Số lá trên chồi dài nhất

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu kurume, vụ đông xuân 20112012 (Trang 43)

C ần Thơ, ngày tháng năm

3.2.2Số lá trên chồi dài nhất

Số lá trên chồi dài nhất của bầu Kurume tăng dần từ lúc đem trồng đến lúc

kết thúc đề tài. Số lá dao động từ 2,6-2,9 lá ở 1 NSKT (Phụ bảng 5.2).Kết quả Bảng

3.3 cho thấy ở giai đoạn 28 NSKT có sự tương tác giữa biện pháp ngắt đọt và sử

dụng dinh dưỡng bổ sung, số lá trên chồi dài nhất khi trồng bầu không ngắt đọt kết

hợp dinh dưỡng Nyro cao nhất (27,75 lá) hơn gần 10% so với Kina R206+R204

(25,25 lá), Risopla V+Phân cá (25,5 lá) và 40,5% so với đối chứng (19,75 lá). Ở cây

bầu ngắt đọt thì số lá trên chồi dài nhất của các nghiệm thức Nyro (13,50 lá), Kina

R206+R204 (12,25 lá) và Risopla V+Phân cá (12,25 lá) đều cao hơn so với đối

chứng (9,50 lá). Nhìn chung, các nghiệm thức kết hợp không ngắt đọt hay ngắt đọt

với các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung đều giúp cây sinh trưởng tốt, cho số

lá nhiều hơn so với không sử dụng dinh dưỡng bổ sung. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) thì việc gia tăng số lá trong giai đoạn này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển trong giai đoạn ra hoa, đậu trái và tạo hạt về sau vì lá giữ vai trò quan trọng trong

việc tạo vật chất nuôi dưỡng cây. Có thể thấy số lá trên chồi dài nhất là điều kiện cơ

27

Bảng 3.3 Số lá trên chồi dài nhất (lá) của bầu Kurume ở biện pháp ngắt đọt và các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung ở 28 NSKT, trại Thực nghiệm

Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2011-2012.

Dinh dưỡng Không ngắt đọt Ngắt đọt Trung bình

Đối chứng 19,75 c 9,50 b 14,63 C Nyro 27,75 a 13,50 a 20,63 A Kina R206+R204 25,25 b 12,25 a 18,75 B Risopla V+Phân cá 25,50 b 12,25 a 18,88 B Trung bình 24,56A 11,88 B F (Ngắt đọt) F (Dinh dưỡng) F (Ngắt đọt*Dinh dưỡng) ** ** ** CV (%) 5,38

Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Đến 110 NSKT, số lá trên chồi dài nhất của cây bầu không ngắt đọt và cây bầu ngắt đọt có sự khác biệt qua phân tích thống kê (Hình 3.1 và Phụ bảng 3.1). Cây

bầu không ngắt đọt (86,39 lá) có số lá nhiều hơn gần 2,5 lần cây bầu ngắt đọt (33,56 lá). Điều này cho thấy chiều dài chồi dài nhất càng gia tăng thì số lá cũng tăng tương ứng. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hai

(2006).

Bên cạnh đó, đối với các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung ở giai đoạn

110 NSKT cũng có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Hình 3.1 và Phụ bảng 3.1

cho thấy nghiệm thức sử dụng Nyro có số lá trên chồi dài nhất cao (64,25 lá) tương đương với nghiệm thức sử dụng Kina R206+R204 (60,00 lá) và nghiệm thức sử

dụng Risopla V+Phân cá (62,13 lá), thấp nhất là đối chứng (53,13 lá). Có thể thấy

các biện pháp sử dụng dinh dưỡng bổ sung đều giúp tăng khả năng sinh trưởng của

cây trong việc gia tăng số lá. Theo Lê Thiện Tích (2002) thì số lá trên thân chính bị ảnh hưởng bởi biện pháp canh tác.

28

Hình 3.1 Số lá trên chồi dài nhất (lá) của bầu Kurume qua các giai đoạn sinh trưởng, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, vụ Đông Xuân

2011-2012.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu kurume, vụ đông xuân 20112012 (Trang 43)