2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là một phần rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, một phần lớn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể từ năm 2001đến năm 2005 tổng lượng vốn sử dụng trên 85600 tỷ đồng, bình quân hàng năm bằng 125%, riêng năm 2006 đạt trên 30000 tỷ đồng bằng 137,8% so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2005 có 2.280 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,2% tồng số dự án thực hiện đầu tư trong năm, trong đó 48 dự án nhóm A chậm tiến độ, chiếm 11,54% tồng số các dự án nhóm A thực hiện đầu tư trong năm; năm 2006 có 3.595 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,1%, trong đó có 25 dự án nhóm A (8,28%); năm 2007 có 3.979 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,9%, trong đó có 19 dự án nhóm A (7,88%).
Hơn thế nữa, thù tục tiến hành còn rắc rối với nhiều giấy tờ nên dẫn đến giái ngân chậm và giảm tiến độ.
2.2. Vốn lưu động bỗ sung
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 lượng hàng tồn trừ tại các doanh nghiệp nhà nước là tương đối lớn chiếm tỷ trọng cao trong tông nguồn vốn của doanh nghiệp khoảng từ 20% đến 25% và đang có xu hướng giảm đần qua các năm . Đây là một tín hiệu tốt, nó thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp nhà nước đang trên đà phát triến, việc sản xuất và tiêu thụ ngày một thuận lợi.
Hơn nữa, hiện nay rất nhiều ngân hàng thương mại đã cho vay hồ trợ vốn lưu động bô sung cho các doanh nghiệp Nhà nước. Chính vì vậy mà đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triên của các doanh nghiệp Nhà nước.
2.3. vốn đầu tư phát triển khác.
2.3.1. Đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học công nghệ
Đây là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nhưng thực tế vẫn chưa được chú trọng đầu tư, các hoạt động này chỉ chiến khoảng từ 1 % đến 3% tồng lượng đầu tư của doanh nghiệp.Hầu hết các DN mới đầu tư khoảng 0,2-0,3% doanh thu cho nghiên cứu khoa học, đối mới công nghệ (tỉ lệ này ở Hàn Quốc là 10%, Àn Độ là 5%). Mặc dù Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã có điều khoản quy định DN được trích tới 10% lợi nhuận trước thuế đế lập quỹ phát triển KHCN nhưng hầu hết DN không thực hiện. Nhà nước vẫn đang khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư vào lĩnh vục này đe phần nào tăng cường cho nền công nghệ vốn đang còn lạc hậu của nước ta
2.3.2. Đau tư phát triến nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là động lực quan trọng nhất, là nhân tố chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy đầu tư phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp. Hàng loạt các tồng công ty nhà nước, các tập đoàn đã và đang mở những lớp đào tạo ngay tại chính doanh nghiệp mình tạo ra một lực lượng lao động có đầy đủ chuyên môn phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp và ngoài ra còn cung cấp cho nhùng doanh nghiệp khác cùng địa bàn. Đây là một hướng đầu tư tích cực đang được nhà nước khuyến khích bằng nhiều chính sách cụ the như nghị định 143 CP cua chính phu ban hành ngày 15/6/2005 về việc tổ chức đào tạo nhân lực tại các doanh nghiệp...
2.3.3. Đau tư phát triền tài sản vô hình
Trong thời đại kinh tế thị trường đang phát triển ngày một hoàn thiện như ngàv nay tài sản vô hình của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng. Nó quyết định khả năng tiêu thụ của sản phẩm và giá cả của chúng trên thị trường. Vì lẽ đó hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước đang đầu tư rất mạnh tay đế nâng cao giá trị tài sản vô hình trong doanh nghiệp bao gốm: thương hiệu, hoạt động marketing, quảng cáo phân phối... chiếm khoảng từ 18% đến 22% tổng lượng đầu tư của doanh nghiệp. Tuy vậy, hiện nay thì việc định giá tài sản vô hình tương đối phức tạp vì nó không phải là một yếu tố có thể định lượng cụ thế như những tài sản khác.
2.3.4. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
Việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác đang dần trở thành một xu hướng mới trong chiến lược phát triển cua các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, một bộ phận lớn các doanh nghiệp thực hiện liên doanh liên kết tạo thành những tập đoàn lớn mạnh như tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Pertrolimex v.v...
Ngoài ra, một xu hướng khác đang hình thành và ngày càng phát triến mạnh mẽ đó là đầu tư ra nước ngoài. Đây là một hướng đi mới, là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam, nó khẳng định các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng lớn mạnh đủ tiềm lực kinh tế đế kinh doanh ớ những thị trường mới, không chi quấn quanh ớ “ao làng” nữa.
3. Những vướng mắc - khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân.3.1. Nhũng khó khăn đối với hoạt động huy động vốn ở các DN Nhà nước.