Vai trò của các hoạt chất chính trong các chất dinh dưỡng

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu kurume, vụ đông xuân 20112012 (Trang 26)

C ần Thơ, ngày tháng năm

1.5.1 Vai trò của các hoạt chất chính trong các chất dinh dưỡng

GA3 (Gibberellin) là nhóm phytohoocmon được phát hiện thứ hai sau auxin.

GA3 có vai trò sinh lý như kích thích sinh trưởng kéo dài thân, lóng cây hòa thảo do

tác dụng lên pha giãn dọc của tế bào, ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây trồng và sự

phân hóa giới tính đực của các cây họ bầu bí, ảnh hưởng đến sự lớn lên của quả, ngăn cản quá trình rụng của các cơ quan (lá, hoa, quả) và làm chậm quá trình chín, quá trình già hóa của các cơ quan trên toàn cây (Lê Thị Cẩm Thi, 2009).

* NAA (Napthatelene acetic acid)

Theo Lê Văn Hòa và ctv. (2005) NAA là loại auxin tổng hợp được sử dụng

trong nông nghiệp có tác dụng như chất điều hòa sinh trưởng. NAA có nhiều tác

dụng sinh lý đến các quá trình sinh trưởng của tế bào, sự hình thành rễ, kìm hãm sự

rụng lá, hoa và trái. NAA là auxin có hiệu quả nhất để cải thiện sự duy trì trái trên cây cũng như làm tăng một số phẩm chất trái.

* Brassinolide

Brassinolide là một loại hoocmon thực vật thuộc nhóm chất kích thích tăng trưởng Brassinosteroids (BRs), thuật ngữ “brassinosteroid” bắt nguồn từ tiếng

Latin- Brassica napus L. Hầu hết các chất của lớp này đều được đặt tên tương tự,

xuất phát từ tên của cây mà từ đó chúng được phân lập hoặc xác định lần đầu tiên, BRs phổ biến rộng rãi trong tự nhiên và thường được tìm thấy trong thực vật ở rễ,

thân, lá, phấn hoa và hạt, đặc biệt có nhiều trong các cơ quan sinh sản (phấn hoa,

bao phấn và hạt) hoặc mô sinh trưởng (đỉnh chồi lá và ngọn rễ). Mitchell và ctv. (1970) sàng lọc gần 60 loại phấn hoa và một nữa trong số chúng khiến cây cải

Brassica napus tăng trưởng, được đặt tên là: Brassinolide (BL). Brassinolide có hoạt tính sinh học thúc đẩy tăng trưởng cây trồng, tăng tỉ lệ đậu trái, thúc đẩy trái to, nâng cao năng suất và chất lượng trái, tăng cường chất lượng hạt giống và tỉ lệ hạt

nảy mầm, đồng thời giúp cây trồng kháng lại điều kiện bất lợi của môi trường như điều kiện lạnh, mặn,…(Hayat et al., 2011).

10

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và sử dụng dinh dưỡng bổ sung lên năng suất, tỷ lệ nảy mầm của hạt bầu kurume, vụ đông xuân 20112012 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)