Chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu kurume, vụ đông xuân 20112012 (Trang 38)

C ần Thơ, ngày tháng năm

2.2.3Chỉ tiêu theo dõi

- Ghi nhận:

+ Ngày gieo, trồng, bắt đầu ra hoa cái đầu tiên và kết thúc thu trái, số lần

thu trái, thời gian từ khi thu trái tới khi lấy hạt.

+ Theo dõi tình hình thiệt hại do sâu (bù lạch, rầy mềm, sâu ăn tạp, dòi

đục lá-trái,...), bệnh (chết cây con, chạy dây, đốm lá, thán thư,...).

- Sinh trưởng:

+ Chiều dài chồi dài nhất (cm): dùng thước dây đo từ gốc thân (khoảng 2 cm dưới lá của 2 tử diệp) đến đỉnh sinh trưởng của chồi dài nhất.

+ Số lá trên chồi dài nhất (lá): đếm từ lá thật thứ nhất (lá nhám) đến ngọn

(chiều dài phiến lá >2 cm).

+ Đường kính gốc thân (cm): đo bằng thước kẹp hai cạnh thẳng góc, tại

phần gốc cách 2cm bên dưới 2 tử diệp.

+ Kích thước trái (cm): dùng thước cây đo chiều cao trái và chiều rộng

hoành ở vị trí lớn nhất của trái lúc thu hoạch.

- Thành phần năng suất và năng suất trái:

+ Số trái trên cây (trái): đếm toàn bộ trái của lô qua các lần thu hoạch rồi

cộng tất cả các lần thu hoạch lại chia số cây trên lô.

+ Trọng lượng trung bình của trái (kg/trái): cân trọng lượng của từng trái

trên lô rồi cộng chung tất cả các lần thu hoạch lại chia cho số trái trên lô.

+ Trọng lượng trái trên cây (kg/cây): cân toàn bộ trái trên lô ở mỗi lần

thu hoạch (cân riêng trái thương phẩm và trái không thương phẩm), rồi cộng chung

tất cả các lần thu hoạch lại chia số cây trên lô.

+ Tổng năng suất trái (tấn/ha): cân toàn bộ trái trên từng lô ở các lần thu

hoạch rồi cộng chung tất cả các lần thu hoạch lại trên lô, sau đó quy ra năng suất

22

Năng suất trái /lô (tấn) x 10000 (m2) Tổng năng suất trái (tấn/ha) =

Diện tích lô (m2)

+ Năng suất trái thương phẩm (tấn/ha): cân những trái không sâu bệnh,

nứt, thối do nấm, ruồi đục trái,… trên từng lô ở các lần thu hoạch rồi cộng chung tất

cả các lần thu hoạch lại trên lô, sau đó quy ra năng suất trên 1 ha.

+ Sinh khối (kg/cây): cân toàn bộ cây (rễ, thân, lá) của riêng từng cây lúc

kết thúc thu hoạch trên từng lô rồi cộng chung tất cả các cây trên lô, sau đó chia cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số cây trên lô.

- Thành phần năng suất và năng suất hạt:

+ Năng suất hạt (tấn/ha): cân toàn bộ hạt của tất cả các trái trên lô sau khi

phơi, sau đó quy ra năng suất trên 1 ha.

+ Kích thước hạt: dùng thước kẹp đo chiều dài và rộng (cm) 5 hạt sau khi phơi của 2 loại hạt.

+ Phân loại hạt: dựa vào màu sắc và kích thước có thể chia thành 2 loại

hạt theo các nghiệm thức sử dụng dinh dưỡng:

 Loại 1: hạt già, màu nâu, vỏ hạt trơn láng, kích thước tương đương nhau (hạt được sàng qua rỗ có lỗ sàng 0,77 cm).

 Loại 2: hạt già, màu nâu, vỏ hạt sần, đường gân trên vỏ hạt nổi

rõ lên, kích thước hạt tương đương nhau và nhỏ hơn loại 1 (hạt được sàng qua rỗ

có lỗ sàng 0,69 cm).

+ Trọng lượng 100 hạt trên lô của 2 loại hạt (g/100 hạt): đếm và cân 100 hạt sau khi phơi bằng cân điện tử của 2 loại hạt.

+ Tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt: thử độ nảy mầm của 100 hạt tương ứng 4

nghiệm thức sử dụng dinh dưỡng bổ sung với 6 lần lặp lại, đếm số hạt nảy mầm trên từng nghiệm thức rồi quy ra tỷ lệ hạt nảy mầm.

- Hiệu quả kinh tế

Tổng thu nhập = Năng suất hạt (kg) x giá bán (1 kg hạt) tại thời điểm thu

23

Tổng chi phí: bao gồm tiền giống, màng phủ, phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật, công lao động (ngắt đọt, phun thuốc, …).

Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận =

Tổng chi phí

Lợi nhuận tăng Tỷ suất lợi nhuận biên tế =

Chi phí tăng

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu kurume, vụ đông xuân 20112012 (Trang 38)