Những khó khăn trong việc huy động và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 30)

3. Những vướng mắ c khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân 1 Nhũng khó khăn đối với hoạt động huy động vốn ở các DN Nhà nước.

3.2. Những khó khăn trong việc huy động và sử dụng vốn.

Mặc dù sau nhiều năm đối mới hoạt động huy động và sử dụng vốn ở doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, hoạt động huy động vốn trong doanh nghiệp Nhà nước còn một số vấn đề tồn tại sau:

Thứ nhất, hình thức huy động vốn chủ yếu là đi vay đã dẫn tới các hậu quả sau:

+ Công nợ của doanh nghiệp Nhà nước đã vượt xa mức bình thường của hoạt động kinh doanh và có nguy cơ mất khá năng thanh toán. Đối với nhiều doanh nghiệp Nhà nước, theo báo cáo của Tổng cục doanh nghiệp thì tồng số nợ phải thu của doanh nghiệp Nhà nước gấp nhiều lần so với vốn lưu động của doanh nghiệp.Nợ khó đòi và nợ khoanh lại (thực chất là nợ không có khả năng thu hồi) chiếm 46,1% vốn lưu động hiện có của doanh nghiệp. Tống số nợ phải trả của doanh nghiệp là 279376 tỷ đồng gấp 3 lần số nợ phải thu và bằng 4,1 lần số vốn kinh doanh của doanh nghiệp - số nợ này lớn hơn GDP năm 1996 (năm 1996, GDP của nước ta là 251000 tỷ đồng). Tông số nợ cua doanh nghiệp TƯ là 259160 tỷ đồng, bằng 3,2 lần nợ phải thu và bằng 5 lần vốn kinh doanh. Doanh nghiệp địa phương có số nợ là 25215 tỷ đồng, bằng 2,2 lần nợ phải thu và 1,4 lần vốn kinh doanh. Do công nợ quá lớn, hàng năm, doanh nghiệp Nhà nước phải dành một tỉ lệ doanh thu khá lớn trả lãi và nợ cho Ngân hàng, do đó, làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất thấp. Năm 1995, tỷ lệ lợi nhuận/vốn là 19,3% trong khi đó lãi suất tín phiếu kho bạc Nhà nước là 21%.

+ Do chú yếu vay vốn ớ ngân hàng dẫn đến việc cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp bị phụ thuộc vào ngân hàng. Biểu hiện ở chỗ ngân hàng có loại vốn nào thì vay được loại vốn đó; có vốn ngắn hạn thì vay được vốn ngắn hạn, có vốn dài hạn thì vay được vốn dài hạn. Khi nào mà các điều kiện cho vay dễ dàng thì vay được nhiều, khi nào điều kiện cho vay khó khăn thì doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng vì không vay được vốn. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu lí giải cho tình trạng thiếu vốn trầm trọng ở các doanh nghiệp Nhà nước trong năm qua.Do phụ thuộc vào ngân hàng nên doanh nghiệp không xây dựng được một cơ cấu vốn tối ưu với chi phí vốn rẻ nhất mà phái chấp nhận mức lãi suất do ngân hàng đưa ra. Mức lãi suất này thường khá cao.

Thứ hai: Tốc độ gia tăng vốn huy động cho doanh nghiệp Nhà nước giảm dần do tốc độ gia tăng của hai nguồn vốn chủ yếu là vốn tín dụng và vốn Ngân sách Nhà nước bị giảm mạnh.

+ Tốc độ gia tăng cua tín dụng nội tệ giám từ 36,48% năm 1992 xuống còn 18,2% năm 1994.

+ Tốc độ gia tăng của vốn tín dụng nội tệ giám từ 116,12% năm 1992 xuống còn 34,07% năm 1994.

Đối với nguòn vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp cho doanh nghiệp Nhà nước bị giảm từ 8,5% GDP năm 1988 đến năm 1994 là 0,5% GDP.

Ta thấy một vấn đề rất mâu thuẫn là trong khi tốc độ tăng trưởng cua nền kinh tế nước ta tăng với tốc độ cao, thì hoạt động sản xuất kinh doanh của cá doanh nghiệp cũng tăng nhanh, do đó nhu cầu vốn cùa doanh nghiệp cũng tăng nhanh đe bảo đảm yêu cầu tăng trường, mớ rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tốc độ gia tăng lượng vốn huy động đê đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại bị giảm. Qua đó, ta thấy ràng hiệu quả huy động vốn ngày càng giảm, doanh nghiệp ngày càng thiếu vốn trầm trọng.

Thứ ba, trong cơ cấu của vốn huy động được thì chủ yếu là vốn ngắn hạn, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn dài hạn để đồi mới dây chuyền công nghệ, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước.

Nguyên nhân: các hình thức huy động vốn dài hạn như thuê tài chính, phát hành cô phiếu, trái phiếu... chưa được áp dụng rộng rãi ở nước ta. Doanh nghiệp phải huy động vốn bằng cách vay ngân hàng nhưng ngân hàng dư thừa vốn ngắn hạn nhưng thiếu vốn dài hạn.

Tóm lại: trong 10 năm thực hiện đổi mới, hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề tồn tại như các hình thức huy động vốn chưa được đa dạng hoá, chu yếu vốn đế kinh doanh, chưa xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu, chi phí vốn cao, mới đáp ứng được một phần nhu cầu vốn ngắn hạn, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn dài hạn... Những nguyên nhân đó dẫn đến tình trạng doanh nghiệp n bị thiếu vốn trầm trọng trong những năm qua. vấn đề đặt ra là phải khắc phục được những tồn tại này đê thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước phát triển, xứng đáng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w