Phân tích SWOT đối với quá trình giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã cổ lũng – huyện phú lương – tỉnh thái nguyên (Trang 62)

Thuận lợi Khó khăn

- Hệ thống giao thông thuận lợi, giúp vận chuyển hàng hóa và giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận. - Cơ sở hạ tầng (trường học, y tế, công cộng, nhà văn hóa…) được xây dựng và phát triển.

- Hệ thống an ninh, vững mạnh. - Gần chợ, gần các xưởng sản xuất chế biến, nên việc thu mua sản phẩm NN và chăn nuôi được linh hoạt và đa dạng.

- Xã Cổ Lũng đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới điều này đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho người dân trong sản xuất cũng như buôn bán.

- Thiếu vốn: Tuy được nhà nước hỗ trợ vay vốn, nhưng thủ tục rườm rà, người dân chưa biết sử dụng hợp lý nguồn vốn vay làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

- Người dân không quan tâm đến việc tham gia tập huấn, nâng cao trình độ tay nghề, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

- Người dân bảo thủ khi trao đổi kinh nghiệm.

- Ý thức người dân chưa cao.

- Gần các mỏ than nên các chất thải làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống. Ảnh hưởng tới sức khỏe, cây trồng và vật nuôi.

Cơ hội Thách thức

- Giảm nghèo bền vững là giải pháp quan trọng để phát triển KT - VH - XH, nó là vấn đề cấp bách cần được giải quyết, được địa phương quan tâm và có các chính sách nhằm giảm nghèo bền vững..

- Bị thương lái ép giá, giá cả thường do thương lái chủ động đưa ra, thường là không đươc cao như trên thị trường.

- Chi phí đầu vào như vật tư NN, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc

- Thị trường ngày càng rộng lớn, nhu cầu đáp ứng lương thực thực phẩm, tăng mạnh là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển sản xuất. - Xã hội ngày càng phát triển, việc tiếp cận với các nguồn thông tin thị trường, giá cả sản xuất… ngày càng được tiếp cận nhanh chóng tới người dân, thông qua TV, sách báo, đài phát thanh, internet, v.v...

- Được nhà nước quan tâm, có cơ hội tiếp cận với các chính sách phúc lợi xã hội.

-Nhà nước quan tâm tới vấn đề việc làm, gắn với hỗ trợ vốn sản xuất cho người dân, thường xuyên mở các lớp dạy nghề, người dân có cơ hội tiếp cận nâng cao trình độ tay nghề của mình.

- Liên kết các nghành khoa học công nghệ với sản xuất và xây dựng,

BVTV, vật liệu xây dựng, chi phí đi lại, xăng dầu tăng cao, đầu ra không ổn định dẫn đến thu nhập bấp bênh. - Phải tự tìm kiếm thị trường, chưa có sự hỗ trợ hiệu quả từ địa phương. - Thiếu lao động NN, phần lớn LĐ thu hút vào các KCN, nên LĐ NN bị thiếu hụt, nên phải đi thuê LĐ.

- Tỷ lệ giảm nghèo nhanh chóng, nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Khoảng cách giàu nghèo còn phổ biến.

- Các chính sách được ban hành chồng chéo, việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả. Bên cạnh đó, 1 số chính sách còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, việc sửa đổi bổ sung còn chậm

- Sự liên kết của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông còn lỏng nẻo. Chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã cổ lũng – huyện phú lương – tỉnh thái nguyên (Trang 62)