C ần Thơ, ngày tháng năm
3.4 Thành phần năng suất và năng suất hạt
3.4.1 Năng suất hạt
Kết quả Hình 3.6 và Phụ bảng 3.10 cho thấy năng suất hạt bầu Kurume ở
biện pháp ngắt đọt không có sự khác biệt qua phân tích thống kê so với không ngắt đọt và dao động từ 0,28-0,31 tấn/ha. Mặc dù biện pháp ngắt đọt có làm tăng số trái trên cây, nhưng do có nhiều trái nên cây không thể tập trung dinh dưỡng cho tất cả
các trái, vì vậy có nhiều trái bị thối, héo hơn thế nên không làm tăng năng suất hạt. Qua đó có thể thấy, khi trồng bầu Kurume làm giống có thể không ngắt đọt sẽ ít tốn
công ngắt đọt hơn mà vẫn cho năng suất hạt tương đương ngắt đọt. Đây là chỉ tiêu mà dựa vào nó ta có thể chọn ra biện pháp canh tác bầu Kurume phù hợp.
Bên cạnh đó, các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung có sự khác biệt qua
phân tích thống kê. Trong đó, khi sử dụng dinh dưỡng Nyro (ngâm hạt + tưới gốc + phun lá) có năng suất hạt cao nhất (0,41 tấn/ha) cao hơn gần 1,5 lần so với Kina
RisoplaV+ Phân cá Dinh dưỡng 2,37 B 3,69 A 3,15 A 3,21 A 1 2 3 4 5 Đối chứng Nyro Kina R206+ R204 S in h k h ố i (k g /c ây ) 4,22 A 1,99 B Ngắt đọt Không ngắt đọt Ngắt đọt
38
R206+R204 (0,29 tấn/ha), Risopla V+Phân cá (0,30 tấn/ha) và gần 2 lần so với
không sử dụng dinh dưỡng bổ sung (0,19 tấn/ha). Kết quả này cũng phù hợp với đặc
tính của giống được công ty mô tả từ 0,2-0,4 tấn/ha (Kurume Vegetable Breeding
Co, 1996 trích bởi Triệu Minh Tường 2010). Hiệu quả từ việc sử dụng dinh dưỡng
Nyro có thể được giải thích do Nyro với hoạt chất chính là Brassinolide có chức năng tăng cường phẩm chất trái, làm tăng năng suất hạt đồng thời cũng làm tăng
chất lượng và tỉ lệ hạt nảy mầm của hạt giống (Hayat et al., 2011).
Hình 3.6 Năng suất hạt (tấn/ha) của bầu Kurume ở biện pháp ngắt đọt và các biện
pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại
học Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2011-2012.
3.4.2 Kích thước hạt
Kết quả Bảng 3.9 cho thấy kích thước hạt (chiều dài và chiều rộng) của bầu
Kurume ở các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung có sự khác biệt qua phân tích
thống kê. Trong đó, nghiệm thức Nyro có kích thước hạt lớn hơn so với đối chứng nhưng chiều dài hạt không cao hơn RisoplaV+Phân cá và chiều rộng hạt kém hơn
so với Risopla V+Phân cá. Đây cũng là chỉ tiêu góp phần gia tăng trọng lượng hạt,
từ kết quả này có thể thấy dinh dưỡng Nyro vẫn cho hiệu quả cao trong việc gia
0,5 Kina R206+ R204 RisoplaV+ Phân cá N ăn g s u ất h ạt ( tấ n /h a) 0,19 C 0,41 A 0,27 B 0,30 B 0,1 0,2 0,3 0,4 Dinh dưỡng Đối chứng Nyro 0,28 0,31 Ngắt đọt Không ngắt đọt Ngắt đọt
39
tăng kích thước hạt hơn so với đối chứng, ngoài ra Risopla V+ Phân cá cũng gia tăng kích thước hạt hiệu quả.
Bảng 3.9 Kích thước hạt (cm) của bầu Kurume ở các biện pháp sử dụng dinh dưỡng
bổ sung, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, vụ Đông
Xuân 2011-2012.
Dinh dưỡng Chiều dài hạt Chiều rộng hạt
Đối chứng 1,52 c 0,75 d Nyro 1,62 a 0,79 b Kina R206+204 1,55 bc 0,78 c Risopla V+ Phân cá 1,59 ab 0,80 a Mức ý nghĩa ** ** CV (%) 2,21 1,38
Trong cùng một cột, các chữ số có mẫu tự theo sau giống nhau thì không qua phân tích thống kê **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: không khác biệt.
3.4.3 Trọng lượng trung bình 100 hạt
Kết quả Hình 3.7 và Phụ Bảng 3.11 cho thấy trọng lượng trung bình 100 hạt
loại 1 và loại 2 ở các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung có sự khác biệt qua
phân tích thống kê. Trong đó, các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung (Nyro,
Kina R206+204, Risopla V+ Phân cá) đều không khác biệt nhau, cao hơn gần 20% so với đối chứng và có sự chênh lệch về trọng lượng trung bình 100 hạt của hạt loại
1 và hạt loại 2 từ 27,29-31,17% ở các nghiệm thức. Từ đó cho thấy hiệu quả của
việc sử dụng dinh dưỡng bổ sung trong việc gia tăng trọng lượng hạt, kết quả này cũng phù hợp với chỉ tiêu kích thước hạt vì khi hạt to hơn cũng góp phần làm tăng
40
Hình 3.7 Trọng lượng trung bình 100 hạt (g) của bầu Kurume ở các biện pháp sử
dụng dinh dưỡng bổ sung, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2011-2012.
Hình 3.8 Phân biệt 2 loại hạt giống bầu Kurume, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2011-2012.
3.4.4 Tỷ lệ nảy mầm
Hạt bầu lúc mới gieo tỷ lệ nảy mầm khi ngâm nước, ngâm với Nyro, ngâm với
Kina R206 lần lượt là 76%, 88%, 86% (Phụ bảng 5.13). Kết quả Hình 3.9 và Phụ
bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu Kurume lấy từ các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức sử dụng
Nyro cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (97,5%), kế đến là nghiệm thức sử dụng Kina
11,94 B 14,73 A 13,92 A 14,03 A 9,38 B 11,23 A 10,93 A 10,54 A 8 10 12 14 16 Hạt loại 1 Hạt loại 2
Đối chứng Nyro Kina R206+R204 Risopla V+Phân cá
T r ọ n g l ư ợ n g tr u n g b ìn h 1 0 0 h ạt (g ) Dinh dưỡng
41
R206+R204 (91,83%), nghiệm thức sử dụng Risopla V+Phân cá (91%) và thấp nhất là đối chứng (85,83%).
Kết quả trên cho thấy tỷ lệ hạt nảy mầm ở các nghiệm thức đều khá cao (trên 85%), tỷ lệ nảy mầm cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để giúp hạt bầu giống Kurume đạt tiêu chuẩn làm gốc ghép. Trong đó, dinh dưỡng Nyro có hiệu quả nhất
trong việc giúp nâng cao tỷ lệ hạt nảy mầm. Có thể dinh dưỡng Nyro đã có hiệu quả
trong việc giúp cây sinh trưởng tốt hơn, gia tăng năng suất, trọng lượng hạt từ đó
cũng góp phần nâng cao chất lượng hạt giống. Hiệu quả từ việc sử dụng dinh dưỡng
Nyro có thể do công dụng hoạt chất Brassinolide như đã giải thích ở chỉ tiêu tổng năng suất hạt. Trong một nghiên cứu của Hayat và ctv., (2011) cũng cho thấy có
một mức độ Brassinolide cao được tìm thấy trong hạt có thể đã giúp hạt nảy mầm
tốt hơn. Bên cạnh đó, ngoài Nyro thì các dinh dưỡng R206+R204 và Risopla
V+Phân cá đều giúp nâng cao tỷ lệ nảy mầm hơn so với đối chứng.
Hình 3.9 Tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt bầu Kurume ở các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung khi thu hạt kết thúc thí nghiệm, trại Thực nghiệm Nông
nghiệp, Đại học Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2011-2012.
85,83 C 97,50 A 91,83 B 91,00 B 80 85 90 95 100 Dinh dưỡng
Đối chứng Nyro Kina R206+R204 Risopla V+Phân cá
T ỷ lệ n ảy m ầm ( % )
42
3.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ * Tổng chi * Tổng chi
Kết quả Bảng 3.10 cho thấy tổng chi ở biện pháp ngắt đọt cao hơn 10,82% so
với không ngắt đọt. Lý do là khi canh tác bầu ngắt đọt sẽ tốn thêm chi phí công lao
động. Trong các nghiệm thức sử dụng dinh dưỡng bổ sung thì tổng chi của Nyro và Kina R206+R204 chênh lệch không nhiều, thấp nhất là đối chứng (35,107 triệu đồng/ha/vụ) và cao nhất là Risopla V+Phân cá (41,317 triệu đồng/ha/vụ).
* Tổng thu
Tổng thu từ biện pháp ngắt đọt là 91,950 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 11% so với không ngắt đọt (Bảng 3.10). Tổng thu của các nghiệm thức tùy thuộc vào hai yếu tố: năng suất và giá bán. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tổng thu thì chưa đủ cơ sở để khẳng định hiệu quả kinh tế của một phương thức sản xuất.
Đối với biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung thì nghiệm thức Nyro cho
tổng thu cao nhất (121,500 triệu đồng/ha/vụ), cao hơn 50% so với nghiệm thức
Kina R206+R204, 34,32% so với nghiệm thức Risopla V+Phân cá và 115,43% so với đối chứng. Việc sử dụng chất dinh dưỡng bổ sung đã làm tăng năng suất hạt
giống bầu Kurume đồng thời cũng làm tăng thu nhập, trong đó cao nhất là nghiệm
thức Nyro.
* Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận từ biện pháp ngắt đọt cao hơn không ngắt đọt 11,45% nhưng chi phí đầu tư cho biện pháp này lại cao hơn nên đã kéo tỷ suất lợi nhuận tương đương
với không ngắt đọt (1,11). Từ đó có thể thấy canh tác bầu không ngắt đọt vừa hạn
chế chi phí sản xuất, vừa không tốn công ngắt đọt mà hiệu quả kinh tế đạt được vẫn tương đương so với ngắt đọt.
Bên cạnh đó, nghiệm thức Nyro cho lợi nhuận cao nhất (79,626 triệu đồng/ha/vụ), cao hơn gần 1,8 lần so với nghiệm thức Risopla V+Phân cá (45,233
triệu đồng/ha/vụ), 2 lần nghiệm thức Kina R206+R204 là 39,936 triệu đồng/ha/vụ
và 4 lần so với không sử dụng dinh dưỡng bổ sung (19,193 triệu đồng/ha/vụ). Tỷ
43
tổng thu và lợi nhuận, tức cao nhất là nghiệm thức Nyro (1,97), kế đến là nghiệm
thức Risopla V+Phân cá, Kina R206+R204 và thấp nhất vẫn là Đối chứng (0,55).
Mục đích của sản xuất nông nghiệp là tối đa hóa lợi ích thu được, do đó nông dân sẽ chọn lựa phương pháp và mức đầu tư phù hợp nhất sao cho thu được lợi ích
tối đa. Việc tính lợi nhuận cho mỗi nghiệm thức chỉ là bước trung gian trong phân
tích kinh tế của các chỉ tiêu nông học. Nghiệm thức có lợi nhuận cao nhất không
phải luôn là sự khuyến cáo về hiệu quả kinh tế cao nhất mà cần thiết phải dựa vào mức đầu tư hiệu quả nhất để chọn lựa. Giá trị tỷ suất lợi nhuận biên tế được dùng để đo lường lợi nhuận khi có sự thay đổi đầu tư nhằm đánh giá số tiền lời thu được từ
một đồng vốn đầu tư tăng thêm so với ban đầu; tỷ suất lợi nhuận biên tế được xác định bằng phần lợi nhuận tăng thêm chia cho mức chi phí tăng thêm khi ta hay đổi
từ nghiệm thức có mức đầu tư thấp nhất sang nghiệm thức được đầu tư cao hơn.
Kết quả Bảng 3.10 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận biên tế tăng khi có thay đổi
cách thức sản xuất. Sự chọn lựa cao nhất vẫn là nghiệm thức Nyro (12,95), tức là
khi đầu tư thêm một đồng vốn cho việc sử dụng Nyro thì nông dân sẽ thu được 12,95 đồng lời so với đối chứng, kế đến là Kina R206+R204 (5,38) và cuối cùng là Risopla V+Phân cá (3,25).
Qua kết quả phân tích đầu tư này cho thấy biện ngắt đọt tuy có làm tăng lợi
nhuận nhưng không hiệu quả vốn đầu tư tăng thêm, nên có thể trồng bầu Kurume
không cần ngắt đọt vẫn đạt hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, dinh dưỡng Nyro cho
hiệu quả kinh tế cao nhất, và có mức đầu tư chênh lệch không nhiều so với Đối
chứng và thậm chí còn thấp hơn nghiệm thức Risopla V+Phân cá. Do đó, khi canh
tác bầu Kurume làm gốc ghép ở Thành phố Cần Thơ, vụ Đông Xuân thì việc không
ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng Nyro bổ sung có thể là phương án sản xuất có hiệu
44
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế sản xuất hạt giống bầu Kurume ở biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học
Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2011-2012.
Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha/vụ Nghiệm thức Tổng chi Tổng thu Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận biên tế Không ngắt đọt 39.241 82.725 43.485 1,11 - Ngắt đọt 43.485 91.950 48.465 1,11 - Đối chứng 37.207 56.400 19.193 0,52 - Nyro 41.874 121.500 79.626 1,90 12,95 Kina R206+R204 41.064 81.000 39.936 0,92 5,38 Risopla V+Phân cá 45.217 90.450 45.233 1,00 3,25
45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
Biện pháp ngắt đọt:
- Không ảnh hưởng lên trọng lượng trung bình trái, kích thước trái, năng suất
trái thương phẩm và năng suất hạt bầu Kurume.
- Làm tăng 31,7% số trái trên cây, 25,23% trọng lượng trái trên cây và 15,86% tổng năng suất trái so với không ngắt đọt.
- Tạo sự khác biệt lớn về các chỉ tiêu nông học (chiều dài chồi, số lá trên chồi) so với không ngắt đọt.
Biện pháp sử dụng các loại dinh dưỡng bổ sung:
- Sử dụng Nyro làm tăng chu vi trái 37,31% so với đối chứng.
- Tổng năng suất trái, năng suất trái thương phẩm khi sử dụng Nyro làm tăng
gấp 2 lần so với đối chứng.
- Năng suất hạt của nghiệm thức sử dụng Nyro đạt cao nhất (cao hơn
115,79% so với đối chứng), kế đến là Kina R206+R204 và Risopla V+Phân cá ( cao
hơn 52,63% và 57,89% so với đối chứng).
- Nyro có tác động tốt lên tỷ lệ nảy mầm của hạt, cho tỷ lệ cao nhất và tăng
13,6% so đối chứng, kế đến là Kina R206+R204 và Risopla V+Phân cá.
Biện pháp ngắt đọt có kết hợp dinh dưỡng bổ sung:
Khi sử dụng Nyro dù không ngắt đọt hay ngắt đọt thì tổng năng suất trái và
năng suất trái thương phẩm đều đạt cao nhất và cao hơn so với đối chứng. Thêm
vào đó, hiệu quả kinh tế từ biện pháp không ngắt đọt cũng tương đương so với ngắt đọt cho thấy trồng bầu Kurume làm giống không cần ngắt đọt vẫn có hiệu quả.
ĐỀ NGHỊ
Trong canh tác bầu Kurume lấy hạt cung ứng cho việc làm gốc ghép vụ Đông Xuân tại Thành phố Cần Thơ không cần ngắt đọt và sử dụng Nyro (ngâm
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHU THỊ THƠM, PHẠM THỊ LÀI VÀ NGUYỄN VĂN TÓ. 2006. Phương pháp
chọn giống cây trồng. NXB Lao Động. Trang 10-11.
ĐINH PHI HỔ. 2003. Kinh tế Nông Nghiệp-Lý thuyết và Thực tiễn. NXB Thống
Kê. Trang 101-134.
ĐỒNG THANH LIÊM. 2001. So sánh hiệu quả các kỹ thuật tỉa nhánh trên năng suất dưa hấu phường Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ, vụ Xuân Hè 2001. Tiểu luận tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Đại học Cần Thơ.
ĐỖ THỊ HUỲNH LAM. 2006. Trắc nghiệm một số gốc tháp bầu lên sự sinh trưởng cây dưa lê (Cucumis melon L.) tại xã Long Tuyền, thành phố Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2005. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Khoa Nông
nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ.
HAYAT S. AND A. AHMAD. 2011. Brassinosteroids: A Class of Plant Hormone.
LÂM THẾ VIỄN. 1978. Sổ tay chọn, bảo quản và kiểm nghiệm giống cây trồng ở cơ sở sản xuất. NXB TP. Hồ Chí Minh. Trang 69-71.
LÊ ĐÔNG PHƯƠNG. 2008. Ảnh hưởng của mật độ trồng lên năng suất hạt giống
bầu Kurume 3 làm gốc ghép vụ Xuân Hè 2007. Luận văn Tốt nghiệp Kỹ sư
Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
LÊ THỊ CẨM THI. 2009. Ảnh hưởng của Calcium Cloride, Gibberellic acid và NAA xử lý trước thu hoạch đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái mận hồng đào đá sau thu hoạch. Luận văn Tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt. Tủ sách Đại
47
LÊ THỊ THÚY KIỀU. 2012. Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của dưa lê Kim cô nương ghép trồng trong chậu. Luận văn Tốt nghiệp Kỹ sư Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ, Trang 29.
LÊ THỊ THỦY. 2000. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ghép trong sản xuất cà chua trái vụ. Luận án Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Hà Nội.
LÊ THIỆN TÍCH. 2002.Ảnh hưởng của vị trí để trái trên năng suất dưa hấu Xuân
Lan 130. Tiểu luận Tốt nghiệp Kỹ sư Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ. LÊ VĂN HÒA và NGUYỄN BẢO TOÀN. 2005. Giáo trình sinh lý thực vật. Khoa
Nông nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ. Trang 129-258.
MAI THỊ PHƯƠNG ANH. 1996. Rau và trồng rau. Giáo trình Cao học Nông
nghiệp. Viện KHKT NN Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trang 191- 216.
MAI VĂN QUYỀN, NGUYỄN MẠNH CHINH VÀ NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA.
2005. Giống cây trồng. NXB Nông nghiệp. Trang 11-32.
NGUYỄN MẠNH CHINH. 2007. Sổ tay trồng rau an toàn. NXB Nông nghiệp TP.
Hồ Chí Minh. Trang 86-90.