trước hết phải có các nguồn vốn và cơ chế pháp lý đế điều chế hướng dẫn hoạt động vốn từ các nguồn này. Hiện nay việc huy động vốn từ các

nguôn ngoài nguôn tín dụng ngân hàng đang gặp phải những khó khăn:

- Huy động vốn từ nguồn chủ sở hữu: Nguồn vốn hình thành vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp Nhà nuóc (DNNN) bao gồm nguồn từ ngân sách Nhà nước và nguồn từ lợi nhuận đe lại. Nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) hiện nay chủ yếu sử dụng đe thành lập mới các doanh nghiệp và bổ xung vốn lưu động cho một số doanh nghiệp trọng điểm. Ngân sách Nhà nước cấp cho các DNNN đang có xu hướng giảm dần. Do vốn ít, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém lợi nhuận phải trích đế nộp khoản thu sử dụng vốn cho NSNN do đó lợi nhuận đế lại dùng việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước sản xuất nhỏ. Vì vậy, việc huy động vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước từ các nguồn hình thành vốn chú sở hữu của DNNN là rất khó khăn.

- Huy động vốn từ thị trường chứng khoán: DNNN huy động vốn từ thị trường chứng khoán chủ yếu bàng cách phát hành trái phiếu công ty. Nghị định 120 /CP ngày 17/9/1994 cho phép các DNNN phát hành trái phiếu đê huy động vốn nhưng đến nay chưa có DNNN nào phát hành trái phiếu đế huy động vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do nước ta chưa thành lập được thị trường chứng khoán đe thúc đấy việc mua bán trái phiếu, các văn bản pháp lý hướng dẫn được phát hành trái phiếu công ty còn thiếu và chưa hoàn thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các DNNN kém do đó nguôi mua trái phiếu rất thận trọng lo ngại công ty bị phá sản.

- Huy động vốn từ nguồn tín dụng thuê mua: Hiện nay chúng ta đã có một số công ty cho thuê tài chính ra đòi như: Công ty thuê mua và đầu tư của VietCombank, công ty tín dụng thuê mua của Vietindebank, công ty thuê mua và tư vấn của ngân hàng nông nghiệp và phát triến nông thôn Việt Nam, công ty thuê tài chính Kexin, công ty liên doanh và thuê tài chính Việt Nam (Vinalease). Hình thức tín dụng thu mua còn mang tính chất thử nghiệm ở nước ta, cả nước mới chỉ có Vietnamairline sử dụng đê thuê máy bay. Nguyên nhân do các hình thức này còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh của các công ty còn chưa biết hoặc chưa có kinh nghiệm về loại hình dịch vụ này, môi trường pháp lý còn so sài chưa đồng bộ đã gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động của các công ty cho thuê tài chính.

- Ngoài ra, doanh nghiệp Nhà nước còn có the huy động vốn bằng cách huy động từ các nguồn tín dụng nhà cung cấp, tạm ứng của khách hàng,... nhưng các hình thức này cũng gặp phải một số khó khăn do qui mô vốn cùa các doanh nghiệp ở nước ta nhó lại luôn ở trong tình trạng thiếu vốn.

3.1.2. Những khó khăn về tín dụng đoi với doanh nghiệp Nhà nước.

Tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng nhất đối với DNNN. Hiện nay việc huy động vốn từ nguồn này đang gặp phải những khó khăn sau.

Thứ nhất, thế lệ tín dụng qui định đơn vị vay vốn phái thế chấp tài sản hoặc được báo lãnh cua người thứ ba đu thấm quyền người được bảo lãnh phải thế chấp tài sản cho người bảo lãnh. Điều này làm cho nhiều DNNN khó có thê vay được vốn từ ngân hàng nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Đây không chỉ là ý kiến từ phía DNNN mà cả của một số cán bộ tín dụng "nhận khoán" mức cho vay họ nói rằng trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vay đế xây dựng mới thì làm gì có tài sản để thế chấp.

Thứ hai, đe kiểm soát hoạt động tín dụng và lượng tiền cung ứng, Ngân hàng Nhà nước qui định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại và trên cơ sở hạn mức tín dụng được duyệt ngân hàng thương mại phân phổ hạn mức tín dụng cho các Tồ chức kinh tế (khách hàng) cả hai loại hạn mức tín dụng trên đều xây dựng cho một thời gian dài (thường là 1 năm) do vậy dù DNNN có đù các điều kiện vay vốn nhưng nếu hạn mức tín dụng không còn thì cũng không thể vay được vốn tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, chính sách lãi suất chưa thế hiện rõ vai trò là đòn bẩy kinh tế chưa thực sự điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Chính sách lãi suất có thay đồi nhưng thay đối còn chậm so với biến động của giá cả. Hiện nay lãi suất ngắn hạn là 1,5%/ tháng lãi suất trung và dài hạn là 1,55%/ tháng. Mức lãi suất này vẫn còn cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận (khá năng sinh lời) của nhiều DNNN với mức lãi suất đó không mấy DNNN có thể vay đủ vốn của ngân hàng đế sử dụng tiền vay có hiệu quả và trả nợ phần vay đúng hạn. Chính vì lãi suất đầu ra của ngân hàng cao nên hạn chế qui mô tín dụng, hạn chế khả năng vay vốn của DNNN, trong khi đó các DNNN luôn ở trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Một nghịch lý khác là hiện nay các ngân hàng thương mại chỉ huy động vốn ngắn hạn mà khước từ cacs khoản tiền gùi dài hạn trong khi nền kinh tế đang bị thiếu vốn dài hạn. Rút cuộc ngân hàng thương mại (NHTM) tồn một lượng khá lớn vốn ngắn hạn trong khi đó "mặt hàng" vốn dài hạn được nhiều doanh nghiệp hỏi mua mà không có.

Thứ tư, năng lực và trình độ chuyên môn của một số cán bộ tín dụng trong các NHTM hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế nhất là các NHTM ở quận huyện, thù tục cho vay vốn còn rườm rà đối với khách hàng và thường chậm chễ so với yêu cầu thời gian cần cấp vốn sản xuất kinh doanh.

3.1.3. Những khó khăn về cơ chế quản lý tài chính DNNhà nước.

Mặc dù, cơ chế quản lý tài chính ở DNNN đã được đổi mới rất nhiều nhưng vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn cho việc huy động vốn của DNNN. Cụ thế là:

- Cơ chế quản lý tài chính hiện nay chưa xác định được rõ ràng quyền về tài sản, quyền sớ hữu cua doanh nghiệp đối với vốn. Cơ chế quản lý tài chính ở DNNN còn phức tạp rườm rà không tại ra được tính linh hoạt trong hoạt động huy động vốn đặc biệt là sử dụng tài sản đế thế chấp.

- Việc Nhà nước qui định DNNN chỉ được huy động vốn với tồng mức dư nợ không vượt quá vốn điều lệ. Trong tình hình hiện nay điều này chưa phù hợp vì hiện nay việc huy động vốn bàng cách tăng vốn chủ sở hữu của DNNN là rất khó khăn do NSNN eo hẹp, tích luỳ từ hoạt động kinh doanh nhỏ doanh nghiệp chu yếu huy động vốn bằng cách vay ngân hàng mà hiện nay nợ cúa DNNN đã vượt xa vốn tự có do đó nếu qui định tống mức vốn huy động không được vượt quá vốn điều lệ thì rất ít DNNN có khả năng huy động được vốn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra nghịch lý DNNN bị thiếu vốn trầm trọng, ngân hàng thừa hàng ngàn tỷ đồng.

3.1.4. Những khó khăn từ phía doanh nghiệp Nhà nước.

- Doanh nghiệp nhỏ công nợ lớn. Tài sản thế chấp cua doanh nghiệp có giá trị nhó, công nghệ lạc hậu so với thế giới nếu có rủi ro xảy ra thì việc phát mại của ngân hàng rất khó khăn. Ngân hàng chỉ có the cho doanh nghiệp vay một số lượng vốn bằng với vốn tự có cùa doanh nghiệp nếu vượt quá vốn tự có thì nếu có rủi ro xảy ra thì ngân hàng là người phái gánh chịu các rủi ro mất mát. Do đó DNNN rất khó có thế vay một lượng vốn lớn, đê có thế tăng lượng vốn vay thì mấu chốt vấn đề là phải tăng được vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

- Hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN hiện nay là rất thấp tình trạng lãng phí thất thoát vốn sảy ra còn phổ biến dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Điều này làm giám đốc các NHTM e ngại khi đặc bút ký cho các DNNN vay vốn.

- Công tác kế hoạch hóa tài chính trong các DNNN còn rất yếu. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính chất buôn chuyến do đó rất khó xác định được nhu cầu vốn cho một thời kỳ dài hạn làm cho hoạt động huy động vốn thường xuyên bị động do đó nhiều khi đê huy động được vốn doanh nghiệp phải chấp nhận được chi phí vốn lớn.

-Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài chính của doanh nghiệp còn rất yếu về trình độ chuyên môn nhất là các nghiệp vụ huy động vốn mới như là tín dụng thuê mua, phát hành trái phiếu.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 27 -27 )

×