Một vài kết quả nghiên cứu và ứng dụng về gốc ghép bầu bí

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu kurume, vụ đông xuân 20112012 (Trang 28)

C ần Thơ, ngày tháng năm

1.6Một vài kết quả nghiên cứu và ứng dụng về gốc ghép bầu bí

ỨNG DỤNG VỀ GỐC GHÉP BẦU BÍ

Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) công nghệ ghép được bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1927, ghép dưa hấu, dưa lê, khổ hoa,...trên gốc bầu bí nhằm hạn chế bệnh héo

rũ do nấm Fusarium oxysporium f.sp gây hại bộ rễ. Vì vậy, nhu cầu về cây ghép ngày càng cao, sản xuất cây giống ghép cần nhiều thời gian và số lượng lớn gốc

12

Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục,

mỗi năm mà cây con không bị chết héo do nấm Fusarium oxysporium f.sp. Dưa

ghép trên gốc bầu, bí là kỹ thuật trồng phổ biến ở các nước tiên tiến, ở nước ta chỉ có vùng Phú Tâm (Sóc Trăng) áp dụng phương pháp này trong sản xuất đại trà (Phạm Hồng Cúc, 2001). Năm 1920, người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp ghép để tránh bệnh héo do nấm Fusarium oxysporium f.sp trên cây

dưa hấu. Năm 1930, người ta sử dụng cây bầu hoặc cây bí để làm gốc ghép. Ở các

vùng miền bắc Nhật Bản, người dân thường sử dụng giống bầu nậm (Lagernaria)

để làm gốc ghép cho dưa hấu vì theo Kobayashi (1988) thì gốc bầu giúp vỏ dưa hấu

mỏng hơn, tăng hàm lượng đường nhiều hơn gốc ghép là bí ngô (Lê Thị Thủy,

2000). Nhờ sử dụng giống bầu (cucurbita ficifolia) làm gốc ghép cho cây dưa hấu

mà diện tích cây dưa hấu ở Nhật Bản tăng 59% năm 1930 so với năm 1929. Hơn thế

nữa, công nghệ này được người dân tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) ứng dụng để cứu nguy cho 5.000 ha dưa hấu bị bệnh héo Fusarium (He, 1988 trích bởi Nguyễn Minh Phú, 2007). Phương pháp này mở ra một hướng mới để phòng trừ các bệnh từ đất đối với cây rau, bởi vì 68% các trường hợp bị bệnh của rau là bệnh bắt nguồn từ đất

(Takahashi, 1984 trích bởi Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006).

Theo nghiên cứu của Yetiser và Sari (2000) thì khả năng sống sót của dưa

ghép trên gốc bí thấp nhất (65%), trong khi ghép trên gốc bầu có tỷ lệ sống sót là

95%, dưa ghép khi trồng ngoài đồng có trọng lượng trái tăng 148%, trọng lượng khô tăng 42-180%, số lượng và kích thước lá tăng 58-100% so với cây trồng bình

thường (trích bởi Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006). Cây ghép giữ được đặc tính của giống

muốn nhân, tăng hấp thu nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn giống,

chống lại những bất lợi của môi trường (Lê Thị Thủy, 2000).

Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999)trong mùa mưa dầm bất lợi nhất, trồng dưa

hấu ghép bầu Nhật 3 và bầu địa phương tại thị xã Bạc Liêu cho năng suất cao nhất

(15,02-15,19 tấn/ha), thấp nhất là bí Nhật và kế đến là đối chứng (trồng không ghép), nhưng độ Brix cao nhất là Bầu Nhật 3 (10,34%), thời gian tồn trữ tương đối

cao (11,6-13,1 ngày) dù trong điều kiện mưa liên tục trong những ngày trước khi

13

Giang cho năng suất trái thương phẩm cao nhất, khác biệt ý nghĩa thống kê so với

nghiệm thức đối chứng (trồng không ghép).

Theo Đỗ Thị Huỳnh Lam (2006) thì gốc ghép bầu Nhật có sức sinh trưởng

mạnh, tỷ lệ sống sót cao sau khi tháp (84,3%), tăng chiều dài và số lá trên thân, trọng lượng trái 0,86 kg/trái và năng suất 11,20 tấn/ha, ít bị bệnh chết cây (5,21%), độ ngọt rất cao (Brix = 11,63%). Còn gốc bầu địa phương (bầu thước) sinh trưởng

mạnh về thân, lá, tỷ lệ cây sau ghép cao 88%, trọng lượng trái trung bình 31% so với gốc bầu Nhật, độ ngọt kém (Brix = 8,60%), tỷ lệ bệnh chết cây khá cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(17,54%). Nguyễn Minh Phú (2007) đã kết luận: ngọn ghép dưa hấu trên gốc bầu

Kurume 1 và bầu địa phương tốt hơn gốc ghép bầu Kurume 2, bầu Kurume 3, bí địa phương và bí Nhật ở giai đoạn 10 ngày sau khi ghép. Tỉ lệ sống sau ghép ở giai đoạn 10 ngày cao nhất là gốc ghép bầu Kurume 1.

Ngày nay, nhu cầu cây ghép càng cao (0,6-1,0 tỷ cây/năm ở Nhật Bản) nhưng vật liệu quan trọng là giống bầu tốt như bầu Nhật chưa được trồng rộng rãi làm cho việc sản xuất cây ghép gặp nhiều khó khăn, không cung cấp đủ cây ghép cho người dân, dẫn đến giá thành cây ghép tăng cao (Lê Thị Thủy, 2000).

14

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: trại Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2011-2012.

- Thời gian: từ tháng 12/2011-05/2012 (vụ Đông Xuân 2011-2012).

2.1.2 Tình hình khí hậu

Nhiệt độ và ẩm độ tương đối ổn định. Trong suốt thời gian thí nghiệm nhiệt độ cao nhất là 28,60C vào tháng 4/2012 và thấp nhất là tháng 12/2011 (260C). Ẩm độ từ tháng 12/2011 đến tháng 05/2012 dao động trong khoảng 77-84%, cao nhất

vào tháng 05/2012 (84%), thấp nhất vào tháng 02 và tháng 03/2012 (77%). Lượng mưa có sự biến động khá rõ rệt, tháng 03/2012 lượng mưa đạt cao nhất (141,6 mm), và tháng 01/2012 lượng mưa chỉ đạt 1,2 mm.

Hình 2.1 Tình hình khí hậu trong thời gian thí nghiệm (tháng 12/2011-tháng 05/2012), tại Thành phố Cần Thơ (Đài Khí tượng Thủy văn Cần Thơ).

L ư ợ n g m ư a (m m ) N hi ệt đ ộ ( o C), Ẩ m đ ộ ( % ) Thời gian 26 26.4 27 28.1 28.6 79 78 77 77 79 84 28 0 20 40 60 80 100 12-2011 01-2012 02-2012 03-2012 04-2012 05-2012 0 40 80 120 160

15

2.1.3 Nguyên vật liệu

- Hạt bầu giống Kurume nguồn gốc từ công ty giống Kurume, Nhật Bản.

- Phân bón: NPK 16-16-16, hữu cơ vi sinh, vôi bột.

- Các loại dinh dưỡng: Nyro, Kina R206, Kina R204, Risopla V, Phân cá

(Super fish).

- Thuốc trừ sâu: Vertimec 1.8EC, Cyperan 10EC, Radiant 60SC, Basudin

10H, Confidor 700WG, kết hợp dầu khoáng.

- Thuốc trừ bệnh: Binyvil 80WP, Nuzole 40EC, Proplant 722SL, kết hợp

chất bám dính.

- Màng phủ nông nghiệp: khổ 1,2 m gồm 2 mặt màu đen và màu xám bạc.

- Vật liệu khác: cây làm giàn, dây chì, lưới làm giàn, thước dây, thước kẹp,

cân...

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ gồm 2 nhân tố

- Lô chính: biện pháp ngắt đọt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

K: không ngắt đọt, để nhánh tự nhiên.

N: ngắt đọt thường xuyên, khi thân có 5-6 lá. - Lô phụ: biện pháp sử dụng dinh dưỡng

1. Không sử dụng chất kích thích (đối chứng).

2. Nyro: ngâm hạt + tưới gốc + phun lá (Nyro).

- Ngâm hạt trong dung dịch Nyro 0,2 ppm khoảng 2 giờ.

- Tưới gốc với liều lượng 10 ml Nyro/16 lít/4 bình/lần ở giai đoạn 20 và 40 ngày sau khi trồng (NSKT).

- Phun lá với liều lượng 10 ml Nyro/16 lít/4 bình/lần ở giai đoạn 10, 30 và 50 NSKT.

3. Kina R206: ngâm hạt + tưới gốc, Kina R204 phun lá (Kina R206+R204).

16

- Tưới gốc với liều lượng 10 ml Kina R206/16 lít/4 bình/lần ở giai đoạn 20

ngày sau khi trồng (NSKT) và 40 NSKT.

- Phun lá với liều lượng 10 ml Kina R204/16 lít/4 bình/lần ở giai đoạn 10, 30

và 50 NSKT.

4. Risopla V tưới gốc, phân cá phun lá (Risopla V+Phân cá).

- Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 2 giờ.

- Tưới gốc với liều lượng 30 g Risopla V/ 300 m2/lần ở giai đoạn 20 ngày sau khi trồng (NSKT) và 40 NSKT.

17

Thí nghiệm là tổ hợp gồm 8 nghiệm thức với 4 lần lặp lại

Diện tích thí nghiệm: 300 m2 (12,6 m x 22,4 m). K1 K4 K3 K2 N2 N4 N3 N1 N2 N1 N3 N4 K3 K1 K2 K4 K2 K4 K1 K3 N1 N2 N4 N3 N3 N1 N2 N4 K3 K4 K1 K2 Chú thích: K: không ngắt đọt;N: ngắt đọt 1. Đối chứng 2. Nyro 3. Kina R206+R204 4. Risopla V+Phân cá

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử

dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu

Kurume, vụ Đông Xuân 2011-2012”, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại

học Cần Thơ. 1 2 ,6 m 0 ,8 m Lặp lại 2 Lặp lại 4 Lặp lại 3 1 ,6 m 24 m Lặp lại 1

18

(a) (b)

(c) (d)

Hình 2.3 Bầu Kurume trong thí nghiệm, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học

Cần Thơ, vụ Đông Xuân 2011-2012. (a)Không ngắt đọt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(b)Ngắt đọt

(c)Giai đoạn 28 NSKT

19

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

- Chuẩn bị đất: đất ruộng được vệ sinh kỹ lưỡng và phơi đất. Sau đó lên líp, líp cao trung bình 20 cm, rộng 0,8 m và lối đi 0,8 m, sử dụng màng phủ nông

nghiệp khổ rộng 1,2 m, phủ kín chân líp.

- Chuẩn bị cây con: sau khi ngâm hạt đã tiến hành gieo vào bầu đất và chăm

sóc cây con khoảng 10 ngày thì đem trồng.

- Trồng cây: cây con trong bầu đem trồng lúc chiều mát, khoảng cách các cây 2m, tưới Cyperan và Thần Hổ trước khi trồng cây con ra đồng, đào hốc sâu 5-7 cm và rộng 10 cm bón phân lót, xong rải một lớp đất mịn, rồi rải một lớp tro trấu

lên trên. Rải Basudin ngừa sâu ăn tạp, kiến cắn phá cây con.

- Chăm sóc

+ Tưới nước: giai đoạn từ khi gieo đến 10 ngày, dùng thùng có vòi búp

sen tưới đều trên mặt liếp (1-2 lần/ngày), khoảng cách tưới nhiều vào giữa trưa nắng

mạnh, sau đó cho nước vào rãnh tưới thấm định kỳ 3-4 ngày/lần.

+ Bón phân: Công thức phân: 120 kg N-150 kg P2O5-100 kg K2O/ ha (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Loại phân, lượng phân và thời gian bón cho bầu Kurume

Đơn vị tính: kg/ha

Ngày sau khi trồng

Loại phân Lượng phân Bón lót

20 40 60

Vôi bột 500 500 - - -

Phân hữu cơ 1500 1500 - - -

NPK(16:16:16) 750 187,5 187,5 187,5 187,5 Super lân 150 37,5 37,5 37,5 37,5

20 Bảng 2.2 Lịch sử dụng chất dinh dưỡng Ngày sau khi trồng Nghiệm thức Chất kích thích tăng trưởng Liều lượng Cách áp dụng

Nyro Nyro 333 ml/ha

Kina R206+R204 Kina R206 333 ml/ha

-2

Risopla V+Phân cá Risopla V 1.000 g/ha

Tưới đất

Nyro Nyro 333 ml/ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kina R206+R204 Kina R204 333 ml/ha

10

Risopla V+Phân cá Phân cá 1.000 ml/ha

Phun lá

Nyro Nyro 333 ml/ha

Kina R206+R204 Kina R206 333 ml/ha

20

Risopla V+Phân cá Risopla V 1.000 g/ha

Tưới gốc

Nyro Nyro 333 ml/ha

Kina R206+R204 Kina R204 333 ml/ha

30

Risopla V+Phân cá Phân cá 1.000 ml/ha

Phun lá

Nyro Nyro 333 ml/ha

Kina R206+R204 Kina R206 333 ml/ha

40

Risopla V+Phân cá Risopla V 1.000 g/ha

Tưới gốc

Nyro Nyro 333 ml/ha

Kina R206+R204 Kina R204 333 ml/ha

50

Risopla V+Phân cá Phân cá 1.000 ml/ha

Phun lá

+ Ra hoa: thời điểm 28-45 NSKT, thụ phấn cho hoa cái từ 16h00 đến

17h00.

+ Thu hoạch: thời điểm thu hoạch trái từ 80-110 NSKT khi trái màu xanh chuyển sang trắng, lá chân chuyển sang màu vàng. Đặc biệt, phần cuống nối với trái

thấy rõ những đường viền.

+ Sau thu hoạch: thu trái về để nơi thoáng mát cho hạt thật chín, khoảng 7 đến 10 ngày thì tách trái lấy hạt, rửa sạch để loại phần thịt dính vào hạt, sau đó xả

21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khô đồng đều. Phơi khoảng 4 đến 7 ngày, ẩm độ khoảng 9-10% thì phân loại hạt và bảo quản.

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi

- Ghi nhận:

+ Ngày gieo, trồng, bắt đầu ra hoa cái đầu tiên và kết thúc thu trái, số lần

thu trái, thời gian từ khi thu trái tới khi lấy hạt.

+ Theo dõi tình hình thiệt hại do sâu (bù lạch, rầy mềm, sâu ăn tạp, dòi

đục lá-trái,...), bệnh (chết cây con, chạy dây, đốm lá, thán thư,...).

- Sinh trưởng:

+ Chiều dài chồi dài nhất (cm): dùng thước dây đo từ gốc thân (khoảng 2 cm dưới lá của 2 tử diệp) đến đỉnh sinh trưởng của chồi dài nhất.

+ Số lá trên chồi dài nhất (lá): đếm từ lá thật thứ nhất (lá nhám) đến ngọn

(chiều dài phiến lá >2 cm).

+ Đường kính gốc thân (cm): đo bằng thước kẹp hai cạnh thẳng góc, tại

phần gốc cách 2cm bên dưới 2 tử diệp.

+ Kích thước trái (cm): dùng thước cây đo chiều cao trái và chiều rộng

hoành ở vị trí lớn nhất của trái lúc thu hoạch.

- Thành phần năng suất và năng suất trái:

+ Số trái trên cây (trái): đếm toàn bộ trái của lô qua các lần thu hoạch rồi

cộng tất cả các lần thu hoạch lại chia số cây trên lô.

+ Trọng lượng trung bình của trái (kg/trái): cân trọng lượng của từng trái

trên lô rồi cộng chung tất cả các lần thu hoạch lại chia cho số trái trên lô.

+ Trọng lượng trái trên cây (kg/cây): cân toàn bộ trái trên lô ở mỗi lần

thu hoạch (cân riêng trái thương phẩm và trái không thương phẩm), rồi cộng chung

tất cả các lần thu hoạch lại chia số cây trên lô.

+ Tổng năng suất trái (tấn/ha): cân toàn bộ trái trên từng lô ở các lần thu

hoạch rồi cộng chung tất cả các lần thu hoạch lại trên lô, sau đó quy ra năng suất

22

Năng suất trái /lô (tấn) x 10000 (m2) Tổng năng suất trái (tấn/ha) =

Diện tích lô (m2)

+ Năng suất trái thương phẩm (tấn/ha): cân những trái không sâu bệnh,

nứt, thối do nấm, ruồi đục trái,… trên từng lô ở các lần thu hoạch rồi cộng chung tất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cả các lần thu hoạch lại trên lô, sau đó quy ra năng suất trên 1 ha.

+ Sinh khối (kg/cây): cân toàn bộ cây (rễ, thân, lá) của riêng từng cây lúc

kết thúc thu hoạch trên từng lô rồi cộng chung tất cả các cây trên lô, sau đó chia cho

số cây trên lô.

- Thành phần năng suất và năng suất hạt:

+ Năng suất hạt (tấn/ha): cân toàn bộ hạt của tất cả các trái trên lô sau khi

phơi, sau đó quy ra năng suất trên 1 ha.

+ Kích thước hạt: dùng thước kẹp đo chiều dài và rộng (cm) 5 hạt sau khi phơi của 2 loại hạt.

+ Phân loại hạt: dựa vào màu sắc và kích thước có thể chia thành 2 loại

hạt theo các nghiệm thức sử dụng dinh dưỡng:

 Loại 1: hạt già, màu nâu, vỏ hạt trơn láng, kích thước tương đương nhau (hạt được sàng qua rỗ có lỗ sàng 0,77 cm).

 Loại 2: hạt già, màu nâu, vỏ hạt sần, đường gân trên vỏ hạt nổi

rõ lên, kích thước hạt tương đương nhau và nhỏ hơn loại 1 (hạt được sàng qua rỗ

có lỗ sàng 0,69 cm).

+ Trọng lượng 100 hạt trên lô của 2 loại hạt (g/100 hạt): đếm và cân 100 hạt sau khi phơi bằng cân điện tử của 2 loại hạt.

+ Tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt: thử độ nảy mầm của 100 hạt tương ứng 4

nghiệm thức sử dụng dinh dưỡng bổ sung với 6 lần lặp lại, đếm số hạt nảy mầm trên từng nghiệm thức rồi quy ra tỷ lệ hạt nảy mầm.

- Hiệu quả kinh tế

Tổng thu nhập = Năng suất hạt (kg) x giá bán (1 kg hạt) tại thời điểm thu

23

Tổng chi phí: bao gồm tiền giống, màng phủ, phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật, công lao động (ngắt đọt, phun thuốc, …).

Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận =

Tổng chi phí

Lợi nhuận tăng Tỷ suất lợi nhuận biên tế =

Chi phí tăng

2.2.4 Phân tích số liệu

- Nhập số liệu bằng chương trình Microsoft Excel.

24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Đông Xuân nên khí hậu tương đối thuận

lợi, nhiệt độ (260C-28,60C) và ẩm độ (77%-84%) tương đối ổn định, các tháng trong

vụ đều có mưa, giúp cung cấp lượng nước tưới cho cây. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lượng mưa giữa các tháng, có tháng lượng mưa rất thấp hoặc khá cao cùng với

sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm làm cho cây bị nứt thân chảy nhựa. Đặc biệt là mưa

tập trung nhiều và liên tục vào lúc cây bầu trổ hoa, tức 28 NSKT, làm giảm khả năng đậu trái (hoa bị dập, trái bị thối, nứt). Ngoài ra, thí nghiệm được thực hiện trên nền đất đã trồng dưa leo nên bị ảnh hưởng của sâu bệnh vụ trước và xung quanh khu vực thí nghiệm có trồng nhiều bầu, mướp nên vào giai đoạn thụ phấn bị ảnh

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu kurume, vụ đông xuân 20112012 (Trang 28)